Kim Ngạch Là Gì? Cách Tính Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các bản tin thời sự, kinh tế, thì thường được nhắc tới cụm từ “kim ngạch”, đi kèm là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.

Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, bạn có thể theo dõi nội dung chi tiết bài viết của Kỹ năng xuất nhập khẩu dưới đây:

1. Kim ngạch là gì? Những khái niệm liên quan

#Kim ngạch là gì?

Kim ngạch là thuật ngữ dùng để đề cập tình hình xuất nhập khẩu một quốc gia, được chia thành kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu.

Người ta sử dụng thuật ngữ “kim ngạch” nhằm định lượng về hàng hóa xuất nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định của một quốc gia. Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển về mặt kinh tế, tài chính quốc gia, xem xét tình hình phát triển hiện tại và dự đoán trong tương lai.

»» Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt

#Kim ngạch nhập khẩu là gì?

Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một đơn vị doanh nghiệp hoặc quốc gia trong một thời kỳ, được hiểu là tổng giá trị đối với ngân sách hay các loại chi phí được chi cho việc nhập khẩu hàng hóa.

Giá trị kim ngạch nhập khẩu được xác định căn cứ vào giá trị cụ thể vào định kỳ theo tháng, quý, năm. Giá trị này thường được kiểm soát ở mức trung bình, sao cho không vượt quá giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu phản ánh hiện trạng về sự phát triển của quốc gia, nếu kim ngạch nhập khẩu cao cho thấy quốc gia đó có thể đang thiếu lượng hàng hóa cần thiết. Và nếu kim ngạch xuất khẩu cao thì thể hiện nội lực kinh tế của quốc gia mạnh hơn.

#Kim ngạch xuất khẩu là gì?

Việc xác định giá trị Kim ngạch xuất khẩu tương tự kim ngạch nhập khẩu, đó là được xác định căn cứ vào giá trị cụ thể vào định kỳ theo tháng, quý, năm.

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của một đơn vị doanh nghiệp hay quốc gia trong một thời kỳ cố định. Và được quy đổi ra đồng bộ theo loại tổ chức tiền tệ nhất định.

Kim ngạch xuất khẩu càng cao, đồng nghĩa giá trị xuất khẩu cao thể hiện rằng tình hình tài chính, kinh tế của quốc gia hay tổ chức doanh nghiệp đang lạc quan và ngày càng phát triển. Và ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít, thì kéo theo kinh tế, tài chính của đất nước đó đang ngày chậm phát triển, lạc hậu.

Kim ngạch xuất khẩu được hiểu là tiền bán ra của hàng hóa xuất khẩu, không bao gồm cước phí hoặc bảo hiểm trong việc vận chuyển.

#Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là gì?

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là giá trị cộng lại của tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

2. Ý nghĩa của kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu mang lại nhiều ý nghĩa trong cân bằng tài chính và giao thương hàng hóa quốc tế, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Có thể kể đến:

  • Đảm bảo sự ổn định, và phát triển của nền kinh tế từng quốc gia
  • Tạo vị thế và khả năng sản xuất, cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Cân bằng tiêu dùng, tránh các khoản thuế phí bất hợp lý.
  • Thu hút nguồn vốn đầu tư, dự đoán và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

3. Cách tính kim ngạch xuất nhập khẩu

a. Công tính kim ngạch xuất nhập khẩu

Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị hàng hóa xuất khẩu /Giá trị hàng hóa nhập khẩu) x 100%

(Kết quả được tính theo đơn vị %).

Trong đó:

Giá trị hàng hóa xuất khẩu là giá trị hàng hóa đã được xuất khẩu ra nước ngoài.

Giá trị hàng hóa nhập khẩu là giá trị hàng hóa được nhập từ nước ngoài về Việt Nam.

b. Những nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu như:

  • Tình hình xuất khẩu

Nhu cầu mua hàng luôn không ổn định, chịu tác động bởi thời gian, kinh tế, thị trường và nhiều yếu tố khác dẫn đến thay đổi tình hình xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu.

  • Tình hình nhập khẩu

Khi thiếu hàng hóa hoặc nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao dẫn đến phải nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu.

  • Tỷ giá ngoại hối

Tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu, tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó.

3 yếu tố trên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kim ngạch xuất nhập khẩu, ngoài ra, kim ngạch xuất nhập khẩu còn ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác:

  • Hoạt động Logistics
  • Chính sách nhà nước về phát triển kinh tế và chính sách đối ngoại, thuế, thương mại

4. Kim ngạch xuất khẩu khẩu của Việt Nam qua các năm

Kim ngạch xuất khẩu khẩu của Việt Nam qua các năm được thể hiện trong bảng dưới đây:

Kim Ngạch Là Gì? Cách Tính Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu

Chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm về trước cộng lại.

Từ năm 2012 đến nay, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta đã đổi chiều, chuyển sang thặng dư (xuất siêu) liên tục (trừ năm 2015, có mức thâm hụt trị giá 3,55 tỷ USD). Trong năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta đã đạt kỷ lục với con số thặng dư lên tới 19,94 tỷ USD. Kết thúc năm 2021, thặng dư thương mại giảm mạnh, chỉ còn 3,32 tỷ USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tính trong năm 2022

Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD tăng 10,6%; nhập khẩu đạt 360,65 tỷ USD tăng 8,4%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 12 ước tính xuất siêu 0,5 tỷ USD. Tính chung cả năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước xuất siêu 3,32 tỷ USD).

Điều này giúp Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và thuộc nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *