Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu – Những Kiến Thức Cần Biết

Hợp đồng xuất nhập khẩu là một chứng từ cực kỳ quan trọng đối với người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu), thể hiện sự thỏa thuận của họ về việc mua bán hàng hóa. Trong bài viết Kỹ Năng Xuất Nhập Khẩu sẽ hướng dẫn các bạn cách lập hợp đồng xuất nhập khẩu và những điều cần biết khi lập và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.

1. Giới thiệu về hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì?

Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì

Hợp đồng xuất nhập khẩu cũng giống hợp đồng thông thường là sự thoả thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ trong các quan hệ xã hội cụ thể.

Cụ thể:

Hợp đồng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở ở các quốc gia, khu vực khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu) trong đó một bên được gọi là bên bán (nhà xuất khẩu) chuyền quyền sở hữu một tài sản nào đó gọi là hàng hóa cho một bên khác là bên bán (nhà nhập khẩu). Người mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng.

Vai trò và quan trọng của hợp đồng xuất nhập khẩu

  • Đây là cách tạo dựng niềm tin giữa các bên tham gia giao dịch mua bán ở xa nhau về khoảng cách địa lý và nhiều vấn đề khác.
  • Là công cụ xác lập các vấn đề liên quan trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và giúp các bên lên kế hoạch mua bán một cách chính xác, đầy đủ nhất có thể.
  • Nó là cơ sở pháp lý giúp xác định và bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Là công cụ để trọng tài thương mại và cơ quan có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp.
  • Đây là cơ sở để nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, kiểm soát hoạt động của các bên nhằm áp dụng các quy định của pháp luật về thuế suất và có biện pháp ngăn chặn, loại bỏ các hoạt động vi phạm pháp luật.

Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà Nội TPHCM

2. Các loại hợp đồng xuất nhập khẩu

Các loại hợp đồng xuất nhập khẩu

❖ Về thời gian thực hiện hợp đồng:

  • Hợp đồng ngắn hạn: Thời hạn của hợp đồng tương đối ngắn, sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì mối quan hệ pháp lý giữa các bên liên quan đến hợp đồng này cũng chấm dứt.
  • Hợp đồng dài hạn: Thời gian thực hiện kéo dài và có nhiều đợt giao dịch trong thời gian này.

❖ Căn cứ vào mối quan hệ kinh doanh:

  • Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng hóa ra nước ngoài, nhằm đưa hàng hóa ra nước ngoài, đồng thời chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua.
  • Hợp đồng nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng hóa từ nước ngoài sau đó đưa hàng hóa đó vào nước mình để sản xuất, chế biến và tiêu thụ trong nước.
  •  Hợp đồng tạm nhập tái xuất: Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa trước đây được nhập khẩu từ nước ngoài mà không tái chế hoặc sản xuất trong nước.
  • Hợp đồng tạm xuất, tái nhập: Hợp đồng mua hàng hóa sản xuất ở nước ta, trước đó đã bán ra nước ngoài, chưa gia công ở nước ngoài.
  • Hợp đồng chuyển khẩu: Hợp đồng mua bán hàng hóa từ nước này rồi bán sang nước khác mà không cần làm thủ tục nhập khẩu hoặc xuất khẩu từ nước chuyển khẩu.
  • Các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vận tải, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng xuất nhập khẩu ủy thác,.

❖ Theo hình thức hợp đồng có các loại hợp đồng sau:

  • Hình thức văn bản;
  • Hình thức bằng miệng;
  • Hình thức mặc nhiên;

So với các hình thức khác, hợp đồng bằng văn bản có nhiều ưu điểm như an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn và dễ xem xét hơn.

Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

3. Mục đích và nội dung của hợp đồng xuất nhập khẩu

Mục đích sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu

  • Hợp đồng xuất nhập khẩu xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cả hai bên tham gia giúp tránh xung đột và hiểu rõ trách nhiệm mà mỗi bên phải thực hiện.
  • Hợp đồng xác định giá trị của giao dịch, phương thức thanh toán, và thời điểm thanh toán.
  • Hợp đồng xác định thời gian và điều kiện giao hàng, bao gồm: ngày giao hàng dự kiến, cảng xuất phát,đến cảng đích, cũng như điều kiện vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá.
  • Hợp đồng có thể xác định các điều kiện liên quan đến bảo hành sản phẩm và quyền đổi trả hàng trong trường hợp có lỗi hoặc vấn đề về chất lượng.
  • Hợp đồng có thể xác định trách nhiệm và chi phí liên quan đến thủ tục hải quan, thuế xuất và các vấn đề pháp lý khác liên quan.
  • Hợp đồng có thể chứa các điều khoản về giải quyết tranh chấp, bao gồm việc giải quyết qua trọng tài hoặc qua hệ thống pháp lý.

Nội dung cần có trong hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

*Phần mở đầu và thông tin của các bên liên quan:

Thường thì phần này gồm các nội dung như:

  • Địa chỉ;
  • Điện thoại, Fax;
  • STK và tên Ngân hàng.
  • Người đại đại diện,chức danh và những thông tin liên quan;

Ngoài ra, ở phần này cần nêu rõ: Tên hợp đồng,số và Ký hiệu hợp đồng,thời gian ký kết Hợp đồng, tên các Quốc gia liên quan;

*Phần nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa đề cập đến đối tượng hàng hóa trao đổi, mua bán giữa các bên và tất cả các nội dung liên quan. Thông tin quan trọng cần được nêu rõ trong phần này bao gồm:

  • Tên hàng hóa, Kích cỡ, Màu sắc, Nguồn gốc;
  • Điều kiện bảo quản
  • Khối lượng, số lượng, kích thước;
  • Quy cách phẩm chất;
  • Đơn giá
  • Quy định về giao nhận: Các lưu ý về thời gian, điều kiện cơ sở giao hàng, cảng xếp dỡ, các thông báo về vấn đề vận chuyển, bốc xếp hàng…
  • Quy định về thanh toán tiền hàng giữa người giao hàng và người nhận. Quy định về bao bì, quy cách đóng gói, ký mã hiệu sản phẩm, v.v.
  • Các vấn đề liên quan đến việc nghiệm thu, bàn giao và bảo hành sản phẩm.
  • Văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, thủ tục khiếu nại, phạt tiền và bồi thường.
  • Điều kiện bảo hiểm hàng hóa.
  • Trường hợp bất khả kháng.
  • Trọng tài thương mại.
  • Các quy định khác do các bên liên quan thoả thuận.

*Phần kết thúc của hợp đồng

Ở cuối hợp đồng sẽ có các thông tin sau:

  • Hình thức hợp đồng: văn bản viết tay, telex, fax.
  • Ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng.
  • Số bản của hợp đồng, cho biết số lượng bản mà mỗi bên giữ.
  • Ngày có hiệu lực, Thời hạn hiệu lực và ngày chấm dứt hiệu lực.
  • Các quy định về bổ sung, thay đổi.
  • Chữ ký của người đại diện.

4. Quy trình lập hợp đồng xuất nhập khẩu

Bước 1: Soạn dự thảo Hợp đồng;

Bước 2: Đàm phán, sửa đổi, bổ sung dự thảo.

Bước 3: Hoàn thiện– Ký hợp đồng

Soạn thảo bản dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu cho phép hai bên thể hiện văn hóa mua bán và đoán trước được mong muốn của đối tác trước khi đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Soạn dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu cũng giống như một bản kế hoạch đàm phán chi tiết. Với một bản dự thảo phù hợp, việc đàm phán và ký kết hợp đồng coi như đã hoàn thành được 50%.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng xuất nhập khẩu

Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng xuất nhập khẩu.

  • Nguồn hàng: Nguồn hàng tốt không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của hàng hóa theo đúng các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu nguồn hàng có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Nguồn lực của công ty: Yếu tố này tác động không nhỏ đến các hợp đồng xuất khẩu và có thể tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu và thực hiện hợp đồng sẽ nhanh hơn, dễ dàng hơn, hiệu quả hơn hay ngược lại.
  • Nguồn tài chính: Hoạt động xuất khẩu được thực hiện liên tục do nguồn tài chính dồi dào. Khả năng huy động vốn vượt trội cho phép các công ty tăng khả năng cạnh tranh thông qua các phương tiện như tạm ứng tiền hàng, cho phép thanh toán chậm, đưa ra các điều khoản thanh toán ưu đãi và tạo điều kiện đàm phán và ký kết hợp đồng.
  • Nguồn nhân lực: Đội ngũ công nhân viên công ty là người trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Họ là người trực tiếp giao dịch ký kết hợp đồng và thực hiện nó. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, họ phải liên tục theo dõi và thúc đẩy công việc hoàn thành. Như vậy, họ là nhân tố quyết định hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng.
  • Cơ sở vật chất công ty: Kho hàng, điểm thu gom và bộ phận vận chuyển của công ty có thể ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng xuất khẩu, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Hệ thống ngân hàng: Yếu tố này có tác động không nhỏ đến các hợp đồng xuất khẩu. Những đảm bảo về việc thực hiện hợp đồng sẽ không có hiệu lực nếu hệ thống ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nước ngoài và không đủ tin cậy đối với họ. Người mua yêu cầu phải có sự bảo đảm từ ngân hàng nước ngoài có uy tín.
  • Thời tiết: Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng và không thể bị tác động bởi các bên trong hợp đồng. Nó ảnh hưởng đến mọi thứ từ sản xuất đến giao hàng. Mọi việc diễn ra suôn sẻ khi thời tiết tốt nhưng thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, làm chậm tiến độ sản xuất, tăng thời gian giao hàng.
  • Chính sách của nước xuất, nhập khẩu: Chiến lược, chính sách và luật pháp của các nước xuất khẩu và nhập khẩu có ý nghĩa đối với hoạt động mua bán hàng hóa của các bên, cũng như các vấn đề liên quan đến thuế suất…

Cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp dù đã tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vẫn xảy ra những tình huống không như mong đợi. Người bán giao hàng không đúng mô tả, người mua chậm thanh toán hoặc thanh toán không đúng hạn. Thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện Hợp đồng. Vậy bạn nên làm gì trong trường hợp như vậy?

Căn cứ đầu tiên để xác định phương án giải quyết khi xảy ra rủi ro là hợp đồng mua bán. Đặc biệt, mỗi điều khoản cần được xem xét cẩn thận theo từng vụ việc xảy ra:

  • Người bán giao hàng sai thì đối chiếu mô tả trong điều khoản hàng hóa hoặc mô tả tại phụ lục kèm theo (nếu có).
  • Người mua chậm thanh toán nên xem lại các điều khoản về thời hạn thanh toán và trường hợp chậm thanh toán (nếu có).
  • Nếu người mua muốn kiện ở tòa án này và người bán kiện lại muốn kiện ở tòa án khác, hãy kiểm tra các điều khoản của thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
  • Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, các bên dựa vào đó để thương lượng giải pháp phù hợp nhất. Nếu vấn đề không thể được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên theo điều khoản giải quyết tranh chấp, các bên có thể lựa chọn giải quyết vấn đề thông qua trọng tài thương mại hoặc kiện tụng.

6. Tổng hợp mẫu hợp đồng xuất nhập khẩu

6.1. Mẫu hợp đồng nhập khẩu

HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU ……………..

Số: ………………

Ngày …. tháng …. năm ……

Giữa các bên:

CÔNG TY ………………………………………………………………………..

Tel: ……………………………………Fax: ……………………………………

Telex: …………………………………………………………………………….

Đại diện bởi ông/bà: …………………. Chức vụ: ………………………………

Sau đây được gọi là Bên mua.

Và:

CÔNG TY ………………………………………………………………………..

Tel: ……………………………………Fax: ……………………………………

Telex: …………………………………………………………………………….

Đại diện bởi ông/bà: …………………. Chức vụ: ………………………………

Sau đây được gọi là Bên bán.

Hai bên đã nhất trí như sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những trang thiết bị và phụ tùng dưới đây với giá cả ghi trong Điều này với những điều kiện quy định trong Điều 2 hay những quy định khác ở những điều khoản khác của hợp đồng này.

– Tất cả những quy cách phẩm chất và mô tả chi tiết được ghi trong phụ lục số 1 đính kèm theo đây như là một phần thiết yếu của hợp đồng này).

Điều kiện giao hàng CIF …………………. (giá hàng + bảo hiểm + chi phí vận chuyển) được diễn giải như trong Incoterms ấn bản 1990.

Điều 2: Trách nhiệm của bên bán

Bên bán được xem như có am hiểu tường tận và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ……………., cam kết cung cấp.

2.1/ Tất cả sản phẩm mới hoàn toàn như được mô tả trong phụ lục số 1 của hợp đồng này.

2.2/ Tất cả những tài liệu cần thiết như ……………..… sau đây sẽ được gọi là tài liệu kỹ thuật, tất cả được viết bằng tiếng Anh. Tất cả những tài liệu trên đây đều sẽ thuộc về sở hữu của bên mua.

2.3/ Những trách nhiệm của bên bán theo điều khoản này vẫn hiệu lực cho đến hết thời hạn bảo hành.

Điều 3: Trách nhiệm của bên mua

3.1/ Bên mua sẽ thực hiện việc tháo dỡ và kiểm tra sản phẩm do bên bán giao theo hợp đồng này tại địa điểm lắp đặt, với sự có mặt của đại diện bên mua và/hoặc Vinacontrol, chi nhánh ……………..

3.2/ Bên mua sẽ cung cấp những dụng cụ thông thường và những điều kiện thuận lợi thỏa đáng để cần thiết cho việc lắp đặt, chạy thử, vận hành, sử dụng sản phẩm trong hợp đồng này.

3.3/ Việc lắp đặt thiết bị, máy móc trên đây sẽ do bên mua thực hiện, tuân thủ theo những hướng dẫn của bên bán và theo quy định trong tài liệu kỹ thuật do bên bán cung cấp.

Điều 4: Giao hàng, thông báo giao hàng và bảo hiểm

4.1/ Bên bán sẽ gửi cho bên mua qua hệ thống phát nhanh DHL Express theo địa chỉ trên đây bốn (04) bộ đầy đủ tài liệu kỹ thuật như được trong Điều 2 hợp đồng này trong vòng một (01) tháng sau khi bên bán nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.

4.2/ Những trang thiết bị như ghi trong phụ lục số 1 của hợp này sẽ được giao lên tàu trong vòng bốn (04) tháng kể từ khi bên bán đã nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.

* Mười ngày trước ngày giao hàng theo lịch định trước. Bên bán sẽ gửi cho bên mua một thông báo trước khi giao hàng. Nội dung thông báo gồm: tên con tàu dự định chở hàng, mô tả tổng quát về hàng hóa sẽ giao, tên cảng khởi hành.

* Ngay sau khi xếp hàng lên tàu hoặc chậm nhất là 02 ngày sau khi tàu khởi hành, bên bán sẽ thông báo cho bên mua bằng telex/fax về những chi tiết của việc giao hàng ấy, bao gồm: tên tàu, số vận đơn đường biển và ngày ký phát vận đơn, trị giá trên hóa đơn , số lượng kiện và trọng lượng các kiện, dự định giờ tàu khởi hành, dự định giờ tàu cập cảng…

4.3/ Những trang thiết bị trên đây không được giao từng phần và chuyển tải.

– Cảng đi: ………………………………………………………………………..

– Cảng đến: ………………………………………………………………………

4.4/ Bên bán sẽ có trách nhiệm bảo hiểm lô hàng, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro quy định trong bộ luật những điều kiện bảo hiểm Loyds’ Institute cargo clause (A), không khấu trừ, cho 110% giá trị theo hóa đơn, quy định thêm rằng nếu xảy ra thiệt hại thì tiền bồi thường có thể lãnh tại …………… – Việt Nam.

Điều 5: Bao gói và ký hiệu

5.1/ Hàng hóa theo mô tả trong phụ lục số 1 sẽ được đóng vào những kiện gỗ thích hợp đi biển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước khi đóng gói, tất cả những phần trang thiết bị và phụ tùng bằng kim loại phải được bao lại cẩn thận, kỹ lưỡng bằng những giấy tráng dầu bền, không thấm nước để bảo vệ hàng một cách trọn vẹn, không bị ăn mòn hoặc hư hại nào.

5.2/ Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước.

– Người gửi hàng: ……………………………………………………………….

– Số hợp đồng: ………………………………………………………………….

– Số thư tín dụng: ……………………………………………………………….

– Kiện số: A/B (A: số thứ tự của kiện – B: tổng số kiện được giao lên tàu).

– Trọng lượng: tổng cộng/tịnh.

– Bộ phận số: theo quy cách kỹ thuật quy định trong phụ lục số 01.

– Cảng đến: ………………………………………………… – Việt Nam.

– Người nhận hàng: ………………………………………………………………

– Kích thước: Dài x Rộng x Cao (cm).

5.3/ Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng đứng theo chiều này, để nơi khô ráo v.v… (những ký hiệu quốc tế chỉ dẫn về xử lý/vận chuyển, móc kéo/cẩu/nâng/lưu kho cần thiết)

5.4/ Mỗi kiện sẽ được gắn thêm một danh mục riêng trong đó ghi những quy cách miêu tả về thiết kế của hàng hóa, số lượng, số món hàng có trong kiện ấy.

5.5/ Mỗi kiện không vượt quá 5 tấn trọng lượng, 10 m3 thể tích, 2,3 m chiều cao.

5.6/ Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 6: Giá cả và phương thức thanh toán

6.1/ Giá cả ghi trong Điều 1 hợp đồng này được căn cứ trên thư tín dụng có thời hạn …………. ngày kể từ ngày ký phát vận đơn, bao gồm cả lãi suất ngân hàng, giá cả hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và tất cả những chi phí cho những tài liệu kỹ thuật mà bên bán giao cho bên mua theo phụ lục 01 hay những điều khoản khác trong hợp đồng này.

6.2/ Tổng giá trị hợp đồng này, sẽ được bên mua thanh toán cho bên bán hàng bằng thư tín dụng không hủy ngang có thời hạn ………. ngày sau ngày ký phát vận đơn. Bên mua xin mở thư tín dụng này qua ngân hàng ……………………………… tùy sự lực chọn của bên mua.

* ………………. ngày sau khi ký kết hợp đồng, bên mua sẽ làm thủ tục mở thư tín dụng, nếu không hợp đồng này sẽ bị vô hiệu mà không đem lại sự bồi hoàn nào cả.

* Những chứng từ thanh toán cần thiết sau thư tín dụng gồm:

Phiếu đóng gói chi tiết;

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

Giấy chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất ấn hành, với lời cam kết bảo hành ……………………. tháng vận hành thiết bị trên, tính từ khi thiết bị này đạt được công suất quy định trong quá trình chạy thử.

– Hợp đồng bảo hiểm

– Thông báo giao hàng bằng telex/fax

– Biên nhận đã gửi DHL một bản gốc vận đơn đường biển và hai bộ chứng từ không chuyển nhượng được, gửi trong vòng [SO NGAY] ngày sau khi xếp hàng lên tàu.

– Biên nhận đã gửi qua DHL cho bên mua bốn (04) bộ tài liệu kỹ thuật trong vòng [SO NGAY THANG] sau khi bên bán nhận được thư tín dụng đã tu chỉnh hoàn hảo.

– Biên nhận của thuyền phó nhận chuyển cho bên mua ở cảng đến hai (02) bộ chứng từ không chuyển nhượng được.

Điều 7: Lắp đặt và chạy thử

7.1/ Hàng hóa được chuyên chở đến theo hợp đồng sẽ được mở thùng tại xưởng của bên mua với sự hiện diện của đại diện bên bán và/hoặc với nhân viên của VINACONTROL. Một bảng báo cáo tương ứng sẽ được lập vào cuối buổi kiểm tra và được từng bên ký vào. Bất kỳ sự thiếu hụt hoặc hư hỏng nào do lỗi của bên bán hoặc của bên sản xuất sẽ được ghi nhận và sự đền bù sẽ được thực hiện nhanh chóng.

* Giấy chứng nhận kiểm định do VINACONTROL cấp được xem như là bằng chứng để buộc người bán phải bổ sung, thay thế hoặc hoàn tiền lại đối với những phần thiếu hụt hoặc hư hỏng do lỗi của người bán.

7.2/ Bên mua sẽ lắp đặt thiết bị theo đúng chỉ dẫn của tài liệu kỹ thuật do bên bán cung cấp theo đúng hợp đồng.

* Nếu sự lắp đặt hoàn chỉnh bị trì hoãn do sự thiếu hụt hoặc hư hỏng (như đã nêu ở 7.1) do lỗi của bên bán, thời gian bị trì hoãn sẽ được ghi nhận và hai bên sẽ thỏa thuận mức đền bù thiệt hại mà bên bán phải chịu do việc trì hoãn kế hoạch sản xuất.

7.3/ Sau khi hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, bên mua sẽ tiến hành chạy thử máy, chạy không tải và chạy có chứa hàng trong vòng 4 và 8 giờ liên tục. Việc chạy thử sẽ được lập lại trong vòng 3 ngày liên tục theo cùng cách thức đã được ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật.

7.4/ Công suất bảo hành của thiết bị máy móc sẽ được kiểm chứng trong quá trình chạy thử. Nếu không đạt được công suất bảo hành như quy định trong phụ lục số 1 do lỗi của bên bán hoặc của nhà sản xuất, thì bên bán phải tự mình đền bù hoặc bổ sung cho bất kỳ sự thiếu hụt hoặc thay thế cho các phần hư hỏng được tìm thấy.

7.5/ Nếu đạt được công suất bảo hành thiết bị trong quá trình chạy thử, người bán coi như đã hoàn tất tất cả nghĩa vụ hợp đồng ngoại trừ thời hạn bảo hành.

Điều 8: Thời gian bảo hành

8.1/ Thời gian bảo hành của tất cả thiết bị, phụ tùng và phụ tùng thay thế là 12 tháng kể từ ngày đạt được công suất bảo hành.

8.2/ Trong suốt thời gian bảo hành, nếu phát hiện ra bất kỳ sự hư hỏng hoặc trục trặc có liên quan khác, bên mua phải thông báo ngay cho bên bán biết các phần hư hỏng, trục trặc có liên quan đến lỗi hoặc trách nhiệm của bên bán và của nhà sản xuất. Bên bán phải nhanh chóng đền bù, sửa chữa hoặc thay thế cho các phần hư hỏng, trục trặc trong vòng ………… ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bằng telex/fax.

* Nếu người bán chậm trễ trong việc đền bù/sửa chữa hoặc thay thế cho những phần hư hỏng, người bán sẽ phải chịu bồi thường cho việc trì hoãn thời gian sản xuất, tiền bồi thường này do 2 bên thỏa thuận.

Điều 9: Bất khả kháng

9.1/ Hợp đồng không ràng buộc người bán và người mua nếu sự thực hiện hợp đồng là không thể được vì lý do bất khả kháng nó bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong chiến tranh, đình công lớn, hạn chế nhập khẩu, hỏa hoạn, thiên tai.

9.2/ Một giấy chứng nhận do một tổ chức có thẩm quyền hoặc Phòng Thương mại tại nước người bán hoặc người mua cấp sẽ là bằng chứng có giá trị trong trường hợp này.

9.3/ Bên nào gặp bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết trong vòng 10 ngày kể từ ngày xảy ra bất khả kháng. Nếu bất khả kháng được chính thức xác nhận là kéo dài 2 tháng liên tục kể từ ngày xảy ra, hợp đồng sẽ bị hủy bỏ mà không có bất kỳ sự khiếu nại nào, trừ phi hai bên đồng ý khác đi sau đó.

Điều 10: Giải quyết tranh chấp

Bất kỳ sự tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết một cách hữu nghị giữa hai bên. Nếu có tranh chấp nào không thể giải quyết được, sẽ được đem ra tòa án, hay trọng tài ở(4)………….., theo luật hòa giải và xét xử của tòa án thương mại quốc tế hiện hành vào thời gian xét xử. Quyết định phân xử là quyết định cuối cùng và có giá trị ràng buộc hai bên.

Điều 11: Các khoản khác

Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào đối với hợp đồng này phải được làm thành văn bản (bao gồm telex/fax) và chịu sự đồng ý của hai bên. Những sự thay đổi và sửa chữa này được xem như là một phần của hợp đồng.
Hợp đồng này được làm thành 4 bản có giá trị tương đương. Hai bản do người mua giữ và hai bản do người bán giữ.

BÊN MUA  BÊN BÁN

6.2. Mẫu hợp đồng xuất khẩu

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU …….

Số:…………………

Ngày: …./…./…..

Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng ………… tại Việt Nam,

GIỮA: CÔNG TY ……………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………Telex: ……………. Fax: ………………………

Được đại diện bởi ông(bà): …………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Dưới đây được gọi là: Bên mua.

VÀ: CÔNG TY ………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………Telex: ……………. Fax: ………………………

Được đại diện bởi ông(bà): …………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Dưới đây được gọi là: Bên bán

Hai bên mua và bán trên đây đã đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau:

1. Tên hàng: ……………………………………………………………………..

2. Quy cách phẩm chấ:…………………………………………………………

3. Số lượng: ……………………………………………………………………..

4. Giá cả: ………………………………………………………………………

5. Giao hàng:

– Thời gian giao hàng: ………………………………………………………….

– Điều kiện cơ sở giao hàng: ……………………………………………………

– Cảng bốc hàng: ……………………………………………………………….

– Cảng dỡ hàng: ………………………………………………………………….

– Thông báo về việc xếp hàng: Bên bán có nghĩa vụ thông báo với Bên mua về việc đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

6. Thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang.

– Người mua sẽ mở 01 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang tại Ngân hàng …………………., thông qua Ngân hàng Ngoại Thương, Việt Nam cho bên bán hưởng lợi.

– Thư tín dụng được mở trước ngày giao hàng ít nhất 45 ngày.

– Thư tín dụng được thanh toán ngay khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ giao hàng sao:

+ Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc” theo lệnh của Ngân hàng phát hành, thông báo cho người mua.

+ 03 bản hóa đơn thương mại đã ký.

+ 03 bản gốc giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do một số cơ quan giám định có uy tín tại Việt Nam xác nhận.

+ 03 bản chứng nhận xuất xứ do VCCI phát hành.

+ Thông báo giao hàng trong đó chỉ rõ số Hợp đồng, Thư tín dụng, hàng hóa, số lượng, chất lượng, tên tàu, tên người chuyên trở, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng.

7. Trọng tài: Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại “Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

8. Điều luật áp dụng: Hợp đồng này sẽ được áp dụng theo luật pháp của nước Cộng hòa Singapore.

9. Điều khoản bất khả kháng: Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế (ấn phẩm của ICC số 421).

Điều khoản kiểm định: Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói của hành hóa nêu tại mục 1, mục 2 Hợp đồng này này sẽ do ……………………….. . đảm nhiệm, phí tổn kiểm định sẽ do bên bán chịu.

10. Những điều khoản khác: Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng cho hợp đồng này sẽ được diễn giải theo ấn phẩm “Thuật ngữ thương mại” (Tác giả: Michael B.Smith & Merritt R. Blakeslee – NXB Chính trị Quốc gia – 2001) Hợp đồng bán hàng này được ký kết tại [ĐỊA ĐIỂM] vào ngày [NGÀY THÁNG NĂM] , hợp đồng này được lập thành 04 bản: 02 bản bằng tiếng Anh, 02 bản bằng tiếng Việt. Mỗi bên giữ 02 bản: 01 bản tiếng Anh và 01 bản tiếng Việt.

BÊN MUA

(Đại diện ký tên) 

BÊN BÁN

(Đại diện ký tên) 

 

Xem thêm:

Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng giữa 2 bên có trụ sở ở các nước khác nhau, hàng hóa được vận chuyển từ nước này qua nước khác. Do đó việc nắm rõ các nội dung cần có cũng như các lưu ý khi lập hợp động để các điều khoản trong hợp đồng thật chặt chẽ là vô cùng quan trọng.

Để nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics các bạn nên tham gia các khóa học xuất nhập khẩu – logistics tại các trung tâm uy tín. Tại đó bạn sẽ được các giảng viên là những người đang làm nghề hướng dẫn chi tiết các tình huống thực tế

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *