Các bước giao dịch trong thương mại quốc tế

Trong giao dịch thương mại quốc tế, để có thể tìm kiếm được khách hàng phù hợp và có giao dịch “thuận mua vừa bán” thì cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu sẽ thực hiện những bước dưới đây.

>>>>>>> Xem thêm: Lập và ký phát hối phiếu với điều kiện thanh toán như thế nào

1.Hỏi hàng (Inquiry)

Hỏi hàng chính là bước quan trọng, ban đầu để 2 bên biết nhu cầu mua bán của nhau. Xét về khía cạnh thương mại thì đây chính là lời mời bước vào giao dịch, còn xét về khía cạnh pháp lý thì đây là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch.

Nội dung của hỏi hàng không giới hạn, cụ thể tuỳ thuộc vào người hỏi hàng. Về nguyên tắc thì cần thông tin gì thì hỏi về nội dung đó. Tuy nhiên, nhiều khi người mua sử dụng bước này để nghiên cứu, thăm dò thị trường.

Hỏi hàng thường không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi hàng, cho nên nó chủ yếu dùng để thăm dò thị trường.

2.Chào bán hàng (Offer)

Chào bán hàng là một thao tác nghiệp vụ quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Xét về thương mại đây chính là thể hiện ý chí muốn bán hàng của người bán theo các điều kiện mà người bán đã đưa ra, xét về mặt pháp lý thì chính là đề nghị ký kết hợp đồng của người bán theo các điều kiện đã nêu ra. Thông thường, chào hàng bao gồm các điều kiện cơ bản của một hợp đồng. Và mỗi chào hàng đều có thời hạn hiệu lực của đơn chào hàng. Thông thường có hai loại chào hàng chủ yếu được sử dụng đó là: Chào hàng cố định và chào hàng tự do. học logistics ở đâu

Chào hàng cố định: Thể hiện ý chí muốn bán hàng thực sự của người bán, được dùng trong trường hợp người bán chào bán một lô hàng cho người mua trong một khoảng thời gian ràng buộc; nếu người mua chấp nhận thì hợp đồng được ký kết.

Chào hàng tự do: Người bán chào bán hàng nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm cung cấp hàng hoá một cách chắc chắn và có thể chào bán cho nhiều người cùng một lúc, thường nhằm mục đích nhắc nhở và nghiên cứu thị trường.

3.Đặt mua hàng (Order)

Đặt mua hàng là một tác nghiệp giao dịch trong thương mại quốc tế, nó được sử dụng trong trường hợp khi mối quan hệ giữa hai bên mua bán đã có sự thông hiểu lẫn nhau từ trước, chẳng hạn như Hiệp định thương mại giữa các chính phủ và hợp đồng nguyên tắc, hoặc đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên.

Xét về mặt pháp lý thì đây chính là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua, còn nếu xét về khía cạnh thương mại thì đây chính là đề nghị mua hàng của người mua theo các điều kiện nêu ra trong đơn chào hàng.

4.Hoàn giá (Counter offer or order)

Hoàn giá là bước mặc cả về giá hoặc các điều kiện giao dịch khác, khi hoàn giá được thực hiện thì đề nghị giao kết hợp đồng trước đó coi như hết hiệu lực. Trong quá trình giao dịch, có thể không có bước hoàn giá; hoặc bước hoàn giá diễn ra nhiều lần trước khi hai bên đạt được thoả thuận. Hoàn giá trở thành đề nghị giá kết hợp đồng mới.

5.Chấp nhận (Acceptance)

Chấp nhận là một bước thể hiện sự đồng tình của bên nhận đề nghị ký hợp đồng do phía bên kia đưa ra, khi chấp nhận được thực hiện thì hợp đồng được thành lập. Tuy nhiên, để có hiệu lực tạo lập một hợp đồng thì chấp nhận phải đảm bảo các điều kiện tuỳ theo quy định của luật pháp các nước.

Theo Luật pháp Việt Nam thì các điều kiện đó là:

– Phải được chính người nhận đề nghị ký hợp đồng phát ra;

– Phải là sự đồng ý hoàn toàn và vô điều kiện;

– Phải được thực hiện trong thời gian hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng;

– Phải được truyền đạt đến người đề nghị ký hợp đồng.

– Phải theo hình thức mad luật yêu cầu. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

6.Xác nhận (Confirmation)

Sau khi giao dịch, hai bên cần xác nhận lại những nội dung đã thỏa thuận làm cơ sở để ký kết và thực hiện hợp đồng sau này. Có thể một bên chuẩn bị hai bản liệt kê những nội dung đã thỏa thuận, ký rồi gửi cho đối tác. Bên kia ký vào phần của mình, giữ lại một bản và gửi trả lại bên soạn thảo một bản.

Văn bản xác nhận có thể do hai bên cùng soạn, mỗi bên soạn một bản và ký, sau đó gửi cho bên kia xem và ký sau.

Mong bài viết của Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có thể giao dịch thanh toán quốc tế dễ dàng hơn.

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *