Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS

MSDS hay còn được gọi là bảng dữ liệu an toàn hóa chất được sử dụng nhằm mục đích hướng dẫn an toàn khi vận chuyển, hoặc di chuyển hàng hóa trong xuất nhập khẩu.

Vậy MSDS là gì? Tác dụng của MSDS? Nội dung và hướng dẫn sử dụng MSDS như thế nào? Cùng Kỹ năng xuất nhập khẩu tham khảo bài viết dưới đây:

1.MSDS là gì?

MSDS được viết tắt từ Material Safety Data Sheet có nghĩa là Bảng dữ liệu an toàn hóa chất là dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể. Bảng này nhằm phục vụ cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay cách xử lý an toàn nếu gặp phải nguy hiểm.

>>>>>> Xem thêm: PO (Purchase order) là gì? Những thông tin cần biết về PO

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS được cục anh ninh hàng không yêu cầu người thực hiện cung cấp nếu liên quan đến mặt hàng ngoài hóa chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước từ ngày 01/09/2015..

Khi cung cấp đủ chứng từ này, hàng hóa mới đủ điều kiện xuất khẩu ra Việt Nam và không có ngoại lệ hãng vận chuyển nào.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất không yêu cầu ở tất cả mặt hàng mà thường được yêu cầu cung cấp khi hàng hóa mang tính nguy hiểm, nhất là dễ cháy nổ. Một số sản phẩm dạng bột khác như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi khi cũng cần thực hiện giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng.

2.Tác dụng của MSDS

Bên cạnh việc thực hiện do yêu cầu của cơ quan chức năng, hoặc điều kiện vận tải, MSDS giúp ích rất nhiều trong hoạt động xuất nhập khẩu – logistics.

Giúp hỗ trợ phương áp xử lý và chọn phương thức vận chuyển phù hợp, không chỉ trong khâu vận chuyển mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp dễ hàng hóa, đặc biệt là khi găp sự cố bất ngờ.

Cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng vật liệu/hóa chất và các trường hợp bạn không tuân thủ các khuyến nghị, hướng dẫn xử lý trong quá trình thao tác.

Cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.

Cung cấp thông tin người hỗ trợ, ứng cứu khi xảy ra rủi ro.

Dễ nhận biết những triệu chứng phơi nhiễm quá mức và các đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Giúp các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu trong quá trình làm việc.

3.Nội dung MSDS

Thông tin nội dung MSDS bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS

MSDS hay còn được gọi là bảng dữ liệu an toàn hóa chất được sử dụng nhằm mục đích hướng dẫn an toàn khi vận chuyển, hoặc di chuyển hàng hóa trong xuất nhập khẩu.

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS

4.Hướng dẫn làm MSDS

Khi bạn nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm có tính độc hại, nguy hiểm sẽ được cơ quan chức năng hoặc đơn vị vận chuyển yêu cầu phải có MSDS. Người xuất khẩu (nhà cung cấp) là người có trách nhiệm phải làm MSDS.

Để làm được bộ MSDS đòi hỏi bạn phải hiểu biết về các thành phần của sản phẩm. Trong mỗi công ty đều có những kỹ sư, kỹ sư hóa chất tham gia lập MSDS.

Một MSDS bạn phải ghi đầy đủ các chỉ mục, và công ty bạn phải ký tên đóng dấu chịu trách nhiệm. Nên bạn cẩn thận bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu cho khách hàng, những con người lao động…

Phương án đáng tin cậy là bạn có thể tham khảo tại website Sciencelab.com để tìm MSDS phù hợp với loại hàng hóa mà bạn cần.

Hướng dẫn cách tra cứu MSDS có sẵn tại Sciencelab

Bước 1: Truy cập vào đường link sau:

http//www.sciencelab.com/msdsList.php

https://www.fishersci.com/

http://www.merckmillipore.com/

Bước 2: Dùng tổ hợp phím “Ctrl + F” để tìm theo tên sản phẩm bằng tiếng Anh có trong danh mục.

Bước 3: Bạn download file PDF và tham khảo nhé. 

Hi vọng thông tin về Nội dung chi tiết về Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS sẽ hữu ích với bạn!

>>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tại Hà Nội

Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *