Giá CIF là gì? Tính giá CIF như thế nào?

Giá CIF xuất phát từ điều kiện CIF- trong điều kiện giao hàng quốc tế Incoterms.

Bài viết này Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ cung cấp những thông tin về giá cif là gì, cách tính giá CIF như thế nào? để giúp bạn chọn một phương pháp giao hàng xuất nhập khẩu phù hợp nhất.

>>>>> Xem thêm: khóa học xuất nhập khẩu tại Hà Nội

1.Giá CIF là gì?

Giá CIF là gì? Đây là mức giá tại cửa khẩu của bên nhập khẩu hàng hóa, đã bao gồm phí bảo hiểm + phí vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu của bên nhập hàng. Theo điều kiện CIF, người bán phải giao hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng; mua bảo hiểm cho hàng hóa và thuê phương tiện để vận chuyển hàng hóa đến cảng dỡ hàng.

Trên hóa đơn chứng từ, giá CIF được ghi kèm với tên cảng đích (cảng dỡ hàng).

Trong đó, CIF là điều kiện giao hàng nhóm C trong incoterms với chữ viết tắt của Cost + Insurance + Freight tức là giá đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu. Trên hợp đồng bao giờ cũng ghi rõ tên vị trí, địa điểm có thể là tên cảng ĐẾN. Chẳng hạn CIF Seoul. Như vậy, về cơ bản giá CIF là gì phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và người bán trong thương mại quốc tế.

Vị trí chuyển rủi ro và trách nhiệm của CIF là một trong những vấn đề hay bị nhầm lẫn rằng bạn phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa phải qua đến cảng. Tuy nhiên vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng, người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng

Theo như ví dụ trên thì cảng dỡ hàng hay cảng đến là CIF Seoul thì người bán Việt Nam sẽ phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Cung cấp đầy đủ đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm cùng với bộ chứng từ cho người mua Hàn Quốc để chuyển đến cảng Seoul – Hàn Quốc. Nhưng lưu ý vị trí chuyển rủi ro là tại cảng xếp hàng (Cát Lái).

Sự nhầm lẫn này không chỉ thường gặp ở những bạn đang học trong ngành logistic mà còn có những nhân viên đã và đang làm hàng ngày vẫn bị nhầm. Những công ty xuất khẩu nhỏ thường nghĩa rằng xuất FOB cho chắc chắn và an tâm vì chỉ giao hàng đến cảng. Tuy nhiên để cân đối lợi nhuận bạn cần xem xét việc xuất CIF địa điểm chuyển rủi ro là cảng xếp hàng sao cho có lợi nhất.

2.Tính giá CIF như thế nào?

Cách tính giá CIF(Giá nhập)
Công thức tính giá CIF
Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R

Trong đó

I: phí bảo hiểm

C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )

R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)

F: giá cước vận chuyển

Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Ví dụ:

Công ty A nhập khẩu mỹ phẩm là nước hoa với số lượng 1.000 lọ của một doanh nghiệp nước ngoài B có giá FOB là 2.000USD/ lọ. Lô hàng này phải chịu chi phí vận chuyển là 20USD/ lọ. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển về cảng Hải Phòng. Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên là bao nhiêu?

Lời giải:

Số tiền bảo hiểm:

+ Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng: FOB = 1.000 chiếc x 2.000 USD = 2.000.000 USD

+ Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài B là: 1.000 chiếc x 20 USD = 20.000 USD

+ Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A đối với lô hàng này là: 0.18 % = R

Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định
+ Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:

CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD

+ Số tiền bảo hiểm(STBH) là = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD

Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Hải Phòng là 0.37 %
+ Phí hàng hóa ( nước hoa): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37 % = 10.026,1 USD

+ Phí vận chuyển bằng đường bộ là 0.06 %

+ Phí bảo hiểm = STBH x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD

Hy vọng thông tin về Giá CIF là gì? Tính giá CIF như thế nào? được chia sẻ bởi Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúc bạn thành công!

>>>>> Tham khảo thêm:

TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR trả sau

Điều kiện CPT là gì?

Cách Phân Loại Vận Đơn Bill Of Lading

Nội dung Incoterms 2020

Điều kiện CFR trong incoterms 2010

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *