Điều kiện CIF trong Incoterms 2010

CIF được sử dụng rất phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa sử dụng điều kiện CIF khá nhiều.

Vậy CIF là gì? Sử dụng điều kiện CIF như thế nào và trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều kiện này ra sao? Cùng Kỹ Năng Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất Tại TPHCM

1. CIF là gì? Sử dụng điều kiện CIF như thế nào

CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí).

Như vậy, CIF là điều kiện kèm theo bảo hiểm, quy định các bên khi sử dụng hợp đồng này trong mua bán hàng hóa quốc tế phải mua bảo hiểm. Tất nhiên, công ty xuất khẩu và nhập khẩu hoàn toàn có thể thỏa thuận thêm với nhau về những vấn đề liên quan dù sử dụng điều khoản gì đi nữa.

Hơn nữa, Incoterm 2010 là điều khoản quốc tế quy định về địa điểm giao hàng, địa điểm phân chia rủi ro, trách nhiệm của người mua và người bán nhưng không mang tính bắt buộc. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn 1 điều kiện trong Incoterms 2010 như CIF chẳng hạn thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh những điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

2. Phân chia trách nhiệm giữa người xuất khẩu và nhập khẩu khi sử dụng điều kiện CIF

Để biết rõ công việc, trách nhiệm của mình là gì, khi thỏa thuận theo điều kiện CIF, bạn cần hiểu nghĩa vụ của mỗi bên như sau:

cif là gì

Nghĩa vụ của người bán:

– Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.

– Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng. khóa học xuất nhập khẩu

– Ký hợp đồng vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định.

– Tiến hành thông quan XK (lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ).

– Ký hợp đồng bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích qui định. Trong trường hợp này người bán thường mua bảo hiểm ở mức tối thiểu, với mức giá trị bằng giá CIF + 10% (gọi là tiền lãi dự tính) và bằng đồng tiền của HĐ.

– Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng.

– Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa. vinatrain có tốt không

– Chúng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, Vận đơn, giấy phép Xuất khẩu và chứng từ bảo hiểm.

Nghĩa vụ của người mua:

– Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Đặc biệt là trước khi dỡ hàng.

– Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn – chứng minh hàng hóa đã được giao cho hãng vận chuyển) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hàng từ người vận tải ở cảng đích quy định.

– Trả tiền dỡ hàng nếu tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.

– Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa (trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng. báo cáo thuế theo quý

– Thông quan Nhập khẩu, trả tiền thuế nhập khẩu và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh (ví dụ như phụ phí) để hàng có thể được quá cảnh nếu có.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường nhập theo điều kiện CIF là do không phải lo làm bảo hiểm, cước phí vận chuyển quốc tế, thủ tục cũng đơn giản hơn.

Tuy vậy, điều này vô tình khiến doanh nghiệp Việt chịu nhiều thiệt thòi hơn khi không có sự chủ động về vận chuyển hàng hóa, không tạo cơ hội cho hãng bảo hiểm và dịch vụ logistics ở nước ta phát triển. Tuy vậy, đến nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn hơn khi xuất điều kiện CIF và nhập FOB. Việc xuất CIF và nhập FOB sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của Kỹ Năng Xuất Nhập Khẩu về điều kiện CIF trong Incoterms 2010. Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

 học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại hà nội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *