Các mức phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan năm 2019 (tiếp theo)

Đối với các nhà xuất nhập khẩu, việc coi trọng và thực hiện theo đúng quy định là một trong những nguyên tắc nghề nghiệp, bởi một khi vi phạm hậu quả sẽ khó lường trước được. Hình phạt đối với việc vi phạm không còn gói gọn trong việc phạt hành chính mà còn liên đới đến hình sự liên quốc gia.

>>>>>>> Xem thêm: mức phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan năm 2019

Dưới đây là một số mức phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan năm 2019 được quy định:

4.Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với:

  • Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với: quản trị nguồn nhân lực

  • Không bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng
  • Vi phạm các quy định về lập, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách
  • Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan

Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với: khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho doanh nghiệp

  • Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan xuất nhập khẩu gec có tốt không
  • Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật

Căn cứ Khoản 4 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với:

  • Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan

Căn cứ Khoản 5 Điều 10 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với:

  • Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm
  • Sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan diễn đàn kế toán trưởng
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm

5.Vi phạm quy định về giám sát hải quan

Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 8 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:

  • Thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật

Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 8 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với: lớp học xuất nhập khẩu

  • Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng
  • Tự ý phá niêm phong hải quan
  • Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan
  • Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan
  • Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan
  • Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại mà không thông báo cho cơ quan hải quan hoc ke toan online

Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 8 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với:

  • Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan
  • Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam

Căn cứ Khoản 4 Điều 11 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 8 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với:

  • Tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định

Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 8 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với:

  • Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định mà hàng hóa thuộc một trong các trường hợp:

– Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu;

– Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập – tái xuất.

Các mức phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan năm 2019

6.Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan

Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với:

  • Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định
  • Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính

Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với:

  • Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 7, 8, 9, 13 và Điều 14 Nghị định 127 và tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng
  • Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm và tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng

Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:

  • Đưa phương tiện vận tải nước ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định

Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với:

  • Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 7, 8, 9, 13 và Điều 14 Nghị định 46; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm và tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng mà không phải là tội phạm

Căn cứ Khoản 5 Điều 12 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với:

  • Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 7, 8, 9, 13 và Điều 14 Nghị định 46; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà không phải là tội phạm và tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm           –
  • Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng
  • Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan
  • Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

7.Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Căn cứ Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 10 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP, theo mức xử phạt:

Ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt tiền như sau:

– Phạt 01 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

– Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.

Được áp dụng đối với:

  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn
  • Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế
  • Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm
  • Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất
  • Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, khối lượng sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm
  • Xuất khẩu sản phẩm theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất mà sản phẩm xuất khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm theo loại hình gia công từ nước ngoài mà sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất từ nguyên liệu đã xuất khẩu
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan theo quy định
  • Không khai hoặc khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa
  • Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
  • Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định
  • Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế, gian lận thuế

8.Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng; 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm, đối với:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo Mức xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định ở trên đối với:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh, cư dân biên giới vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu mà người nhập cảnh mới nộp hồ sơ hải quan

Căn cứ Khoản 3 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng; 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm đối với:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ Khoản 4 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:

  • Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung giấy phép
  • Tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ vi phạm quy định tại Khoản 10 Điều 14 Nghị định 127

Căn cứ Khoản 5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với:

  • Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ Khoản 6 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với:

  • Sử dụng không đúng mục đích hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc danh mục phải có giấy phép mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật

Căn cứ Khoản 7 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng; 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm đối với:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật

Căn cứ Khoản 8 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo Mức xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên đối với:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục phải có giấy phép mà không có giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật mà quá 30 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan

Căn cứ Điểm a Khoản 9 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đôi với:

  • Tạm nhập – tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép

Căn cứ Điểm b Khoản 9 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với:

  • Tạm nhập – tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập – tái xuất

Căn cứ Khoản 10 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng; 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm đối với:

  • Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

9.Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ

Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với:

  • Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải quan
  • Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa, phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát
  • Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan quản lý, theo dõi

Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với:

  • Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của Cục trưởng Cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan
  • Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ không được phép của cơ quan hải quan
  • Lưu giữ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan, không phù hợp với điều kiện bảo quản, lưu giữ của kho
  • Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ
  • Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định

Căn cứ Khoản 3 Điều 15 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với:

  • Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài

Căn cứ Khoản 4 Điều 15 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP theo mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với:

  • Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định của pháp luật
  • Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan
  • Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật

Mong bài viết hữu ích với bạn khi thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu!

Nguồn tham khảo: http://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ liên quan, vui lòng tham khảo bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt đề được hướng dẫn một cách chi tiết.

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tphcm và Hà Nội của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *