Các sai lầm phổ biến khi thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Khi tham gia trao đổi mua bán trong thương mại quốc tế, các bên thường không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Đối với các nhà xuất nhập khẩu lâu năm họ đã có nhiều kinh nghiệm, thì trong một số trường hợp bắt gặp họ có thể giải quyết nhưng cũng có thể không thể làm được.

Do vậy, không riêng gì người mới hay người có kinh nghiệm, nhằm hạn chế tối đa các sai sót không đáng có, Kỹ năng xuất nhập khẩu muốn chia sẻ cho các bạn các sai lầm phổ biến khi thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

1.Chuẩn bị chứng từ vận chuyển

Bài viết trước trang có giới thiệu về Biện pháp tránh sai sót khi làm bộ chứng từ thanh toán L/C đã có nhắc đến các sai sót trong chuẩn bị chứng từ vận chuyển hàng hóa.

Việc chuẩn bị chứng từ cho hàng hóa vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình thực hiện quá trình giao dịch mua bán.

Trên thực tế, một số trường hợp chuẩn bị chứng từ không đầy đủ, không quá quan trọng vẫn được hải quan giải quyết và chấp nhận bổ sung chứng từ sau. Tuy nhiên, các bên trao đổi hàng hóa vẫn cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đế tránh trường hợp hải quan không chấp nhận, bắt buộc phải bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu hồ sơ không chính xác ngay lập tức. Tránh trường hợp hàng hóa bị giữ lại ở cảng, trì hoãn xuất cảnh nếu không hoàn thiện hồ sơ.

Thông tin trên bộ chứng từ vô cùng quan trọng, nếu có sai sót, hoặc vi phạm quy định khi khai báo, nhà xuất nhập khẩu có thể bị phạt tiền.

Tham khảo về: Quy định về các mức phạt đối với các lỗi thường gặp về thủ tục khai báo hải quan

Ngoài ra, bạn nên liên hệ trước với bên giao nhận hàng hóa nếu cần bộ chứng từ gốc hoặc bản sao để cung cấp cho hải quan nếu có yêu cầu. Và khi đến điểm giao nhận hàng, người nhận hàng sẽ cung cấp vận đơn gốc House B/L cho người giao nhận để nhận hàng.

Người bán và người mua cần xác định chính xác địa điểm, thời gian và cách thức giao nhận hàng hóa với nhau, và quy đinh cụ thể trên hợp đồng giao dịch mua bán. Khi chắc chắn điều này, hoạt động mua bán sẽ tránh được rủi ro về phần chênh lệch.

2.Trách nhiệm của các bên

Thông thường, nếu một quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đơn giản thì chỉ cần người mua, người bán và người chuyên chở là 3 bên chính liên quan trực tiếp. Tuy nhiên, thực tế thì có nhiều hơn các bên tham gia vào, tức là sẽ có nhiều người phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình giao nhận để đạt hiệu quả cuối cùng. học ở vinatrain có tốt không

Để tối đa hóa kết quả cuối cùng, các bên cần phải thực hiện đúng các trách nhiệm được giao trong hành trình. Và để phân chia trách nhiệm cụ thể, trong hợp đồng mua bán đã có quy định cụ thể các điều khoản về trách nhiệm các bên này. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, người đó sẽ chịu trách nhiệm liên đới do hành vi của mình.

Nhà xuất nhập khẩu cần lưu ý đến khoản thuế hải quan, nếu các cơ quan có thẩm quyền trong nước yêu cầu đến bất kỳ khoản phí, thuế nào.

Một lời khuyên cho các bên khi thảo luận về người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển, các bạn nên áp dụng các điều khoản theo các điều kiện giao hàng Incoterms. Đối với từng điều kiện đã được quy định chính xác, không dẽ bị hiểu lầm khi thỏa thuận chung chung, tránh các bên hiểu sai, làm sai lệch với quy định nếu không có điều khoản rõ ràng.

3.Các loại phụ phí và phụ thu

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, do bến bãi, cập cảng,… nên xuất hiện rất nhiều khoản phí, buộc nhà xuất nhập khẩu phải thanh toán. Khoản phụ phí địa phương cũng thuộc diện này. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ quên khoản phụ phí này mặc dù nó đều có mặt ở điểm đầu và điểm cuối hành trình.

Khi hạch toán chi phí, doanh nghiệp bỏ qua chi phí này dẫn tới chênh lệch các khoản phát sinh trong kỳ. diễn đàn xuất nhập khẩu

Bạn nên yêu cầu Freight Forwarder tách biệt các loại phụ phí với bên còn lại để xác định bên nào trả các khoản phụ phí, phụ thu.

VD: trong vận tải biển, phụ phí tại cảng xuất bao gồm: CAF, BAF,…phụ phí tại cảng đến bao gồm: THC, DO fee, CIC,…) vào hóa đơn cuối cùng (final invoice).

Khi đã làm rõ các khoản, bạn cần thanh toán hết các khoản phụ phí đã được thống nhất, nếu không thì Freight Forwardersẽ không vận chuyển hàng hóa.

4.Số lượng bên hợp tác giao nhận

Nếu có thể bạn nên hạn chế số lượng bên hợp tác giao nhận. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro, tranh chấp phát sinh trong quá trình làm việc, bàn giao,… vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chi phí đối ứng đặc biệt là doanh nghiệp thân thiết.

5.Chuyển khoản ngân hàng

Thanh toán tiền hàng thông qua ngân hàng gây ra không ít tranh cãi bởi rủi ro phát sinh rất lớn đặc biệt là người bán. Người ta thường sẽ sử dụng công cụ này trong trường hợp hai bên tin tưởng nhau, nếu không thì người bán chỉ chuyển hàng cho người mua khi đã nhận được tiền.

Trong nhiều trường hợp tên tài khoản qua các quốc gia có sự sai lệch do văn hóa, quy định của từng quốc gia, do đo, hai bên cần thống nhất chung để tránh sai lêch khi ngân hàng nhận lệnh chuyển tiền. Và tất cả phải được khai báo và thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.

Các bên cũng nên cân nhắc lựa chọn phương thức thực hiện thanh toán phù hợp tránh xảy ra những rủi ro vì thiếu cân nhắc.

6.Khai mã HS code

Đến nay có nhiều người vẫn chưa xác định được mã HS đối với hàng hóa của mình là gì? Việc xác đinh mã HS của hàng hóa chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc tính thuế nhập khẩu.

Một mã HS sai có thể làm chậm trễ việc vận chuyển trong trường hợp kiểm tra hải quan. Thêm vào đó, một mã HS sai có thể dẫn đến việc áp dụng thuế hải quan cao hơn so với thuế hải quan thực tế của hàng hóa. Để giảm rủi ro này, người giao hàng hoặc nhà môi giới hải quan phân loại hàng hoá dựa trên bảng mô tả hàng hóa chính xác của người gửi hàng và mã HS đó được in trên vận đơn (B / L).

7.Bảo hiểm hàng hóa

Nhiều người lầm tưởng rằng hàng hóa trong quá trình vận chuyển gặp rủi ro thì trách nhiệm thuộc về bên vận chuyển hoặc hãng tàu. Tuy nhiên tránh nhiệm của họ chỉ giới hạn, họ không chịu toàn bộ trách nhiệm mà phần lớn là do bên bán hoặc bên mua chịu trách nhiệm chính.

Vì rủi ro trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thường rất lớn, do đó, các nhà xuất nhập khẩu được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng. học xuất nhập khẩu

Nếu trong hợp đồng thương mại giữa người gửi hàng và người nhận hàng có thỏa thuận về điều khoản bảo hiểm hàng hóa, 2 bên cần chuẩn bị bản sao của hợp đồng bảo hiểm và thủ tục yêu cầu bồi thường.

8.Thời gian quá cảnh

Nếu không quy định rõ thời gian và địa điểm giao nhạn hàng hóa thì sẽ dẫn tới sai lệch thời gian quá cảnh từ cảng bốc đến cảng dỡ so với tổng thời gian vận chuyển là một trong những lí do chung làm chậm trễ trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Đặc biệt là với phương thức vận tải đa phương thức. Phương thức này thường có nhiều trạm dừng, bến bãi do đó, cần điều chỉnh thời gian và cách thức giao nhận rõ ràng.

Nguồn tổng hợp: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Mong bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về các sai lầm phổ biến khi thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu!

Để thành thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu bạn nên tìm hiểu các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín theo và và những bài viết của chúng tôi về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *