Cách Phân Loại Vận Đơn Bill Of  Lading

Vận đơn là chứng từ quan trọng bậc nhất trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Vì vậy cách phân loại vận đơn bill of lading cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

>>>>> Xem thêm: Phương pháp xác định trị giá hải quan

1.Phân loại vận đơn Bill of lading

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tuỳ theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:

– Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hoá thì vận đơn được chia thành 2 loại: vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) và vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading).

– Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loai: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of…)

– Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hoàn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn không hoàn hảo (unclean of lading).

– Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

– Nếu căn cứ vào phương thức thuê tầu chuyên chở lại có vận đơn tàu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tàu chuyến (voyage bill of lading) hay vận đơn container (container of lading).

– Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).

Ngoài ra còn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill… Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.

2.Nội dung của vận đơn (B/L)

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tầu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

 

vận đơn bill of lading

Mặt trước của vận đơn:

– Số vận đơn (number of bill of lading)

– Người gửi hàng (shipper)

– Người nhận hàng (consignee)

– Ðịa chỉ thông báo (notify address)

– Chủ tầu (shipowner)

– Cờ tầu (flag)

– Tên tầu (vessel hay name of ship)

– Cảng xếp hàng (port of loading)

– Cảng chuyển tải (visa or transhipment port)

– Nơi giao hàng (place of delivery)

– Tên hàng (name of goods)

– Kỹ mã hiệu (marks and numbers)

– Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)

– Số kiện (number of packages)

– Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)

– Cước phí và chi phí (freight and charges)

– Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)

– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)

– Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)

Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở

số liệu trên biên lai thuyền phó.

Mặt sau của vận đơn:

Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tầu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…

Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tầu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Qui tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển

Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:

– Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 là :

+ Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968. (Visby Rules – 1968)

+ Nghị định thư năm 1978

– Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978

Hy vọng thông tin về cách phân loại các loại vận đơn sẽ hữu ích với bạn!

>>>>> Bài viết tham khảo: học khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

Tuy nhiên hiện nay có hiện tượng các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo khiến việc tìm hiểu về trung tâm XNK của các bạn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy,  bạn nên đọc thêm bài viết cảnh báo chiêu trò lừa đảo của trung tâm xuất nhập khẩu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *