Incoterms là gì? Hướng dẫn sử dụng Incoterms 2010

Incoterms là gì? Tại sao khi làm nghề xuất nhập khẩu người ta bắt buộc phải học Incoterms? Incoterms có tác động như thế nào đến hoạt động mua – bán hàng hóa quốc tế. Bài viết dưới đây nhằm giải thích giúp bạn hiểu rõ hơn về Incoterms 2010 và những vấn đề có liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế.

>>>>> Xem thêm:  Vận dụng Incoterms trong thương mại quốc tế

1.Incoterms là gì?

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc, vấn đề có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong hoạt động thương mại quốc tế.

Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển…, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá. tự học xuất nhập khẩu

Incoterms 2010

Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011.

Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU)  bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP.

Trong thời buổi nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên.

Incoterms, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc dẫn chiếu Incoterm 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý. khóa học xuất nhập khẩu

Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế.

Incoterms 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms 2010 cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng.    kế toán xây dựng công trình

Incoterms chi phối đến toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, từ địa điểm nhận, giao hàng đến chi phí trong quá trình vận chuyển, phương thức thanh toán quốc tế,… vì vậy Incoterms được coi như “bảng cửu chương” trong nghề xuất nhập khẩu. Bạn cần biết cách sử dụng chính xác và phù hợp 11 điều kiện thương mại quốc tế.

>>>>> Tìm hiểu thêm về nội dung 11 điều khoản thương mại quốc tế ở bài viết: Nội dung 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010

nội dung incoterms 2010

Bảng phân chia trách nhiệm, rủi ro, địa điểm theo 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms

Xem thêm: Nội dung chi tiết Incoterms 2020

2.Đặc điểm của Incoterms và lưu ý khi sử dụng

Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng.

Các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. xuất nhập khẩu eximtrain có tốt không

Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán.

Hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán.

Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó.

Tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.

Hướng dẫn sử dụng Incoterms 2010

Trước mỗi điều kiện Incoterms sẽ có một Hướng dẫn sử dụng. Hướng dẫn sử dụng giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện Incoterms, chẳng hạn như: khi nào thì nên sử dụng điều kiện này, khi nào rủi ro được chuyển giao và chi phí được phân chia giữa người mua và người bán như thế nào. Hướng dẫn sử dụng không phải là một bộ phận của các điều kiện Incoterms 2010 mà nhằm giúp người sử dụng lựa chọn một cách chính xác và hiệu quả điều kiện Incoterms thích hợp cho từng giao dịch cụ thể. mẫu phiếu thu excel

Trao đổi thông tin bằng điện tử

Các phiên bản Incoterms trước đã chỉ rõ những chứng từ có thể được thay thế bằng thông điệp dữ liệu điện tử. Tuy vậy, giờ đây các mục A1/B1 của Incoterms 2010 cho phép các trao đổi thông tin bằng điện tử có hiệu lực tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy, miễn là được các bên đồng ý hoặc theo tập quán. Cách quy định này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các giao dịch điện tử mới trong suốt thời gian Incoterms 2010 có hiệu lực…

Bảo hiểm

Incoterms 2010 là phiên bản điều kiện thương mại đầu tiên kể từ khi Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa được sửa đổi và đã tính đến những sự thay đổi của các điều kiện này. Incoterms 2010 đưa ra nghĩa vụ về thông tin liên quan tới bảo hiểm trong các mục A3/B3, mục quy định về hợp đồng vận tải và bảo hiểm. Những điều khoản này được chuyển từ các mục A10/B10 trong Incoterms 2000 vốn được quy định chung chung hơn. Ngôn từ liên quan tới bảo hiểm trong các mục A3/B3 cũng đã được hiệu chỉnh nhằm làm rõ nghĩa vụ của các bên về vấn đề này.

Thủ tục an ninh và các thông tin cần thiết để làm thủ tục

Hiện nay, mối quan tâm về an ninh trong quá trình vận tải hàng hóa ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có bằng chứng xác nhận hàng hóa không gây nguy hiểm cho con người hoặc tài sản vì bất cứ lý do gì trừ bản chất tự nhiên của hàng hóa. Do đó, Incoterm 2010, trong các mục A2/B2 và A10/B10 của nhiều điều kiện, đã phân chia nghĩa vụ giữa người mua và người bán về việc tiếp nhận sự hỗ trợ để làm thủ tục an ninh, như là thông tin về quy trình trông nom, bảo quản hàng hóa.

Phí xếp dỡ tại bến bãi (THC)

Theo các điều kiện CPT, CIP, CFR, CIF, DAT, DAP và DDP, người bán phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa tới nơi đến theo thỏa thuận. Dù người bán trả cước phí nhưng thực chất người mua mới là người chịu cước phí vì chi phí này thường đã bao gồm trong tổng giá bán. Chi phí vận tải đôi khi bao gồm cả chi phí xếp dỡ và di chuyển hàng hóa trong cảng hoặc bến container và người chuyên chở hoặc người điều hành bến bãi có thể buộc người mua trả chi phí này khi nhận hàng.

Trong những trường hợp như vậy, người mua không muốn phải trả cùng một khoản chi phí tới hai lần: một lần trả cho người bán dưới dạng một phần tổng giá hàng và một lần trả độc lập cho người chuyên chở hoặc người điều hành bến bãi. Incoterms 2010 đã cố gắng khắc phục điều này bằng cách phân chia rõ ràng các chi phí này tại mục A6/B6 của các điều kiện kể trên.

Bán hàng theo chuỗi

Hàng nguyên liệu đồng nhất, khác với hàng hóa chế biến, thường được bán nhiều lần trong quá trình vận chuyển theo một “chuỗi”. Khi điều này diễn ra, người bán ở giữa chuỗi không phải là người “gửi” (ship) hàng vì chúng đã được gửi bởi người bán đầu tiên trong chuỗi. Người bán ở giữa chuỗi, do đó, thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người mua không phải bằng việc gửi hàng mà bằng việc “mua” hàng hóa đã được gửi. Nhằm mục đích làm rõ vấn đề này, Incoterms 2010 đưa thêm nghĩa vụ “mua hàng đã gửi” như một phương án thay thế cho nghĩa vụ gửi hàng trong các quy tắc Incoterms thích hợp.

Các biến thể của Incoterms

Đôi khi các bên muốn thay đổi điều kiện Incoterms. Incoterms 2010 không cấm sự thay đổi như vậy vì có thể gặp rủi ro khi làm việc này. Để tránh những rủi ro không mong đợi này, các bên cần làm rõ những thay đổi trong hợp đồng. Ví dụ, nếu sự phân chia chi phí theo các điều kiện Incoterms 2010 được sửa đổi trong hợp đồng, các bên cũng nên làm rõ liệu họ có muốn thay đổi điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua hay không.

Giải thích thuật ngữ

Cũng giống như trong Incoterms 2000, các nghĩa vụ của người mua và người bán được trình bày theo phương pháp đối chiếu. Nghĩa vụ của người bán được thể hiện ở cột A còn nghĩa vụ của người mua được thể hiện ở cột B. Những nghĩa vụ này có thể được thực hiện bởi cá nhân người bán hay người mua, hoặc đôi khi, phụ thuộc các điều khoản trong hợp đồng và luật áp dụng, được thực hiện bởi các trung gian như người chuyên chở, người giao nhận hoặc những người khác do người bán hay người mua chỉ định vì một mục đích cụ thể.

Lời văn dùng trong Incoterms 2010 bản thân nó đã có thể tự thể hiện được. Tuy vậy, để hỗ trợ người sử dụng, phần giải thích sau đây sẽ đưa ra chỉ dẫn về ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt trong tài liệu này:

Người chuyên chở: Nhằm mục đích của Incoterms 2010, người chuyên chở là một bên mà với người đó việc vận chuyển được ký hợp đồng.

Thủ tục hải quan: Đây là những yêu cầu cần đáp ứng để tuân thủ những quy định về hải quan và có thể bao gồm chứng từ, an ninh, thông tin và nghĩa vụ kiểm tra thực tế.

Giao hàng: Thuật ngữ này mang nhiều ý nghĩa trong tập quán và luật thương mại nhưng trong Incoterms 2010, nó được sử dụng để chỉ địa điểm tại đó rủi ro về việc hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng được chuyển giao từ người bán sang người mua.

Chứng từ giao hàng: Cụm từ này hiện nay được sử dụng làm tiêu đề cho mục A8. Nó có nghĩa là một chứng từ được sử dụng để chứng minh cho việc giao hàng. Theo nhiều điều kiện của Incoterms 2010, chứng từ giao hàng là một chứng từ vận tải hoặc một chứng từ điện tử tương ứng. Tuy vậy, đối với các điều kiện EXW, FCA, FAS và FOB, chứng từ giao hàng có thể chỉ là một biên lai. Chứng từ giao hàng có thể có chức năng khác, chẳng hạn nó là một phần trong quy trình thanh toán.

Chứng từ hoặc quy trình điện tử: Một bộ thông tin hợp thành bởi một hoặc nhiều thông điệp điện tử và, khi được áp dụng, nó có chức năng tương đương với các chứng từ giấy tương ứng.

Đóng gói: Thuật ngữ này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

Việc đóng gói hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Việc đóng gói hàng hóa sao cho phù hợp với quá trình vận chuyển trung tâm dạy kế toán tại hà nội

Việc sắp xếp hàng hóa có bao bì trong container hoặc trong các phương tiện vận tải khác.

Trong Incoterms 2010, đóng gói mang cả hai ý nghĩa thứ nhất và thứ hai nói trên. Các điều kiện Incoterms 2010 không đề cập tới nghĩa vụ đóng gói hàng hóa trong container và vì thế, khi cần, các bên nên quy định điều này trong hợp đồng mua bán.

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được trực tiếp giảng dạy bởi những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, họ sẽ chia sẻ những kiến thức và kĩ năng cần thiết trong ngành nghề này cho bạn.

Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất tại Hà Nội

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *