Hướng dẫn cách thức mở phương thức thanh toán L/C

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh nhập khẩu với tư cách là một bên tham gia hợp đồng – phải tổ chức thực hiện hợp đồng.

Nếu hợp đồng được ký kết với điều khoản thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ, thì việc mở L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi là một trong những công việc đầu tiên mà người nhập khẩu phải thực hiện. Việc mở L/C được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục của ngân hàng, tại Ngân hàng phát hành thư tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng (gọi là Ngân hàng phát hành L/C) khóa học xuất nhập khẩu tại hà nội

Để mở L/C, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ tại Ngân hàng phát hành thư tín dụng. Thông thường các ngân hàng sẽ quyết định việc phát hành L/C và mở L/C trong vòng 1 đến 2 ngày làm việc sau khi đơn vị yêu cầu mở L/C nộp đủ hồ sơ đề nghị mở thư tín dụng và ngân hàng xét thấy người yêu cầu mở L/C có đủ nguồn vốn để đảm bảo thanh toán cho L/C.

>>>>>>> Xem thêm: Các bước giao dịch trong thương mại quốc tế

Hồ sơ đề nghị mở L/C thường bao gồm:

Thông thường hồ sơ đề nghị mở L/C gồm những chứng từ dưới đây:

  • 01 bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu của ngân hàng phát hành);
  • 01 bản sao hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ tương đương hợp đồng (nếu có);
  • 01 bản sao hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác);
  • Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Công thương hoặc quản lý chuyên ngành (đối với các mặt hàng trong danh mục nhập khẩu có điều kiện)
  • 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (nếu đến giao dịch lần đầu);

Hướng dẫn cách thức mở phương thức thanh toán L/C

Đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính phủ, ODA, ngoài các giấy tờ trên, các ngân hàng còn yêu cầu đơn vị kinh doanh nhập khẩu nộp một số giấy tờ khác như: Phê duyệt sử dụng vốn vay chính phủ, ODA của Bộ Tài Chính; Phê duyệt hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn vay.

Đơn yêu cầu mở thư tín dụng thường theo mẫu in sẵn của Ngân hàng phát hành L/C.

Hiện nay các ngân hàng thường dùng mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của ICC và của tổ chức SWIFT quốc tế. vinatrain lừa đảo

Khi đề nghị ngân hàng phát hành thư tín dụng, đơn vị kinh doanh nhập khẩu sẽ phải ký quỹ một khoản tiền nhất định hoặc làm đề nghị vay vốn ngân hàng. Khoản tiền ký quỹ có thể là 100% trị giá hợp đồng. Ngân hàng phát hành L/C căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng có thể áp dụng mức miễn giảm ký quỹ khác nhau trong từng thời kỳ cụ thể. lop hoc xuat nhap khau

Sau khi L/C được phát hành, người yêu cầu mở L/C sẽ nhận được một bản sao của L/C đó. Đơn vị kinh doanh nhập khẩu cần đối chiếu giữa nội dung của L/C với yêu cầu mở L/C và hợp đồng để đảm bảo L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng. Nếu có sự sai lệch và người bán yêu cầu sửa đổi L/C, người mua phải thông báo cho ngân hàng yêu cầu sửa đổi bằng cách xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu của ngân hàng) kèm văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán (nếu có).

Nguồn tham khảo: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *