Các phương thức chuyển nhượng Hối phiếu đúng đắn và hợp pháp

Các phương thức chuyển nhượng Hối phiếu đúng đắn và hợp pháp là vấn đề mà nhiều người làm thanh toán đang thực sự cần do hối phiếu là chứng từ quan trọng để đòi tiền nhà nhập khẩu.

Trong trường hợp thanh toán trả chậm (nhờ thu D/A hoặc LC trả chậm), người XK muốn nhận được tiền nhanh mà họ không cần đợi người NK trả tiền hoặc ngân hàng Mở trả tiền nên họ sẽ chuyển nhượng/bán lại hối phiếu này cho một bên khác để lấy tiền sớm (bên khác đó thường không phải là ngân hàng của người XK). Để hiểu rõ hơn về việc chuyển nhượng hối phiếu, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết dưới đây.

>>>>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại hà nội và tphcm

1. Hối phiếu là gì?

Hối phiếu là tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng và yêu cầu người này khi thấy hối phiếu phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu hoặc theo lệnh trả của người này cho người khác.  tự học kế toán xây dựng

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Hối Phiếu tại bài viết:  Sử dụng hối phiếu trong thanh toán quốc tế

2.Các bên tham gia Hối phiếu

  • Người ký phát hối phiếu (Drawer): nhà xuất khẩu, người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ. tìm việc xuất nhập khẩu tại hà nội
  • Người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu (drawee): là người mà hối phiếu gửi đến cho họ, yêu cầu thanh toán (có thể là người mua, nhà nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán,..)
  • Người thụ hưởng (beneficiary): người sở hữu hợp pháp hối phiếu, do đó có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu.
  • Người chuyển nhượng (endorser or assignor): là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu.
  • Người bảo lãnh: là bất cứ người nào ký tên vào hối phiếu ngoại trừ người ký phát và người bị ký phát.

3.Chức năng của hối phiếu

Hối phiếu có 3 chức năng: học ở vinatrain có tốt không

  • Hối phiếu là phương tiện thanh toán: hối phiếu là phương tiện giúp người bán đòi tiền người mua và giúp người chuyển tiền trả nợ cho người bán;
  • Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có thể mua bán, cầm cố, thế chấp, v.v
  • Hối phiếu là phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.

các phương thức chuyển nhượng hối phiếu

4.Chuyển nhượng Hối phiếu

Trong trường hợp thanh toán trả chậm (nhờ thu D/A hoặc LC trả chậm), người XK muốn nhận được tiền nhanh mà họ không cần đợi người NK trả tiền hoặc ngân hàng Mở trả tiền nên họ sẽ chuyển nhượng/bán lại hối phiếu này cho một bên khác để lấy tiền sớm (bên khác đó thường không phải là ngân hàng của người XK).

Hối phiếu được chuyển nhượng phải là hối phiếu ĐÃ ĐƯỢC KÝ CHẤP NHẬN. Không được chuyển nhượng hối phiếu quá hạn (quá 1 năm kể từ ngày ký phát), hối phiếu bị từ chối chấp nhận hoặc hối phiếu đã bị từ chối thanh toán.

Nếu trên tờ hối phiếu ghi là: “Cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”, hoặc các cụm từ khác có ý nghĩa tương đương thì không được chuyển nhượng hối phiếu.

Chuyển nhượng là chuyển nhượng toàn phần. Có nghĩa là nếu người XK chuyển nhượng một phần giá trị của của hối phiếu thì việc chuyển nhượng đó không có giá trị pháp lý.

Trong một lần chuyển nhượng, người XK chỉ được chuyển nhượng cho một người. Tức là người XK không được phân nhỏ giá trị của Hối phiếu ra và chuyển nhượng cho hai hay nhiều người. Nếu làm sai, việc chuyển nhượng không có giá trị pháp lý.

Những người chuyển nhượng sau đó, có thể chuyển nhượng lại hối phiếu này một lần, hay nhiều lần nữa tuỳ thuộc và hình thức chuyển nhượng.

Các hình thức chuyển nhượng hối phiếu:

  • Chuyển nhượng bằng cách trao tay = Chuyển giao

Nếu hối phiếu là vô danh hoặc hối phiếu được ký hậu để trống, không ghi ai là người thụ hưởng, lúc này nó được xem như một món hàng. Người thụ hưởng có thể trao tay, mua đi bán lại thoải mái (chức năng của hối phiếu là một phương tiện thanh toán/phương tiện lưu thông)

Trong trường hợp này, nếu người được chuyển nhượng tự điền tên mình vào (được phép làm vậy) thì Hối phiểu trở thành Đích danh, muốn chuyển nhượng tiếp thì không thể làm bằng cách trao tay mà phải ký hậu đàng hoàng, đầy đủ.

  • Chuyển nhượng bằng cách ký hậu (Endorsement)

Người viết thường gọi là có 3 cách và 2 kiểu chuyển nhượng:

3 cách:

Ký hậu để trống: Blank Endorsement

Người ký hậu khi ký hậu không ghi tên của người được chuyển nhượng.

Hối phiếu này, sau đó, có thể chuyển nhượng trao tay.

Ký hậu theo lệnh (To Order Endorsement)

Người ký hậu ghi “Trả theo lệnh của người nhận chuyển nhượng”.

Hối phiếu này có thể tiếp tục được chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu.

Ký hậu hạn chế (Restrictive Endorsement) hay kí hậu đích danh

Người ký hậu ghi đích danh tên người nhận được chuyển nhượng.

Hối phiếu này sau đó trở thành hối phiếu đích danh và không thể tiếp tục chuyển nhượng bằng cách trao tay hay ký hậu.

2 kiểu:

Ký hậu có truy đòi (B/E with recourse to endorser): Nếu trên Hối phiếu không ghi gì khác, thì khi người được chuyển nhượng bị từ chối thanh toán (một phần hay toàn phần) giá trị hối phiếu đã được ký chấp nhận, thì người chuyển nhượng phải trả số tiền đó cho người được chuyển nhượng. Gọi là chuyển nhượng có truy đòi.

Ký hậu miễn truy đòi (B/E without recourse to endorser): Ngược với ký hậu có truy đòi, người chuyển nhượng có thể dùng kiểu chuyển nhượng miễn truy đòi để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng khi đó, họ khó chuyển nhượng B/E này do người được chuyển nhượng quá rủi ro.

Đồng thời, người chuyển nhượng (A) được quyền không cho người được chuyển nhượng (B) chuyển nhượng lại Hối phiếu này cho ai (C) nữa hết. Nếu (B) nhất quyết muốn chuyển nhượng lại cho (C), trong trường hợp hối phiếu này không được thanh toán thì (C) được quyền đòi tiền (B) nhưng (B) không được đòi tiền (A) vì (A) đã ký hậu miễn truy đòi và báo trước với (B) về việc không được tiếp tục chuyển nhượng hối phiếu. Rất rủi ro cho (C) nên (C) cần xem kỹ tính pháp lý của Hối phiếu này.

Mong rằng những thông tin trong bài viết này của kỹ năng xuất nhập khẩu đã hữu ích với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

>>>>> Bài viết tham khảo: học logistics ở đâu tốt tại hà nội và tphcm

>>>>> Bài viết tham khảo: học kế toán thực tế ở đâu

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *