Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

Hệ thống ưu đãi phổ cập là là hệ thống được hình thành nhằm mục đích giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển.

Chế độ ưu đãi thuế quan khá phổ biến và được nhiều nước trên thế giới vận hành với quốc gia đối tác.

Bài viết này, Kỹ năng xuất nhập khẩu muốn chia sẻ cho bạn các kiến thức về hệ thống chế đọ ưu đãi phổ cập gsp bạn có thể tham khảo để hiểu thêm các kiến thức về xuất nhập khẩu.

>>>>>>> Xem thêm: Quy định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam

1.Khái niệm chung

Hệ thống ưu đãi phổ cập là kết quả đạt được sau cuộc thương thảo giữa Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Các ưu đãi về thuế quan trong chế độ này được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển, trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.

Hệ thống ưu đãi phổ cập được viết tắt là GSP có tên tiếng anh là Generalized System of Preferences.

Mỗi quốc gia có một chế độ hệ thống riêng, cơ chế hoạt động, nội dung, hình thức hay mục tiêu khác nhau. Tuỳ từng đối tượng, các quốc gia sẽ áp chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP tương ứng.

Căn cứ theo mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN), các nước vận dụng và cho hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi cho chế độ GSP

Thông thường, mức thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP được hưởng chỉ khoảng vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn. tự học kế toán online

2.Đối tượng hưởng GSP

Cụ thể những đối tượng hưởng GSP như thế nào, chúng ta cùng xét đến các trường hợp sau:

a.Quốc gia cho hưởng và được hưởng GSP

Thông thường nước cho hưởng là các nước phát triển như các nước thuộc EU,… và nước được hưởng là các nước có chất lượng cuộc sống thấp kém hơn thuộc nước đang phát triển hay kém phát triển.

Quốc gia cho hưởng GSP

Hiện nay có 16 chế độ hưởng ưu đãi thuế quan khác nhau đang được áp dụng trên thế giới, bao gồm 37 nước đang có chế độ hưởng ưu đãi trong đó có 15 nước trực thuộc EU.

Các nước cho hưởng bao gồm: xuất nhập khẩu lê ánh có tốt không


Quốc gia được hưởng GSP

Nhằm ủng hộ cho việc nhập khẩu từ các nước nghèo, các nước phát triển cho hưởng GSP đối với một số nước đang phát triển và kém phát triển. chứng chỉ kế toán trưởng

Các nước kém phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

b.Hàng hóa được hưởng GSP

Căn cứ theo mặt hàng và tình hình san xuất của mặt hàng tại quốc gia đó, thì mặt hàng được bổ sung vào danh mục được các quốc gia cho hưởng ưu đãi thuế quan. Danh mục này có sự thay đổi tuỳ thuộc vào bổ sung sửa đổi định kỳ và được xây dựng trên có sở biểu thuế xuất nhập khẩu của nước đó.

Phân loại hàng hoá được hưởng GSP chia thành hai nhóm bao gồm: các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp.

Hàng thủ công là một mặt hàng được biệt và thường được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP đặc biệt. Thông thường chế độ ưu đãi đối với các hàng này là miễn thuế. Tuy nhiên các quy tắc của các nước cho hưởng ưu đãi rất khác nhau ở việc xác định thế nào là hàng thủ công, mức độ ưu đãi, quản lý hạn ngạch, các loại chứng từ phải xác nhận, các yêu cầu về pháp lý phải tuân thủ v.v… tự học kế toán online miễn phí

3.Mục tiêu hoạt động của GSP

– Nâng cao năng lực và tiềm năng xuất khẩu và mua bán hàng hoá của các nước đang và kém phát triển.

– Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng chế độ GSP.

– Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá của của các nước được hưởng chế độ GSP

– Tăng cường việc phổ biến rộng rãi các thông tin, quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán của chế độ GSP đến các nước khác.

– Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng.

Xem thêm: Surrender bill và seaway bill

4.Điều kiện áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

Để biết điều kiện áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, chúng ta xem xét các yếu tố dưới đây:

a.Mức áp dụng

Căn cứ theo mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN), các nước vận dụng và cho hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi cho chế độ GSP.

Thông thường, mức thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP được hưởng chỉ khoảng vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn. khóa học kế toán online

Miễn giảm thuế được điều chỉnh theo mức độ nhạy cảm của sản phẩm mà đã được chia làm bốn loại sau:

– Các sản phẩm rất nhạy cảm: ví dụ như dệt may, quần áo

– Các sản phẩm nhạy cảm: ví dụ như sản phẩm da, giày dép

– Các sản phẩm bán nhạy cảm: đồ trang sức, hàng điện tử và một số hàng da

– Các sản phẩm không nhạy cảm: nội thất bằng gỗ, đồ chơi, trò chơi, hàng thể thao.

b.Điều kiện áp dụng

Để được hưởng chế độ này, các nước phải tuân thủ các điều kiện sau: cách tính thuế xuất nhập khẩu

  • Tuân theo Quy tắc xuất xứ trong Hệ thống GSP bao gồm:Tiêu chuẩn xuất xứ, điều kiện gửi hàng, điều kiện về chứng từ.
  • Kim ngạch hoặc số lượng nằm trong hạn ngạch nhập khẩu
  • Phải thiết lập mã hải quan phù hợp với mã HS
  • Thuộc danh mục các nước được hưởng ưu đãi mà quốc gia cho hưởng công bố
  • Sản phẩm xuất sang phải nằm trong danh mục các sản phẩm được hưởng.

Trên đây là các lưu ý về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

Mong  bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Nguồn tham khảo: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

>>>>>>> Bài viết tham khảo: học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngắn hạn ở đâu tốt

5/5 - (2 bình chọn)

4 Comments

  • Mina Bùi

    Cho e hỏi, cty e ở Việt Nam sản xuất nón mũ cho khách hàng ở Mỹ. Hàng xuất qua thị trường UK để tiêu thụ thì bên e xin cấp phép CO form A có được không ạ? Nhưng thành phần nguyên phụ liệu phần lớn nhập từ Trung Quốc( kể cả vải), như vậy hàng bên e có đủ tiêu chuẩn để xin CO form A không ạ? Và tỉ lệ % thành phần NPL của nước được hưởng có quy định cụ thể là bao nhiêu không ạ? E cảm ơn

  • Nguyễn Thị Thu

    Cho em hỏi một chút, 16 chế độ hưởng ưu đãi thuế quan khác nhau ở đây là những chế độ nào, được áp dụng trong những trường hợp nào, có thể chỉ rõ được không?

  • Thanh

    Xin chào, cho tôi hỏi, xuất khẩu hàng thủ công ( trang trí/ decor) sáng Mỹ và EU có được hưởng GSP không?
    Thủ tục cần có như thế nào?
    Xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *