Điểm thông quan nội địa ICD là gì?

Kể cả khi không làm về xuất nhập khẩu, bạn cũng sẽ nghe nhiều về việc thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu (thông quan hải quan). Tuy nhiên, khái niệm thông quan nội địa khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt những người chưa từng làm về ngành.

Về cơ bản, hai hình thức này có bản chất giống nhau nhưng khác nhau về hình thức và địa điểm,…

Cùng Kỹ năng xuất nhập khẩu tìm hiểu về các thông tin của điểm thông quan nội địa ICD.

>>>>>>>> Xem thêm: Thanh khoản trong xuất nhập khẩu là gì?

Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hệ thống cảng biển. Song hiệu quả lại chưa cao khiến sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, một phần do ngành logistics chưa có chiến lược phát triển hợp lý.

1.Khái niệm về ICD

ICD được viết tắt là Inland Container Depot, gọi tắt là Depot, là hình thức thông quan nội địa hay còn được gọi là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa.

Theo điều 4, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rằng: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển. lop ke toan truong

2.Vai trò của cảng cạn

Trong vận tải đa phương thức, cảng cạn là một bộ phận vô cùng quan trọng, một phần giúp giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian giữ hàng tại cảng.

Trong vận chuyển hàng hoá, cảng cạn có vai trò chính là điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trọng, thủ tục Hải quan,…

Bên cạnh đó, việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cảng như dịch vụ kho CFS, lưu bãi tại kho, kho ngoại quan, lắp đặt các trang thiết bị, làm bao bì, đóng gói hàng lẻ, sữa chữa vệ sinh các container … cũng là một trong những vai trò của cảng cạn. Tuy nhiên, những vao trò này không phổ biến và được nhiều người để ý như vai trò chính. học ở vinatrain có tốt không

Vì chỉ làm việc như một công cụ phụ bổ sung, do đó, nhiều người chưa thấy được tầm quan trọng của ICD, trong khi nó được vận dụng khá thường xuyên, hỗ trợ giảm tải quá trình làm thủ tục hải quan và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng vận chuyển từ biển vào.

Trên thực tế, các ICD miền Nam được coi là đang phát huy hiệu quả nhất so với cả nước. Do khốí lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực này chiếm đến 80% lượng hàng hóa của cả nước và với lợi thế nối liền với cảng biển cả bằng hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ nên đã phát huy được vai trò trong việc làm điểm trung chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cảng biển.

ICD có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải container. Nó là điểm nối giữa một bên là nơi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu với một bên là cảng biển. Ở những khu vực có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container lớn thì việc quy hoạch và phát triển các ICD càng trở thành cấp thiết.

Để thực hiện tốt vai trò của ICD, đòi hỏi các ICD phải được quy hoạch đúng địa điểm, thiết kế kĩ thuật và trang bị hiện đại, kết nối thuận tiện với cảng biển thông qua hệ thống giao thông nội địa, được tổ chức và phối hợp hoạt động một cách đồng bộ với các khâu khác của hệ thống như cảng, vận tải nội địa, vận tải biển, trung tâm phân phối. hoc ke toan online

3.Cấu trúc của một ICD

Cấu trúc của một ICD bao gồm các khu vực chức năng chính như sau:

Bãi chứa container (Marshalling Yard/Container Yard)

Khu vực thông quan hàng hóa

Trạm hàng lẻ (CFS), kho ngoại quan, khu tái chế đóng gói hàng hóa, khu vực văn phòng, cổng giao nhận container, cổng dành riêng cho xe máy, xưởng sữa chữa và nơi vệ sinh container.

4.Yêu cầu cơ sở vật chất kỹ thuật của ICD

Để đảm bảo tính hoàn thiện, một ICD cần đạt được những yêu cầu kĩ thuật như sau:

  • Diện tích mặt bằng cho việc bố trí các khu vực chức năng phải có đủ rộng và phù hợp như: khu giao nhận, xếp dỡ hàng hóa, khu vực làm thủ tục hải quan, khu lưu kho hàng hóa, khu tái chế, đóng gói,…
  • Trang bị đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật để việc dỡ hàng container dễ dàng;
  • Văn phòng làm việc cho các hãng tàu, hải quan, công ty giao nhận, công ty vận tải nội địa,…
  • Khu vực cảng phải có tường rào bảo vệ, đảm bảo an ninh và ngăn cách với khu vực xung quanh;
  • Hệ thống về thông tin cần phải đảm bảo, uy tín, hiệu quả;
  • Có trạm hàng lẻ (CFS) với dịch vụ đóng/rút container. học kế toán thực hành online

Hiện nay, hệ thống cảng cạn tại Việt Nam khá phổ biến được thành lập tại 8 tỉnh thành phía Nam, trọng điểm kinh tế – nơi có khối lượng hàng container thông quan chiếm gần 80% tổng lượng hàng hóa cả nước.

Các cảng cạn hiện có bao gồm: Sotrans, Tanamexco, Phước Long, Transimex, Long Bình, Tân Tạo, Phúc Long, Sóng Thần, Trường Thọ và Biên Hòa.

Tai các cảng cạn này, các xe hàng vận tải nội địa chuyển hàng đến nơi đây để tập kết và chuyển tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu cho cảng biển, đồng thời là điểm thông quan nội địa.

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Để nắm hiểu rõ nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn khi tìm hiểu về Điểm thông quan nội địa ICD là gì?

>>>>>> Bài viết tham khảo: học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngắn hạn ở đâu

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *