Điều Khoản Giá Cả Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Giá trị hợp đồng phụ thuộc vào điều khoản giá cả và khối lượng hàng hóa.

Do đó, điều khoản giá cả là một điều khoản quan trọng được các bên hết sức quan tâm.

Điều khoản về giá bao gồm các nội dung sau:

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

1. Đồng tiền tính giá trong điều khoản giá cả

Đồng tiền tính giá trong điều khoản giá cả được thế hiện như sau:

Đa số hợp đồng ngoại thương quy định đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán là giống nhau. Tuy nhiên có những trường hợp hai đồng tiền này lại khác nhau. Khi đó, hai bên cần quy định tỷ giá giữa đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán tại thời điểm chốt tỷ giá (chính xác về ngày và thời gian trong ngày do tỷ giá có thể thay đổi trong suốt một ngày giao dịch) và nguồn tham khảo tỷ giá (tại ngân hàng nào).

Theo thông lệ quốc tế, một số mặt hàng truyền thống được tính giá bằng một đồng tiền nhất định, ví dụ Đối với cao su, kim loại màu thì giá cả được quy định bằng bảng Anh, còn Đối với dầu mỏ thì bằng đô la Mỹ. Đối với hầu hết các mặt hàng khác, đồng tiền tính giá do hai bên mua bán thỏa thuận và thường là bằng đô la Mỹ.

Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận tính giá bằng đồng tiền khác, điều này phụ thuộc vào thị trường thuộc về ai, người mua hay người bán. Để tránh rủi ro biến động tỷ giá, người mua muốn thanh toán, còn người bán muốn nhận tiền hàng bằng chính đồng tiền của nước mình.

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có trường hợp người mua muốn thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng giảm giá, còn người bán lại muốn nhận thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, điều này phụ thuộc vào tương quan giữa hai bên khi đàm phán.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất

2. Đơn vị tính giá trong điều khoản giá cả

Căn cứ vào tính chất hàng hóa và thông lệ quốc tế, đơn giá trong hợp đồng mua bán có thể quy định trên một đơn vị trọng lượng (ví dụ đ/kg), độ đài (đ/m), điện tích (đ/m?), thể tích (đ/m), cái, chiếc, trăm, tá, chục…

Khi giao hàng có chất lượng, chủng loại khác nhau, giá được quy định riêng cho từng mặt hàng, từng loại chất lượng. Đối với thiết bị đồng bộ, đơn vị tính giá có thể là theo bộ hoặc theo từng bộ phận máy móc, linh kiện, phụ tùng đi kèm. Việc quy định giá như thế nào thì phải tham khảo quy định của hải quan trong việc khai báo máy móc linh kiện đó.

Đối với máy móc hàng hóa thuộc chương 84, 85 & 90 – Danh mục hàng hóa XNK đáp ứng chú giải 3, 4, 5 phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 128/2013/ TT-BTC của Bộ Tài Chính thì cần khai báo theo máy chính và kê khai các phụ tùng, linh kiện đi kèm; theo đó khi quy định giá nên quy định theo bộ đề sau này tính thuế xuất nhập khẩu theo bộ. Còn với những máy móc thiết bị phải tính thuế theo từng bộ phận riêng biệt thì phải quy định giá riêng cho từng bộ phận đó.

Nếu giá tính theo trọng lượng, thì phải nói rõ trọng lượng cả bì hay trọng lượng tịnh. Ngoài ra, khi tính giá còn phải thỏa thuận bao bì có nằm trong giá không. Đối với những loại bao bì đắt tiền (bao bì bằng da lông, gỗ, nhựa,.. ), cần khai báo hải quan và tính thuế theo chiếc, cái hoặc giá trị của nó thì cân quy định g1á riêng.

Còn đối với bao bì rẻ tiền, không cần khai báo hải quan, hoặc nêu có tính thuế xuất nhập khẩu hay thuế bảo vệ môi trường thì tính theo trọng lượng, thì có thế tính vào giá hàng hóa mã không quy định giá riêng.

Điều Khoản Giá Cả Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

3.Phương pháp quy định giá

Cũng như trên các thị trường khác, về nguyên tắc giá cả hàng hóa mua bán quốc tế được quy định căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng theo các phương pháp sau:

Đối với hợp đồng ngắn hạn: Thường áp dụng giá cố định (fixed price), nghĩa là giá cá được ấn định cố định ngay khi ký kết hợp đồng. Mức giá này là không thay đổi cho dù giá hàng hóa trên thị trường biến động như thế nào trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

Phương pháp xác định giá cố định thường áp dụng cho những hợp đồng có thời gian thực hiện ngắn như mua bán hàng thành phẩm, hàng bách hóa, hàng có thời gian chế tạo, sản xuất ngắn.

Đối với hợp đồng dài hạn: Vì là dài hạn nên trong quá trình thực hiện hợp đồng, giá cả hàng hóa có thể biến động mạnh. Nhằm phản ánh khách quan yếu tố giá cả hàng hóa tại thời điểm thực hiện hợp đồng, khi ký hợp đồng có thể quy định giá theo các phương pháp:

Xác định giá sau: Nghĩa là khi ký hợp đồng, người ta không quy định ngay giá cả, mà giá cả chỉ được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để làm được việc này, người ta cần thỏa thuận hai yếu tố đó là:

( 1) Thời điểm xác định giá

(2) Căn cứ để xác định giá.

Về thời điểm xác định giá, người ta thường lấy thời điểm giao hàng (shipment date) làm mốc, Còn căn cứ xác định giá thì tùy theo loại hàng hóa giao dịch.

Ví dụ, đối với những hàng hóa được giao dịch trên sở giao dịch thì căn cứ vào giá niêm yết trên sở giao dịch, còn đối với hàng hóa không giao dịch trên sở giao dịch thì căn cứ vào thị trường giao dịch chính, chẳng hạn giá dầu lửa thì căn cứ vào giá ở Trung Cận Đông…

Giá linh hoạt (floating price), hay giá có thể điều chỉnh lại (revisable price):

Khi ký kết hợp đông, người ta Ấn định một mức giá cố định và trong hợp đồng có điều khoản quy định là “giá cả hàng hóa sẽ được điều chỉnh lại định kỳ hoặc tại các thời điểm nhất định nếu nó biến động lên trên hoặc xuống dưới một mức nào đó”.

Ví dụ, nếu giá cá thị trường biến động ở mức trên dưới 5% so với mức giá khi ký kết hợp đồng thì các bên sẽ điều chỉnh lại giá hợp đồng ngang với giá thị trường. Căn cứ xác định giá là giống như trường hợp xác định giá sau.

Giá trượt (sliding scale price): Theo thời gian, giá cả đầu vào để sản xuất những mặt hàng dài hạn có thể thay đổi đáng kể. Để phản ánh khách quan giá hàng hóa. các bên tiến hành thỏa thuận giá gốc tại thời điểm ký kết hợp đồng và có tính tới vếu tô biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.

Giá trượt thường được áp dụng trong các giao dịch về những mặt hàng có thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị đồng bộ, tàu biển….

Trong trường hợp này, khi ký kết hợp đông người ta quy định một mức giá ban đầu. gọi là giá gốc và quy định thành phần của giá, đồng thời quy định phương pháp tính toán giá trượt sẽ được áp dụng..

Như vậy. khi áp dụng phương pháp giá trượt, các bên cần quy định rõ trong hợp đồng: giá gốc, tỷ lệ các thành phần cấu thành nên giá, thời điểm tính lại giá, phương pháp tính lại giá và nguồn tham khảo.

Mặc dù về mặt ý tưởng thì phương pháp xác định giá trượt rất hợp lý nhưng về mặt thực tiễn rất khó đàm phán do người mua sẽ phải đối mặt với việc giá càng lúc càng tăng do giá nguyên vật liệu, nhiên liệu biến động theo xu hướng tăng trong dài hạn và việc đàm phán tỷ lệ thành phần cấu thành giá khá phức tạp.

4. Cơ sở giao hàng quy định thành phần của giá

Vì điều kiện cơ sở giao hàng bao hàm trách nhiệm và chi phí đối với người mua và người bán phải chịu trong việc giao hàng như: cước vận chuyển, bốc dỡ, phí bảo hiểm, phí lưu kho, làm thủ tục hải quan…, nên trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng được ghi cùng với một điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterms) và địa điểm giao hàng nhất định.

5. Giảm giá khi thương lượng điều kiện giá cả trong hợp đồng ngoại thương

Tùy vào tính chất hợp đồng, điều kiện thị trường và điều kiện thanh toán, mà trong hợp đồng có thể có điều khoản về giảm giá. Hiện nay, những loại giảm giá hợp đồng có thể nêu ra như sau:

– Giảm giá do trả tiền sớm:

Nhìn chung. trong thương mại quốc tế người bán thường cấp tín dụng thương mại cho người mua, nhưng nếu người mua trả tiền sớm hơn so với thời hạn tín dụng thông thường thì có thể được giảm giá.

Về nguyên lý, mức giảm giá này là tương đương với lãi suất phát sinh do trả tiền sớm. Do đó, tùy vào mức lãi suất và thời gian trả sớm mà ấn định mức giảm giá hợp lý.

– Giảm giá về số lượng:

Khi người mua mua với khối lượng lớn hoặc đặt hàng SX thường xuyên thì người bán cũng có thể giảm giá.

– Giảm giá thời vụ:

Khi thời vụ diễn ra, cung lớn hơn cầu, người bán có thể giảm giá để bán được nhiều hàng.

Ngoài ra, còn có sự giảm giá như: giảm giá đối hàng cũ mua hàng mới, giảm giá đối với thiết bị dùng rồi, giảm giá theo hình thức tặng thường.

Phương thức giảm giá có thể là:

– Giảm giá đơn: Giảm một tỷ lệ % nhất định so với giá hàng căn cứ một nguyên nhân nào đó.

– Giảm giá kép (chain discount): Là một chuỗi các giảm giá đơn mà người mua được hưởng do nhiều nguyên nhân.

– Giảm giá lũy tiến: Giảm giá tăng dần theo số lượng hàng hóa được mua trong lần giao dịch.

– Giảm giá tặng thưởng (giảm giá ngoại ngạch – Bonus):

Người bán thưởng cho người thường xuyên mua hàng hóa khi tổng lượng mua trong nhiều lần giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định (6 tháng, l năm) vượt quá một kim ngạch nhất định nào đó. Phương pháp này thường áp dụng để thưởng cho các kênh đại lý phân phối.

Thông thường trong những hợp đồng ngắn hạn người ta tính luôn số tiền hàng sau giảm giá và quy định trong hợp đồng.

Tuy nhiên với những hợp đồng dài hạn, hoặc giảm giá kèm theo điều kiện mà điều kiện đó chưa biết có được thỏa mãn hay không hoặc chưa biết giảm giá bao nhiêu người ta thường đưa quy định về giảm giá vào hợp đồng với nội dung: điều kiện giảm giá, phương thức giảm giá và mức giảm giá cụ thể.

Bài viết trên đây đã giới thiệu cụ thể về Điều Khoản Giá Cả Trong Hợp Đồng Ngoại Thương. Kỹ năng xuất nhập khẩu hy vọng sẽ cung cấp được cho bạn những thông tin, kiến thức bổ ích thông qua bài viết này.

Để nắm rõ hơn các kỹ năng xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

>>>>> Tham khảo thêm:

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *