Giải quyết các tình huống về thanh toán quốc tế

Giải quyết các tình huống về thanh toán quốc tế – Câu hỏi tự luận đề số 5

Câu hỏi:

1.Thông thường một L/C có bao nhiêu lần xuất trình? Hãy chỉ ra cụ thể.

2.Một ngân hàng có thể chỉ định ngay chính chi nhánh của mình ở nước ngoài để chiết khấu bộ chứng từ? Tại sao?

3.So sánh trách nhiệm của Ngân hàng xác định với Ngân hàng được chỉ định khi nhận được bộ chứng từ phù hợp.

4.Trong đơn mở L/C không thể hiện ngân hàng thông báo. Hỏi Ngân hàng phát hành và người yêu cầu phải làm gì?

5.Một sửa đổi L/C quy định: “Người thụ hưởng phải trả lời chấp nhận hay từ  chối sửa đổi trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi/ Là người thụ hưởng bạn phải làm gì để xuất trình cho phù hợp.

>>>>>>>>> Xem thêm: cơ sở để ngân hàng phát hành từ chối thanh toán

6.Bộ chứng từ được các ngân hàng kiểm tra tối đa là bao nhiêu ngày làm việc?

7.L/C quy định: “ Expiry date of L/C 05/08/09. Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng được chỉ định ngày 04/08/09. Ngày 05/08/09 Ngân hàng được chỉ định thông báo thiếu chứng từ. Ngày 06/08/09 người thụ hưởng xuất trình bổ sung đầy đủ, Ngân hàng được chỉ định chiết khấu bộ chứng từ, điện cho Ngân hàng phát hành và được hoàn trả. Do giá hàng nhập khẩu giảm mạnh, nên người yêu cầu kiên quyết không nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Người nhập khẩu làm như vậy có đúng không? Ai là người chịu rủi ro?

8.L/C yêu cầu xuất trình 03 bản sao B/L, nhưng người thụ hưởng lại xuất trình cả 03 bản gốc thì có được chấp nhận? quy định về lc trả chậm

9.L/C quy định điều kiện thương mại là CFR, latest date of shipment 10/08/09. Người thụ hưởng xuất trình B/L, in sẵn “received for shipment” ghi ngày 12/08/09 và ghi chú “Shipped on board date 09/08/09” thì có phù hợp?

10.Tại sao loại tiền bảo hiểm phải giống với loại tiền của L/C?

11.L/C có dẫn chiếu: “L/C này phát hành trên cơ sở hợp đồng thương mại số: 15/XK/09, ngày 10/08/09. Tuy nhiên, giữa hợp đồng và L/C có sự khác nhau về: khóa học kế toán trưởng

a/Trong hợp đồng: Aricle 10: Documents “Commercial Invoice in 03 Originals”.

b/Trong L/C:  Documents required: “Signed commercial Invoice in 03 Originals”.

Để lấy được tiền, người thụ hưởng phải xuất trình Invoice như thế nào?

12.Hãy viết tắt các từ sau theo thông lệ: Limited; International; Company; Lilos; Industry; Manufacture; Metric tons.

13.Cấm một B/L trên tay có ký hiệu:

a/Original

b/Duplicate học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tphcm

c/Triplicate

Ký hiệu nào được coi là bản gốc.

14.Ngân hàng nhận được L/C bằng điện, có khóa mã và có câu “mall confirmation to be the operative instrument”, sau đó nhận được xác nhận L/C bằng thư, nhưng nội dung L/C bằng điện và L/C bằng thư lại mâu thuẫn nhau. Hỏi:

L/C bằng điện hay bằng thư có giá trị thực hiện?

15.L/C quy định: “Giấy chứng nhận bảo hiểm cho 110% trị giá hàng hóa” nhưng người thụ hưởng lại xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm ghi 115 % giá trị hàng hóa. Hỏi người thụ hưởng có được thanh toán?

16.So sánh Clean collection với Remittance?

17.Các bên tham gia nhờ thu bằng tiếng Anh

18.Nếu nhờ thu không thu được tiền ở người nhập khẩu, thì trách nhiệm của ngân hàng nhờ thu đến đâu do đã không kiểm tả các chứng từ trước khi gửi đi?

19.Ngân hàng thu hộ làm gì khi nhận được điện của nhà xuất khẩu cho phép trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng? học kế toán trưởng

20.Trong bất kỳ nhờ thu nào cũng phải chỉ định ngân hàng xuất trình?

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế

Đáp án:

1.Có 2 lần xuất trình, đó là:

Xuất trình thứ nhất: Người thụ hưởng xuất trình cho Ngân hàng được chỉ định.

Xuất trình thứ hai: Ngân hàng được chỉ định xuất trình cho Ngân hàng phát hành.

2.Có thể. Vì các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập.

3.Ngân hàng xác nhận: Phải thanh toán hoặc chiết khấu miễn truy đòi 100% giá trị của L/C.

Ngân hàng được chỉ định: Có thể thanh toán hoặc chiết khấu miễn truy đòi hoặc truy đòi đến 100% giá trị của L/C.

4.Ngân hàng phát hành có thể liên hệ với người yêu cầu để làm rõ hoặc tự mình chọn Ngân hàng thông báo thích hợp mà không chịu trách nhiệm gì.

5.-Thông báo cho Ngân hàng phát hành về quyết định của mình trong vòng 7 ngày như yêu cầu của sửa đổi; hoặc khoa hoc ke toan truong

-Im lặng và thực hiện theo L/C gốc; hoặc

-Im lặng và thực hiện theo sửa đổi L/C.

6.Tối đa là 15 ngày làm việc.

Cụ thể: Ngân hàng được chỉ định 5 ngày, Ngân hàng xác nhận 5 ngày và Ngân hàng phát hành 5 ngày.

7.-Người nhập khẩu có quyền từ chối bộ chứng từ, vì xuất trình phù hợp quá hạn.

-Rủi ro thuộc Ngân hàng phát hành.

8.Có

9.Có

10.Nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

11.Xuất trình 03 bản gốc hóa đơn đã được ký.

  1. “Ltd”; “int’l”; “Co.”; “kgs”; “Ind”; “mfr”; “mt”.

13.Cả 3 được coi là bản gốc.

14.Trong trường hợp này, Ngân hàng thông báo phải yêu cầu Ngân hàng phát hành làm rõ. Người thụ hưởng có quyền từ chối thực hiện 2 L/C này chừng nào L/C bằng thư còn mâu thuẫn với L/C bằng điện.

15.Có chứng chỉ kế toán viên

16.a/Giống nhau: Nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hóa và bộ chứng từ trực tiếp cho nhà nhập khẩu.

b/Khác nhau: Trong chuyển tiền, nhà xuất khẩu chủ động trả tiền; còn trong nhờ thu trơn, nhà xuất khẩu chủ động đòi tiền bằng với hối phiếu, do đó áp lực phải trả tiền là cao hơn.

17.1/Principal:Người ủy thác

2/Ramitting bank: Ngân hàng nhờ thu

3/Collecting bank: Ngân hàng thu hộ

4/Presenting bank: Ngân hàng xuất trình

5/Drawee: Người thụ trái (người trả tiền)

18.Không chịu trách nhiệm gì cả

19.Không làm gì (coi như không có chỉ thị như vậy).

20.Không. Chỉ thị nào nhà nhập khẩu không là khách hàng của ngân hàng thu hộ.

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ liên quan, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tuy nhiên hiện nay xuất hiện các hiện tượng các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo, vì vậy,  bạn nên đọc thêm bài viết cảnh báo trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo để hiểu rõ hơn, nhận diện các dấu hiệu và lựa chọn địa điểm học uy tín.

5/5 - (3 bình chọn)

One Comment

  • Trang

    Dạ chỉ em lm bt tình huống này với ạ:
    L / C: 2021ABC2801123 ngày 28 tháng 4 năm 2021
    Số tiền: 130.500,00 USD
    L / C trả ngay
    Ngân hàng tư vấn: OCBC Shanghai
    Người thụ hưởng: Purple CouldCo., Ltd –HongKong
    Đơn vị đăng ký: Hung SangCo., Ltd
    Ngân hàng phát hành: ABC bank, Việt Nam
    Sau khi kiểm tra hồ sơ xuất trình, ngân hàng ABC đã thông báo cho người nộp hồ sơ về việc tuân thủ hồ sơ, sau đó Công ty TNHH Hùng Sáng đồng ý thanh toán và nhận hồ sơ đi giao.
    Ngân hàng ABC ghi nợ tài khoản của Hùng Sáng và chuyển tiền cho người thụ hưởng vào Thứ Sáu, ngày 11 tháng 6 năm 2021.
    Sáng ngày 12/7/2021, Hùng Sang đã làm thủ tục hải quan nhập khẩu và đóng container về kho, nhưng khi container đi qua máy cân, máy cho thấy trọng lượng của container rất nhẹ, không như bản chất của hàng hoá được đặt hàng.
    Hùng Sang lập tức khuyên ngân hàng ABC giữ tiền nhưng không được vì lệnh chuyển tiền đã tắt.
    Theo khuyến cáo của ngân hàng ABC, Hùng Sang đã yêu cầu SGS VN khảo sát thùng hàng trong khi mở thùng hàng này, và báo cáo điều tra cho thấy hàng hóa vận chuyển trong thùng không phải là hàng hóa do Hùng Sang đặt hàng.
    Ai chịu rủi ro trên? Tại sao?
    b. Vui lòng đề xuất các giải pháp để bảo vệ lợi ích của Người nộp đơn trong tương lai.
    C. Một lô hàng khác (2 container) cũng thanh toán ngay bằng L / C do Mây Tím gửi sẽ cập cảng Hải Phòng sau 2 ngày nữa, ngân hàng ABC chuẩn bị kiểm tra bộ chứng từ. Ở vị trí của ngân hàng ABC, bạn sẽ làm gì để bảo vệ lợi ích của nhà nhập khẩu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *