Hàng Gia Công Là Gì? Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Gia Công

Có một loại hàng đặc biệt, được xuất khẩu và hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, gọi tên là hàng gia công.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Vậy hàng gia công là gì? Một số lưu ý về hàng gia công, hãy cùng Kỹ năng xuất nhập khẩu tham khảo bài viết sau đây để bạn nắm được những kiến thức tổng quát về hàng gia công.

1. Hàng gia công là gì?

Hàng Gia công được thực hiện từ một quá trình gia công mà doanh nghiệp hay đơn vị nào đó được thuê công sức lao động để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Gia công có thể hiểu là việc bỏ công sức để tạo ra một sản phẩm mới hoặc từ nguyên phụ liệu hay bán thành phẩm thông qua một số công đoạn trong quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm khác nào đó.

Trong thương mại quốc tế, Gia công hay sản xuất xuất khẩu đều có cơ chế giống nhau về quy trình là nhập khẩu nguyên vật liệu, sản xuất hay gia công thành sản phẩm và xuất khẩu.

Đối với hàng gia công phải trải qua một công đoạn trong quy trình sản xuất; được coi là một bước gia công, bước này sẽ làm biến đổi bản chất của nguyên vật liệu đầu vào.

>>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học báo cáo quyết toán hải quan dành cho doanh nghiệp gia công

2. Các mặt hàng gia công ở Việt Nam

Hàng gia công thường bao gồm: Gia công thương mại, gia công quốc tế, xuất khẩu gia công.

Gia công thương mại

Gia công thương mại hay còn gọi chung là gia công.

Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Điều 178: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”

Đối với hàng hóa kim loại, gia công làm thay đổi tính chất, hình dạng và trạng thái sản phẩm. Trong đó, phổ biến là các mặt hàng gia công như quần áo, may mặc, giày dép,…

Gia công là hoạt động thương mại quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay.

Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là hình thức giao dịch mà người đặt hàng gia công yêu cầu cụ thể, cung cấp các nguyên vật liệu, và định mức tiêu chuẩn kỹ thuật để bên thực hiện gia công theo dõi và sản xuất theo yêu cầu định sẵn, sau khi hoàn thành thì bàn giao cho bên thuê gia công.

Việc gia công quốc tế gắn liền với hoạt động sản xuất với hoạt động XNK.

Gia công quốc tế được xem là phương thức giao dịch phổ biến trong mua bán quốc tế của nhiều nước hiện nay. Với nhiều nước phát triển hộ thường đặt gia công tại các quốc gia có lao động giá rẻ.

Lợi ích của đặt gia công quốc tế giúp bên đặt gia công lợi dụng được giá nguyên liệu rẻ, nguồn lao động dồi dào, còn bên nhận gia công giải quyết vấn đề lao động, nhận được nhiều công nghệ mới về quốc gia họ, tiếp nhận được nhiều quy trình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy nền kinh tế.

Xuất khẩu hàng gia công

Xuất khẩu hàng gia công là phương thức sản xuất mà bên đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị cần sử dụng trong gia công cho nước nhận hàng gia công nhằm thực hiện theo yêu cầu của bên đặt gia công. Hoặc bán thành phẩm theo mẫu hay định mức được cho phép.

Theo thông tư số 14/KHTĐ-TM ban hành ngày 25/9/1996 định nghĩa: “Gia công hàng hóa xuất khẩu là các hoạt động, sản xuất, lắp ráp, chế biến, sản xuất, lắp ráp, đóng gói,… Nhằm chuyển hóa nguyên liệu, phụ liệu, thành phẩm bán hàng, do bên gia công đặt cung cấp thành sản phẩm hoặc hán thành phẩm của bên yêu cầu đặt gia công.”

Hàng Gia Công Là Gì? Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Gia Công

3. Giá tính thuế GTGT đối với hàng gia công

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013 hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và căn cứ theo Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định:

Giá tính thuế GTGT đối với hoạt động gia công hàng hóa được quy định tại Khoản 8 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

“Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.”

4. Quy trình xuất khẩu hàng gia công

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia công có thể thực hiện làm thủ tục hải quan theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư

Căn cứ theo điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC, một bộ hồ sơ xuất khẩu hàng gia công thường bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Hợp đồng ủy thác

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại chi cục hải quan hoặc qua Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến theo quy định..

Bước 2:

Tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra các thông tin và xét duyệt. Trường hợp người khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, các nhân viên hải quan kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai quy định và các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan.

Bước 3:

Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa.

Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: Được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật

Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Bước 4: Thông quan hàng hóa.

Sau khi hoàn thành thành công, DN sẽ nhận Quyết định thông quan hàng hóa.

5. Quy định về tính định mức hàng gia công

Quy định về định mức hàng gia công được thể hiện:

– Định mức thực tế để gia công, gồm:

a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

– Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.

– Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Bạn có thể tham khảo thêm về:

Hướng dẫn khai hải quan hàng gia công, tại: Khai báo hải quan hợp đồng gia công trên ecus5 vnaccs

Và Hướng dẫn làm báo cáo quyết toán hàng gia công, tại: Hướng dẫn sử dụng phần mềm báo cáo quyết toán hải quan

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về Depot Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Depot (Cảng Cạn). Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về khu phi thuế quan cho học tập cũng như trong công việc của mình.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *