Giải quyết tình huống trong thanh toán L/C

Giải quyết tình huống trong thanh toán L/C:

Nội dung và diễn biến sự việc:

1.Nội dung các dữ liệu liên quan:

– Người xuất khẩu (Bene)  : Công ty Việt Nam

– Người nhập khẩu (App)   :Công ty nước ngoài

– Ngân hàng phát hành       : Ngân hàng phát hành – Nước ngoài

– Ngân hàng chiết khấu      : Ngân hàng chiết khấu – Việt Nam

– Mặt hàng xuất khẩu:        : Gừng tươi

– Thanh toán L/C trả ngay không hủy ngang, không có xác nhận.

– L/C cho phép chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam

>>>>>>> Xem thêm: Các đặc điểm chính của phương thức thanh toán bằng L/C

2.Diễn biến tranh chấp

– Ngày 10/2/2009: Ngân hàng chiết khẩu – VN chiết khấu bộ chứng từ và gửi đi đòi tiền Ngân hàng phát hành – Nước ngoài.

– Ngày 13/2/2009: Ngân hàng phát hành – Nước ngoài nhận được chứng từ. Theo quy định của UCP 600, thời hạn thanh toán của bộ chứng từ này là chậm nhất sẽ là ngày 20/2/2009 (5 ngày làm việc công với 2 ngày nghỉ). Tuy nhiên, quá thời hạn này, Ngân hàng phát hành – Nước ngoài vẫn không thanh toán cũng như không có phản hồi gì về tình trạng của bộ chứng từ.

– Ngày 27/2/2009: Ngân hàng phát hành – Nước ngoài mới gửi thông báo cho Ngân hàng chiết khấu – Việt Nam bức điện thông báo lỗi sai biệt của bộ chứng từ và từ chối thanh toán với nội dung:

+ Điều kiện quy định trong mục 2, trường 47A không được thỏa mãn (Diễn giải mục 2, trường 47A trong L/C quy định rằng: Hàng hóa phải được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu và ghi chú rõ nước xuất xứ, phải có kỹ mã hiệu rõ ràng trên mỗi bao kiện/container và trên tất cả các bao kiện /container).

+ Gừng là hàng hóa dễ hỏng, nhưng người xuất khẩu lại xếp hàng bằng container khô.

– Ngày 29/2/2009, Ngân hàng chiết khấu – Việt Nam gửi điện không chấp nhận việc bắt lỗi vì:

+ Ngân hàng phát hành – Nước ngoài không thực hiện thông báo lỗi sai biệt và từ chối thanh toán trong thời hạn 5 ngày làm việc theo quy định của UCP 600 dành cho Ngân hàng phát hành.

+ Bản thân các lỗi được thông báo không phải là lỗi sai biết của bộ chứng từ (Điều 5 UCP 600 quy định rõ: Các ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ mà không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà chứng từ có thể có liên quan).

– Sau đó, ngày 26/3/2009, Ngân hàng phát hành – Nước ngoài gửi điện thông báo rằng hàng hóa đã bị hủy do bị hỏng và không thể sử dụng được. Đồng thời, thông báo rằng Ngân hàng phát hành – Nước ngoài nhận được lệnh của tòa án về việc ngừng thanh toán. Sau đó, Ngân hàng phát hành – nước ngoài đã gửi toàn bộ hồ sơ liên quan đến phán quyết của tòa án, tuy nhiên, các chứng từ này đều bằng tiếng địa phương. nên học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

Quan điểm của Ngân hàng chiết khấu – Việt Nam: Với cách làm của Ngân hàng phát hành – nước ngoài là trái với thông lệ quốc tế về phương thức LC, đó là ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ, mọi tranh chấp giữa người mua và người bán phải được xử lý bên ngoài giao dịch của ngân hàng với ngân hàng (đặc biệt Ngân hàng chiết khấu – Việt Nam đã chiết khấu BCT theo ủy quyền trong LC). Hơn nữa, Ngân hàng phát hành – nước ngoài đã ký hậu BL và giao BCT cho khách hàng lấy hàng, nên Ngân hàng phát hành – nước ngoài không thể thoái thác trách nhiệm thanh toán BCT theo cam kết trong LC với Ngân hàng được chỉ định.

Câu hỏi: Ý kiến của bạn về sự kiện này là như thế nào?

Giải quyết tình huống trong thanh toán l/c

Trả lời:

1.Về nội dung và diễn biến sự việc:

– Vì Ngân hàng phát hành – nước ngoài không liên lạc với Ngân hàng chiết khấu – Việt Nam, thì làm sao biết được là Ngân hàng phát hành – nước ngoài nhận được bộ chứng từ vào ngày 13/2/2009. Hơn nữa, ngày 10/2/2009 (chỉ 3 ngày) Ngân hàng phát hành – nước ngoài ở Châu Âu đã nhận được chứng từ. Cần xem lại dữ liệu này.

– Do trong L/C quy định nội dung đóng gói không rõ ràng: … “Đóng gói tiêu chuẩn xuất khẩu đối với gừng tươi”… là như thế nào? Người xuất khẩu đã làm đúng chưa?

2.Về phía Ngân hàng chiết khấu – Việt Nam:

Không có sai sót gì và không chịu trách nhiệm gì, vì chiết khấu bộ chứng từ là có truy đòi, nên khi không nhận được tiền từ Ngân hàng phát hàng – nước ngoài thì quay sang truy đòi người xuất khẩu.

3.Về luật Bangladesh:

Trong trường hợp này ý chí pháp luật của Bangladesh chính là phán quyết của tòa án.

4.Về thương vụ và LC:

Gừng tươi khó bảo quản, dễ hỏng, do đó khi ký hợp đồng thương mại phải hết sức chặt chẽ điều khoản về chất lượng và đóng gói. Phải có kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng và công ty kiểm định phải do người nhập khẩu chỉ định. Các điều khoản này phải được đưa vào trong L/C.

Một quy tắc rất quan trọng trong thanh toán bằng L/C đó là, một khi Ngân hàng phát hành đã thanh toán thì luôn luôn miễn truy đòi. Sau khi Ngân hàng phát hành đã thanh toán L/C, thì phán quyết của tòa án địa phương ngăn cản việc thanh toán của Ngân hàng phát hành trở nên vô hiệu. Chính vì vậy, người thụ hưởng phải đặc biệt chú ý đến điều khoản trong L/C là có chi phép đòi tiền bằng điện hay không? Và Ngân hàng thông báo cũng cần tư vấn cho khách hàng về vấn đề này. Người thụ hưởng muốn được an toàn hơn thì dùng L/C xác nhận hoặc điều kiện cơ sở giao hàng EXW…

5.Về thông lệ và tập quán quốc tế UCP 600 với luật quốc gia:

“UCP là văn bản do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính hiệp hội (phi chính phủ), chứ không phải là một tổ chức liên chính phủ, do đó, UCP không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như các bên liên quan. Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC được miễn trách khi có sai sót, tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng.

Thực tế cho thấy, do UCP có thể bị lợi dụng để gian lận và lừa đảo nên một số luật quốc gia đã có hướng sửa đổi nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị hại, bất kể quyết định của tòa án là trái ngược với UCP. Tuy nhiên, về cơ bản, luật quốc gia thường tôn trọng mà khi có những đối đầu với Thông lệ quốc tế. Sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp lý này tùy thuộc vào đặc thù của từng nước, mức độ phát triển kinh tế và sự hòa nhập vào nền mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với UCP, thì Luật quốc gia sẽ vượt lên trên và được tuân thủ.

Quan điểm này của các nhà soạn thảo UCP được nói rõ trong tài liệu ICC số xuất bản 511: “Do được dẫn chiếu áp dụng vào L/C, UCP chi phối giao dịch L/C là cơ bản nhưng không phải là duy nhất. Tòa án và trọng tài thường vận dụng UCP bởi nó là một tuyển tập các thông lệ và tập quán về L/C được phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới. Nó được hiểu là một văn bản đạt được sự hoàn hảo gần với một bộ luật quốc tế.

Tuy nhiên, một điều mà chúng ta phải thừa nhận là sự áp dụng của UCP vào L/C không ngăn cản việc tòa án áp dụng luật pháp quốc gia. Thời gian qua có nhiều cuộc tranh luận về pháp lý, đặc biệt là các trường hợp có những đối ngịch giữa UCP và luật quốc gia. Quan điểm của ICC là UCP sẽ không nêu ra những vấn đề pháp lý như vậy và UCP không thể thay đổi được luật quốc gia. Những tranh chấp nếu có tốt nhất là để tòa xem xét và phán quyết.

6.Kết luận:

Ngân hàng phát hành – nước ngoài không thể làm được gì khác ngoài việc chấp hành lệnh của tòa án. Còn đối với người xuất khẩu Việt Nam thì phải suy nghĩ nghiêm túc một điều là: Cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo theo L/C, thì khả năng có lấy được tiền hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện hợp đồng thương mại (hàng hóa đến tay người mua có đúng, đủ, kịp thời hay không…), nghĩa là người mua không dễ gì bỏ tiền ra để mua một lô hàng không đáng gia, vì đứng đằng sau họ còn giải quyết tình huống trong thanh toán L/Cn có pháp lý quốc gia bảo vệ.

Mong bài viết của Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về Nên học xuất nhập khẩu ở đâu của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

One Comment

Trả lời HLM Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *