Thủ tục giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển với hàng nguyên container FCL

Thủ tục giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển với hàng nguyên container FCL như thế nào? Liệu có phức tạp hơn so với hàng lẻ LCL?

Đối với hàng nguyên Container FCL, căn cứ vào quy trình/thời gian sản xuất hàng của công ty mình, và thông tin trên Booking Note/Lệnh cấp cont rỗng, người XK tiến hành lấy cont rỗng để đóng hàng vào cont. Một là chở cont rỗng về kho của mình để đóng, hai là chở hàng của mình đến bãi của cảng/ICD/CY/Depot để đóng hàng vào cont tại đấy (tốn thêm phí dịch vụ đóng hàng). Đó là một trong những công việc đầu tiên khi làm thủ tục giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển với hàng nguyên container. Vậy quy trình, thủ tục giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển với hàng nguyên container FCL chi tiết như thế nào?

>>>Xem thêm: Thủ tục giao nhận hàng xuất khẩu đường biển với hàng lẻ LCL

1. Nếu đóng hàng tại kho của người xuất khẩu

Nếu đóng hàng tại kho của người xuất khẩu, người XK phải thực hiện việc chở cont rỗng về kho của mình để đóng hàng và kéo cont hàng trở lại cảng để giao lên tàu. Đây là cách đóng phổ biến. Vì ở kho của người XK thường đầy đủ công nhân và trang thiết bị đóng hàng và chuyên nghiệp hơn ở cảng.

Thông thường, việc lấy cont rỗng/chở cont, người XK sẽ thuê công ty cho thuê xe đầu kéo (trucking). Trong hợp đồng dịch vụ thuê vận tải này, người xuất khẩu phải ràng buộc trách nhiệm rõ ràng với bên trucking trong việc lấy cont rỗng không đúng chất lượng yêu cầu dẫn tới việc từ chối lấy hàng của người NK hoặc charge phí hư hại cont từ phía hãng tàu. Trong trường hợp, lấy cont về kho người XK rồi nhưng phải trả lại cont do không đạt yêu cầu đóng hàng. Nếu lỗi là của bên trucking, bên này phải gánh chi phí đổi trả đó. Nhiều trường hợp, muốn đổi cũng không có cont rỗng tốt sẵn sàng để mà đổi. Để tránh phát sinh tất cả những sự vụ này, tốt nhất, các bên nên phối hợp lấy cont tốt/đạt yêu cầu/đúng thoả thuận ngay từ đầu. Việc lấy cont rỗng đạt chất lượng cũng gần như là một yếu tố mang tính “sống còn” mà các hãng trucking phải lưu tâm.

Thủ tục giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển với hàng nguyên container FCL

Công việc cụ thể như sau:

(1) Duyệt Lệnh cấp container rỗng và lấy cont rỗng

Như đã trình bày ở phần lấy nghiệp vụ vận tải, tuỳ cách làm việc của mỗi hãng tàu, Lệnh cấp rỗng đôi khi cũng chính là Booking Note mà người XK nhận được từ hãng tàu. Người viết sau đây sẽ chỉ dùng một thuật ngữ là Lệnh lấy rỗng để tránh cách hiểu phức tạp.

Người lấy cont rỗng (tức là hãng trucking/tài xế xe đầu kéo) đem Lệnh cấp container rỗng đến Phòng điều độ của hãng tàu (thường là ở cảng) để bộ phận này duyệt Lệnh cấp rỗng để lấy container.

Phòng điều độ sau khi duyệt lệnh sẽ giao cho người lấy rỗng bộ hồ sơ gồm: Packing list của container (danh sách containers), seal của hãng tàu, vị trí (bãi/Depot/ICD) cấp container, Lệnh cấp container rỗng đã ký duyệt của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng.

Người lấy cont rỗng sẽ cầm bộ hồ sơ này đế đến bãi được chỉ định trên Lệnh, xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho phòng thương vụ tại bãi và lấy container rỗng vận chuyển về kho người xuất khẩu đóng hàng.

Kiểu duyệt lệnh lòng vòng như trên hiện nay vẫn còn nhiều hãng tàu áp dụng. Hiểu nôm na là: Văn phòng hãng tàu ở quận 1 cấp Booking Note/hoặc Lệnh lấy rỗng. Nhưng người lấy rỗng phải chạy đến cảng Cát Lái ở quận 2 để duyệt Lệnh đó rồi mới ra Depot/ICD ở quận 9, Bình Dương, Đồng Nai lấy cont rỗng… Nếu Booking Note và Lệnh là hai giấy tờ khác nhau, thì người lấy rỗng phải cầm Booking Note lên văn phòng hãng tàu thực hiện việc đổi Booking Note để lấy Lệnh, rồi mới đi duyệt Lệnh, lấy rỗng… Đây là cách duyệt Lệnh thứ nhất.

Một vài hãng tàu không duyệt lệnh thủ công, mà duyệt trên hệ thống nội bộ của họ mà chúng ta hay gọi là duyệt lệnh điện tử. Hãng tàu làm được việc này là do họ có mối quan hệ tin cậy với ICD/Depot. Người lấy rỗng cứ cầm Lệnh cấp rỗng đến vị trí bãi ghi trên đó là lấy cont rỗng được. (Hãng Hapag-Lloyd AG). Seal sẽ được giao ở bãi. Đây là cách duyệt Lệnh thứ hai.

Một vài hãng lại duyệt qua email. Người lấy rỗng sẽ viết một email cho hãng tàu, khai số Booking Note đã có để xin duyệt Lệnh. auk hi được duyệt, người lấy rỗng in lệnh đã được duyệt ra, và cầm lệnh đã duyệt đến vị trí bãi/Depot/ICD ghi trên đó là lấy cont rỗng được (hãng CMA). Seal sẽ được giao ở bãi. Đây là cách duyệt Lệnh thứ ba.

Ví dụ ở hãng tàu CMA hay duyệt lệnh theo cách thứ ba này. auk hi chủ hàng xuất khẩu nhận được booking trực tiếp từ bộ phận dịch vụ khách hàng của hãng tàu, chủ hàng xuất khẩu sẽ tiến hành duyệt lệnh trực tiếp bằng cách gởi email vào địa chỉ: sgn.emptyrelease@cma-cgm.com. Chủ đề trên email được gởi theo mẫu: SỐ BOOKING/TÊN KHÁCH HÀNG/SỐ LUỢNG VÀ LOẠI CONTAINER/NGÀY LẤY CONTAINER HOẶC NGÀY ĐÓNG BÃI TẠI CẢNG (NẾU LÀ HÀNG ĐÓNG BÃI TẠI CẢNG, VUI LÒNG CUNG CẤP NƠI ĐÓNG BÃI).

Người phụ trách bộ phận duyệt lệnh booking của hãng tàu sẽ tiến hành duyệt lệnh trong hệ thống & chỉ định nơi lấy container rỗng. Chủ hàng sẽ nhận được bảng duyệt lệnh theo mẫu chuẩn trực tiếp từ hệ thống CMA trong email phản hồi. Khi lấy container rỗng tại depot hoặc đóng hàng trực tiếp tại cảng, chủ hàng hàng cần trình cho depot/cảng bản duyệt lệnh để có thể lấy được container. Seal sẽ được cung cấp cho chủ hàng tại nơi lấy container rỗng hoặc nơi khác do hãng tàu chỉ định.

Lúc lấy cont rỗng ở Depot/ICD, người lấy cont phải lưu ý tuyệt đối không lấy cont nghi có vấn đề về chất lượng. Khi chất lượng cont không đạt, bên trucking/người lấy rỗng phải liên hệ với chủ hàng xuất khẩu để báo tình hình và chờ xác nhận của chủ hàng. Người lấy cont nên chụp lại tất cả hình ảnh trong và ngoài cont, sàn, nóc, góc, cạnh, để làm bằng chứng cho những hư hại về sau.

Vì theo tập quán làm việc, bên giao cont rỗng/Depot thường không đồng ý ký vào biên bản hư hại. Nếu cont không đạt chất lượng, người lấy cont không đồng ý lấy thì Depot không giao cont chứ không chấp nhận ký bên biên bản cont hư. Trường hợp đó người lấy cont sẽ được văn phòng hãng tàu đề nghị sang bãi khác lấy cont tốt hơn nhưng lại phát sinh chi phí. Do vậy hai bên trucking và người thuê trucking (tức chủ hàng XK) phải làm rõ vấn đề này ngay thời điểm đó để tránh phát sinh tranh chấp về sau. (giữa bên trucking, chủ hàng và hãng tàu…)

Hơn nữa, nếu cont hư, khi cont hàng ra cảng, cảng sẽ từ chối tiếp nhận để tránh tránh nhiệm về phần mình và đảm bảo an toàn hàng hải. Khi đó, chủ hàng phải tiến hành lấy cont khác và đóng hàng lại. Việc này là hết sức rủi ro và gây thiệt hại lớn.

Do vậy, tốt hơn hết, ngay từ đầu, việc lấy cont rỗng phải được tiến hành hết sức cẩn thận và đúng chất lượng. Để tránh trường hợp này, hai bên người NK và người XK thường có thêm một thoả thuận nữa là thoả thuận về thuê Bên thứ 3 Kiểm định chất lượng containers (thường đây cũng chính là bên kiểm định chất lượng hàng hoá). Nếu containers rỗng được lấy về kho hoặc cont hàng sau khi đã đóng không đạt chất lượng thì sẽ không được phép đóng hàng.

Khi cont rỗng về đến kho bị bên kiểm định thứ 3 kết luận “không phù hợp tiêu chuẩn đóng hàng” thì các bên hành động như sau:

Hoặc, Người XK liên lạc xin ý kiến người NK về việc chấp nhận hư hỏng của cont (dĩ nhiên hư hỏng này phải là không quá lớn và khả năng không ảnh hưởng đến chất lượng hàng) và cho tiến hành đóng hàng để kịp tiến độ. Nếu việc đóng hàng được diễn ra, người NK phải có thư xác nhận gửi cho bên kiểm định thứ 3, đống ý chất lượng rủi ro về chất lượng hàng và rủi ro bị cảng từ chối tiếp nhận cont hàng trước vận chuyển, cũng như các rủi ro và chi phí phát sinh khác.

Hoặc, nếu người NK từ chối đóng hàng, người XK phải yêu cầu trucking tiến hành đổi/trả lấy cont tốt. Chi phí đổi trả thường lớn. Do vậy, các bên người XK, người NK và bên xe trucking phải thảo luận rõ ràng với nhau về vấn đề này trước khi tiến hành đổi trả. Một vài trường hợp không chắc có cont tốt hơn, thời gian đổi trả lại không kịp tiến độ đóng hàng và ngày tàu chạy, sẽ buộc các bên phải lựa chọn – hoặc là chấp nhận rủi ro đi cont xấu – hoặc là chấp nhận trễ tàu.

Để tránh những phát sinh và hệ luỵ vừa nêu. Giải pháp tốt nhất là ngay từ đầu, người XK/NK phải làm việc được với một bên trucking uy tín, có chuyên môn cao và làm việc chuyên nghiệp để lấy được cont tốt và đúng theo yêu cầu của bên kiểm định thứ 3. Đồng thời, người XK/NK phải chắc chắn rằng nhân viên sales hãng tàu đã thảo luận rõ ràng với bên cấp cont rỗng ở bãi (bên Depot/ICD) trong việc đảm bảo cung cấp cont tốt.

Nói thêm về Seal. Seal là việc làm dấu khoá cont sau khi đã đóng hàng xong. Bên trucking khi nhận seal nên bảo quản seal đúng cách. Nhiều trường hợp lỡ tay bấm seal, khiến chủ hàng phải mua seal cấp bù. Nếu không kịp lấy seal mới, có thể gây ra việc trễ tàu vì seal chưa được khoá, cảng và hãng tàu sẽ không tiếp nhận, vận chuyển.

Khi tiếp nhận cont rỗng từ hãng trucking, người XK phải có biên bản về chất lượng cont khi tiếp nhận, khi đóng hàng xong, cũng phải có biên bản này. Việc này giúp người XK làm rõ được trách nhiệm với bên trucking, đồng thời giúp ích rất nhiều về sau trong vấn đề giải quyết khiếu nại với người NK, hãng tàu về tình trạng của containers khi giao cho người XK.

Lúc đóng hãng phải chụp hình liên tục và đầy đủ về cập nhật với khách hàng về tình trạng hàng hoá cũng như containers học xuất nhập khẩu ở đâu

Lưu ý: Nếu lấy cont rỗng ở các cảng thuộc hệ thống cảng Tân Cảng Sài Gòn thì phải khai eport trên hệ thống E-port của công ty Tân Cảng. Người giao nhận thực hiện việc này trên cổng thông tin điện tử https://eport.saigonnewport.com.vn/ của Tân Cảng.

Thực chất việc này là việc đăng ký làm thủ tục giao/nhận containers hàng/containers rỗng/khai VGM qua mạng Internet và thanh toán các loại chi phí liên quan đến xếp dỡ tại các cảng thuộc hệ thống cảng này thông qua việc chuyển khoản mà không đóng tiền mặt qua. E-Port cũng hỗ trợ xuất hóa đơn điện tử được chấp nhận bởi cơ quan thuế.

(2) Đóng hàng xong và chở cont hàng ra cảng/ICD quy định trên Booking Note

Sau khi đóng hàng và bấm seal của hãng tàu xong, bên trucking sẽ chở cont hàng giao đến cảng/ICD hạ cont hàng mà Lệnh cấp cont/Booking đã nêu.

Nếu hàng phải kiểm hoá luồng đỏ, thì không được bấm seal của hãng tàu mà chỉ được đóng seal tạm của chủ hàng mà thôi vì khi đó phải cắt seal để hải quan kiểm hoá, phải mua lại seal mới từ hãng tàu, đồng thời phải thay đổi tất cả các thông tin với số seal mới trên phần mềm khai hải quan, Packing List và Vận đơn nháp…

Chủ hàng XK sẽ giao cho bên trucking một bản khai VGM + Packing List + Booking Note.

Trucking sau đó sẽ vận chuyển cont hàng đến cảng/bãi, phối hợp với bộ phận làm thủ tục hải quan hàng xuất.  cách hạch toán kế toán xây dựng

Việc thực hiện thủ tục hải quan và giao hàng ở cảng sẽ do nhân viên hiện trường – nhân viên giao nhận của công ty người XK làm. Thủ tục này rất đơn giản, nên phần nhiều, chủ hàng XK giao luôn việc này để tài xế xe trucking thực hiện. Người viết sẽ trình bày phần này dưới góc độ công việc ở cảng chỉ do một người làm – đó là tài xế kiêm luôn nhân viên giao nhận – và sẽ được gọi là nhân viên giao nhận. cộng đồng xuất nhập khẩu

Trước khi chở hàng ra cảng, doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện việc khai báo hải quan điên tử. Việc này được tiến hành trên phần mềm ECUS đã cài sẵn tại doanh nghiệp. Hải quan đã thực hiện việc tiếp nhận thông tin lô hàng cần làm thủ tục trên mạng. Sau khi doanh nghiệp khai xong, hải quan sẽ trả cho doanh nghiệp hai kết quả: (1) một là quyết định phân luồng: luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ (mà dựa vào đó doanh nghiệp mới biết các công việc tiếp theo cần làm gì; (2) hai là số tờ khai.

Quý bạn đọc cần phân biệt hai vấn đề là.

Một là, chúng ta khai thông tin lô hàng (và các hành động khác như kiểm tra chứng từ + kiểm tra hàng hoá nếu có) để làm thủ tục hải quan là khai với chi cục hải quan khu vực mà chúng ta chịu sự quản lý (bằng cách chọn khu vực hải quan lúc khai trên phần mềm), (danh sách các hải quan khu vực sẽ được người viết trình bày ở phần “Thực hành khai hải quan điện tử”).

Còn việc chúng ta đem containers hàng ra cảng nào để giao hàng và làm thủ tục thanh lý cho lô hàng trước khi lên tàu là do sự chỉ định trên Booking Note của hãng tàu (do tàu của họ ghé ở cảng đó).

Như vậy, có thể hiểu, một doanh nghiệp ở Bình Phước, chịu sự quản lý của Cục Hải quan Bình Phước thì tất cả các thông tin họ khai (và các hành động khác liên quan như kiểm tra chứng từ, kiểm tra hàng hoá) là thực hiện với Hải quan Bình Phước, nhưng cont hàng của họ thì hãng tàu yêu cầu phải đem đến cảng Cát Lái (Tp. HCM) để xuất đi thì họ phải mang cont hàng giao ra cảng Cát Lái, đồng thời làm thủ tục thanh lý thủ tục cuối cùng trước khi hàng lên tàu là ở chi cục hải quan Cảng Cát Lái.

Nếu kết quả khai thủ tục hải quan trả về là luồng xanh. Có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần ra cảng xuất để làm thủ tục thanh lý và vào sổ tàu.

(3) Làm thủ tục thanh lý và vào Sổ tàu

Nhân viên giao nhận mang theo giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu + Packing List của lô hàng và Phiếu cân VGM.

Trường hợp hạ giao hàng và làm thủ tục thanh lý ở hệ thống các cảng của Tân Cảng (ví dụ như Tân Cảng Cát Lái, Tân Cảng Cái Mép, Tân Cảng Hải Phòng…)

Đối với hệ thống cảng của Tổng công ty Tân Cảng, công ty này đã triển khai E-port nên trước khi mang cont hàng ra cảng, doanh nghiệp XK cần thêm một thao tác khai Eport ở bước số 1 như bên dưới.

Hệ thống các cảng trực thuộc công ty Tân Cảng bao gồm:

Campuchia: Tân Cảng – Cypress; Cao Lãnh: Cảng Tân Cảng – Cao Lãnh; Sa Đéc: Cảng Tân Cảng – Sa Đéc; Bến Tre: Cảng Tân Cảng – Giao Long; An Giang: Cảng Tân Cảng – Mỹ Thới (An Giang); Cần Thơ: Cảng Tân Cảng – Trà Nóc, Cảng Tân Cảng – Cái Cui, Cảng Tân Cảng – Thốt Nốt (Cần Thơ); Tp. HCM: Cảng Tân Cảng Cát Lái, Cảng Tân Cảng – Phú Hữu, Cảng Tân Cảng – Hiệp Phước; Bà Rịa Vũng Tàu: Cảng Container Tân Cảng – Cái Mép (TCCT), Cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị Vải (TCTT), Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT), Dự án Cái Mép Hạ; Cam Ranh: Tân Cảng – Petro Cam Ranh; Quy Nhơn: Cảng Tân Cảng – Miền Trung; Đà Nẵng: Dự án Cảng Tân Cảng – Liên Chiểu; Hải Phòng: Cảng Container Quốc Tế Hải Phòng (HICT), Cảng Tân Cảng – 128, Cảng Tân Cảng – 189

Bước 1: Khai eport trên hệ thống E-port của công ty Tân Cảng.

Người giao nhận thực hiện việc này trên cổng thông tin điện tử https://eport.saigonnewport.com.vn/ của Tân Cảng.

Thực chất việc này là việc đăng ký làm thủ tục giao/nhận containers hàng/containers rỗng qua mạng Internet và thanh toán các loại chi phí liên quan đến xếp dỡ tại các cảng thuộc hệ thống cảng này thông qua việc chuyển khoản mà không đóng tiền mặt qua. E-Port cũng hỗ trợ xuất hóa đơn điện tử được chấp nhận bởi cơ quan thuế.

Bước này được thực hiện trước đó bởi nhân viên giao nhận ở văn phòng của người XK.

Bước 2: Lấy phiếu EIR, nhập bãi

Sau khi khai Eport xong, nhân viên giao nhận sẽ có tờ Phiếu đăng ký làm hàng Hạ bãi chờ xuất từ Cảng. Trên tờ Phiếu này có số của tờ phiếu.

Khi đến cảng, Nhân viên giao nhận cho xe đậu ngoại cổng Cảng. Vào cảng liên hệ Phòng Thương Vụ của Cảng, trình/khai mã số này với nhân viên phòng Thương vụ của Cảng. Nhân viên Thương vụ nhập mã số này để in phiếu EIR (Phiếu EIR hàng xuất là phiếu Hạ Bãi Chờ Xuất (giới thiệu về phiếu EIR)) và giao cho nhân viên giao nhận.

Nhân viên giao nhận trình EIR này + Giấy giới thiệu + Packing List + Booking Note và phiếu VGM tại cổng bảo vệ của cảng.

Bảo vệ sẽ thực hiện việc “bấm giờ” để xác định thời điểm xe vào cảng (để làm căn cứ cho hãng tàu tính detention và demurrage charge). Việc này phải được tiến hành trước giờ Closing time ghi trên Booking. Bên bảo vệ này sẽ giao cho nhân viên giao nhận chỉ dẫn hạ cont hàng ở khu vực chính xác trong cảng (thường là ở Terminal A nếu ở cảng Cái Lái).

Tại thời điểm này, giữa tài xế và bảo vệ không có bước kiểm tra tình trạng containers. Và gần như cont hàng được tiếp nhận được hiểu là cont không hư hại. Trước khi hàng lên tàu, sẽ có một bộ phận của cảng ghi nhận tình trạng cont. Nếu có hư hại xảy ra, bộ phận này sẽ note lại tình trạng để làm căn cứ phân chia trách nhiệm. Vậy có thể hiểu, khi chủ hàng XK lấy được cont rỗng tốt và giao được cho cảng. Tất cả trách nhiệm của họ về hư hại của cont sẽ kết thúc tại đây. Từ thời điểm giao cont vào cảng trở đi, hư hỏng cont nếu có sẽ là do cảng gây ra.

Việc chở cont hàng vào bãi hạ chờ xuất của cảng như vậy là xong.

Bước 3: Làm thủ tục thanh lý tại quầy chi cục hải quan cảng đó

Nhân viên giao nhận lên trang Web của tổng cục hải quan. Tìm phần In mã vạch. Nhập số tờ khai, ngày của tờ khai, mã số thuế của doanh nghiệp, mã chi cục hải quan để ra 02 tờ Mã vạch (Tờ mã vạch này chính là danh sách containers/kiện hàng – đồng thời tờ này cũng chính là căn cứ để biết tình trạng: hàng được thông quan hay chưa). Phần này sẽ được trình bày ở phần khai báo hải quan điện tử.

Nhân viên giao nhận liên hệ bộ phận Hải quan Thanh lý nộp hai tờ mã vạch. Hải quan thanh lý giữ một tờ, gửi người làm thủ tục giữ một tờ có đóng dấu của hải quan thanh lý.

  • Nhân viên giao nhân ghi tên tàu và số chuyến lên tờ mã vạch này và nộp Bộ phận Vào Sổ tàu ở sát bên Bộ phận Hải quan thanh lý.
  • Bộ phận Vào Sổ tàu thực hiện nghiệp vụ vào sổ tàu cho các container xuất.

Nghiệp vụ này ở các cảng khác nhau có thể khác nhau đôi chút nhưng tựu trung phải làm được hai việc, thanh lý và vào số tàu.

Nếu hàng chưa được vào sổ tàu sẽ khổng thể lên tàu. Rất nhiều người làm thủ tục sẽ quên bước này khi chưa quen thao tác nghiệp vụ dẫn tới việc bị “rớt cont” = rớt tàu. Bước vào sổ tàu phải được thực hiện trước giờ Closing time ghi trên Booking. Nếu sau giờ này, coi như “rớt tàu”. Một số hãng tàu rất khắt khe trong việc đúng giờ Closing time như MAERSK hay EVERGREEN… Tuỳ tình hình và mối quan hệ, chủ hàng có thể xin gia hạn Closing time với hãng tàu.

Luôn ghi nhớ điều này, hàng hoá được coi là xong thủ tục hải quan và lên được tàu khi đã được vào sổ tàu. Đến đây là coi như người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Trường hợp hạ giao hàng và làm thủ tục thanh lý ở một số cảng và ICD ở Việt Nam, không thuộc hệ thống của tổng công ty Tân Cảng

Lúc này nhân viên giao nhận không cần khai E-port. Việc đóng tiền sẽ diễn ra trực tiếp ở phòng thương vụ ở các cảng này:

Bước 1: Đóng tiền ở Thương vụ cảng

Khi đến cảng, Nhân viên giao nhận cho xe đậu ngoại cổng Cảng. Vào cảng liên hệ Phòng Thương Vụ của Cảng, trình Booking Note nhân viên phòng Thương vụ của Cảng và đóng tiền hạ bãi chờ xuất (tức là phí nâng hạ cont khi cont vào cảng). Nhân viên Thương vụ in phiếu EIR (Phiếu EIR hàng xuất là phiếu Hạ Bãi Chờ Xuất và xuất hoá đơn giao cho nhân viên giao nhận.

Các bước còn lại cơ bản là ở cảng nào cũng giống nhau.

Bước 2: Lấy phiếu EIR, nhập bãi học xuất nhập khẩu tphcm

Nhân viên giao nhận trình EIR này + Giấy giới thiệu + Packing List + Booking Note và phiếu VGM tại cổng bảo vệ của cảng.

Bảo vệ sẽ thực hiện việc “bấm giờ” để xác định thời điểm xe vào cảng (để làm căn cứ cho hãng tàu tính detention và demurrage charge). Việc này phải được tiến hành trước giờ Closing time ghi trên Booking. Bên bảo vệ này sẽ giao cho nhân viên giao nhận chỉ dẫn hạ cont hàng ở khu vực chính xác trong cảng (thường là ở Terminal A nếu ở cảng Cái Lái).

Tại thời điểm này, giữa tài xế và bảo vệ sẽ có bước kiểm tra tình trạng containers. Hai bên sẽ tiến hành chụp hình và ghi nhận lại mức độ cont hư hại nếu có. Tất cả trách nhiệm của chủ hàng XK về hư hại của cont sẽ kết thúc tại đây. Từ thời điểm giao cont vào bãi này trở đi, hư hỏng của cont nếu có sẽ là do việc vận chuyển của hãng tàu từ ICD/bãi ra cảng hoặc do bên cảng gây ra. Trước khi hàng lên tàu ở cảng, sẽ có một bộ phận của cảng ghi nhận tình trạng cont. Nếu có hư hại xảy ra, bộ phận này sẽ note lại tình trạng để làm căn cứ phân chia trách nhiệm.

Việc chở cont hàng vào bãi hạ chờ xuất của cảng như vậy là xong.

Bước 3: Làm thủ tục thanh lý tại quầy chi cục hải quan cảng đó

Nhân viên giao nhận lên trang Web của tổng cục hải quan. Tìm phần In mã vạch. Nhập số tờ khai, ngày của tờ khai, mã số thuế của doanh nghiệp, mã chi cục hải quan để ra 02 tờ Mã vạch (Tờ mã vạch này chính là danh sách containers/kiện hàng – đồng thời tờ này cũng chính là căn cứ để biết tình trạng: hàng được thông quan hay chưa).

Phiếu In Mã Vạch

Nhân viên giao nhận liên hệ bộ phận Hải quan Thanh lý nộp hai tờ mã vạch. Hải quan thanh lý giữ một tờ, gửi người làm thủ tục giữ một tờ có đóng dấu của hải quan thanh lý.

  • Nhân viên giao nhân ghi tên tàu và số chuyến lên tờ mã vạch này và nộp Bộ phận Vào Sổ tàu ở sát bên Bộ phận Hải quan thanh lý.
  • Bộ phận Vào Sổ tàu thực hiện nghiệp vụ vào sổ tàu cho các container xuất.

Nghiệp vụ này ở các cảng khác nhau có thể khác nhau đôi chút nhưng tựu trung phải làm được hai việc, thanh lý và vào số tàu. Học kế toán ngắn hạn

Nếu hàng chưa được vào sổ tàu sẽ khổng thể lên tàu. Rất nhiều người làm thủ tục sẽ quên bước này khi chưa quen thao tác nghiệp vụ dẫn tới việc bị “rớt cont” = rớt tàu. Bước vào sổ tàu phải được thực hiện trước giờ Closing time ghi trên Booking. Nếu sau giờ này, coi như “rớt tàu”. Một số hãng tàu rất khắt khe trong việc đúng giờ Closing time như MAERSK hay EVERGREEN… Tuỳ tình hình và mối quan hệ, chủ hàng có thể xin gia hạn Closing time với hãng tàu.

Luôn ghi nhớ điều này, hàng hoá được coi là xong thủ tục hải quan và lên được tàu khi đã được vào sổ tàu. Đến đây là coi như người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. 

Nếu kết quả khai thủ tục hải quan trả về là luồng vàng. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải xuất trình bộ hồ sơ liên quan đến hàng hoá để hải quan thực hiện việc kiểm tra chi tiết hồ sơ này.

Việc chuẩn bị Bộ hồ sơ khai hải quan hàng xuất và kiểm tra chứng từ sẽ được trình bày ở phần thủ tục hải quan.

Như đã nói ở phần đầu, doanh nghiệp sẽ xuất trình bộ hồ sơ này ở Cơ quan hải quan mà mình chịu sự giám sát để cơ quan này kiểm tra chứng từ. Ví dụ công ty ở Bình Phước sẽ mang chứng từ lên một trong các chi cục của Cục hải quan Bình Phước để được kiểm tra.

Khi cơ quan hải quan này Kiểm tra chứng từ xong, họ sẽ cho thông quan trên hệ thống điện tử.

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Nguồn tham khảo: trung tam xuat nhap khau le anh

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *