Freight forwarder là gì? Công việc của nghề Freight forwarder

Freight forwarder là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều, đặc biệt với những ai làm trong nghề xuất nhập khẩu, logistics, vận tải quốc tế. Nếu bạn muốn biết rõ “Freight forwarder là gì? Công việc cụ thể của người làm Freight forwarder như thế nào?”, bạn nên theo dõi bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Phí DEM và DET là gì?

1.Freight forwarder là gì?

Freight Forwarder là thuật ngữ chỉ người (hoặc công ty) làm nghề giao nhận vận chuyển (forwarding) hàng hóa. Người ra thường hay gọi tắt Freight Forwarder là Forwarder.

Về cơ bản, đây là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.

Hiểu một cách đơn giản hơn, Freight forwarder là người thường thay mặt những bên liên quan khác tổ chức và thực hiện việc vận chuyển hàng hoá trong khu vực toàn quốc hoặc quốc tế, các Freight Forwarder xử lý việc nhận hàng từ nhà cung cấp, sau đó hoàn thiện các hoạt động thông quan tại các cơ quan chức năng, rồi xử lý hàng hóa tại các kho và đảm bảo chúng được di chuyển đến nơi đến một cách an toàn và nhanh chóng.

freight forwarder là gì

Thông thường, các Freight Forwarder sẽ không tự mình xử lý tất cả các bước trên mà tiến hành mua, hay nói cách khác, thuê ngoài (outsource) một số dịch vụ từ các nhà thầu phụ. Đó cũng là lí do vì sao, quá trình vận chuyển hàng hóa thông qua Freight Forwarder được xem như một quá trình có sự tham gia từ nhiều bên liên quan.

Chính vì vậy, Freight Forwarder không phải doanh nghiệp sở hữu hệ thống phương tiện Vận tải quốc tế như tàu biển, tàu hỏa, máy bay hay các kho lưu trữ. Sau khi nắm rõ nhu cầu vận chuyển của khách hàng, Freight Forwarder sẽ đặt vé, chỗ cho hàng hóa tại hãng tàu, đại lý máy bay, tàu hỏa, cũng có thể kết hợp nhiều phương tiện vận tải (tàu-xe tải; tàu hỏa – xe tải, …) dưới hình thức vận tải đa phương thức, kết hợp dịch vụ chứng từ và cuối cùng “bán” dịch vụ này cho khách hàng của mình.

2.Nghề Forwarder làm gì?

Với các bạn trẻ mới tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối kinh tế, ngoại thương, hay hàng hải, thì nghề forwarding cũng là một trong những nghề rất đáng theo đuổi.

Tại các công ty giao nhận vận tải forwarder, bạn có thể được làm những công việc đặc trưng như sau:

Bán hàng (sales). Nghề này khá “hot” và được trao đổi nhiều trên các diễn đàn liên quan đến giao nhận vận tải – Logistics. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp tuyển sale không yêu cầu kinh nghiệm nên những bạn mới vào nghề có thể ứng tuyển vào vị trí này.
Chăm sóc khách hàng (customer service)
Chứng từ (documentation)
Khai thác (operation)
Thông quan (customs clerance)
Quản lý vận tải bộ (trucking operation)

Những công việc nêu trên đều có những yêu cầu chuyên biệt riêng. Tuy nhiên những người làm nghề giao nhận vận tải đều cần nắm rõ các thông tin sau:

Các bên liên quan: hãng tàu, hãng hàng không, cảng biển, hải quan, kiểm dịch, Kho CFS/Depot…
Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C…
Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF,…

3.Phân biệt Freight forwarding & dịch vụ logistics

Đa số chúng ta vẫn hay đánh đồng Freight forwarding & dịch vụ logistics. Thực sự để phân tách 2 thuật ngữ này rất khó. Thông thường, một công ty làm về forwarding (giao nhận) tự nhận mình đang làm logistics, hay nói đầy đủ phải là logistics bên thứ ba (3PL), còn gọi là logistics thuê ngoài.

Về cơ bản freight forwarding (hay giao nhận vận tải) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ một điểm này đến một địa điểm khác (bằng một hay nhiều phương thức vận tải). Trong khi đó, logistics bên thứ ba (3PL) bao gồm vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn kho,… và có thể cung cấp cả dịch vụ forwarding theo cách hiểu truyền thống trước đây.

Điều dễ gây nhầm lẫn là ở chỗ dịch vụ logistics bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau, nhưng không nhất thiết phải là tất cả các các dịch vụ này. Vì thế, nếu một công ty nhỏ chỉ làm một hoặc một vài các dịch vụ đơn lẻ như lưu kho, đóng gói, khai thuê hải quan, vận tải đường bộ,… tức là đang làm một phần của dịch vụ logisitics tổng thể/tích hợp (integrated logistics), thì cũng có nghĩa công ty này đang làm dịch vụ logistics.

Như vậy thì, các công ty forwarding cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường biển (seafreight), đường hàng không (airfreight), hay vận tải bộ (trucking) đều rất phù hợp với cách lập luận trên, và công ty này thừa nhận rằng đang làm logistics. Theo cách này, hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều công ty lớn nhỏ có chữ logistics trong tên gọi của mình.

Mong rằng những thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn nào muốn tìm hiểu về nghề xuất nhập khẩu. Nếu bạn có thêm bất kì thắc mắc nào về freight forwarder này hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

>>>> Bài viết tham khảo: Khóa xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Hiện nay có hiện tượng các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo khiến việc tìm hiểu về trung tâm XNK của các bạn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy,  bạn nên đọc thêm bài viết cảnh báo chiêu trò lừa đảo của trung tâm xuất nhập khẩu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *