L/C không yêu cầu nhưng người thụ hưởng lại xuất trình C/O

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế – Câu hỏi tự luận đề số 4

Câu hỏi

1.Nêu định nghĩa về “banking day” và lấy ví dụ về ngày ngân hàng không làm việc.

2.Một L/C có thể có tối đa bao nhiêu lần xuất trình?

3.L/C yêu cầu: “Shipment on 15th of August, 2009”. Hãy chỉ ra thời gian giao hàng được phép?

4.Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp cho Ngân hàng phát hàng, trong khi đó, người yêu cầu có chứng cứ về việc giao hàng thiếu và đã xuất trình cho Ngân hàng phát hành. Hỏi Ngân hàng phát hành có được ngưng thanh toán? Tại sao?

5.Trong trường hợp nào thì cần đến Ngân hàng thông báp thứ hai?

>>>>>>> Xem thêm: Giải quyết các tình huống về thanh toán quốc tế

6.Một ngân hàng nhận được L/C để thông báo cho khách hàng, nhưng không sẵn sàng thông báo L/C này. Hỏi ngân hàng này phải gì?

7.Một sửa đổi L/C quy định: “Người thụ hưởng phải trả lời chấp nhận hay từ chối sửa đổi trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi. Nếu người thụ hưởng im lặng không trả lời và xuất trình chứng từ chỉ phù hợp với L/C gốc thì có được thanh toán?

8.Một ngân hàng không được Ngân hàng phát hàng chỉ định xác nhận L/C thì có thể xác nhận L/C theo yêu cầu của người thụ hưởng? Rủi ro đối với các bên?

9.L/C không yêu cầu, nhưng người thụ hưởng lại xuất trình C/O do Phòng thương mại cấp. Hỏi Ngân hàng được chỉ định xử lý như thế nào?

10.Người giao hàng thể hiện trên chứng từ vận tải nhất thiết phải là ai?

11.Sau khi đã có thông báo cho người xuất trình về chứng từ không phù hợp, thì Ngân hàng phát hành có được phép trả lại chứng từ vào bất kỳ thời điểm nào hay phải chờ ý kiến của người xuất trình.

12.Người lập và người đứng trên trả tiền trên hóa đơn là ai?

13.Nêu định nghĩa của chuyển tải. học xuất nhập khẩu ở đâu

14.Để nhận hàng trong vận tải hàng không thì phải xuất trình chứng từ nào?

15.Hãy kể tên (tiếng anh) các chứng từ bảo lãnh được chấp nhận trong thanh toán bằng L/C.

16.Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là bắt buộc? Hãy chỉ ra ví dụ chứng minh?

17.L/C yêu cầu B/L cấm chuyển tải, nhưng để hàng hóa đến được nước nhập khẩu, nhất thiết chuyển tải phải xảy ra. Để thực hiện được L/C này, thì người thụ hưởng phải làm gì?

18.Chứng từ nào sau đây là chứng từ vận tải: Delivery Order; Fowarder’s Certificate of Receipt; Forwarder’s Certificate of Shipment; Forwarder’s Certificate of Transport; Forwarder’s Cargo Receipt and Mate’s Receipt.

19.Một nhờ thu quy định: “Phí bên nào, bên ấy chịu”. Người nhập khẩu chấp nhận thanh toán tiền hàng, nhưng không chịu trả phí cho ngân hàng thu hộ.Ngân hàng thu hộ phải làm gì?

20.Viết đầy đủ bằng tiếng Anh và tiếng Việt các từ viết tắt: học kế toán thực hành ở đâu tốt

a/D/P

b/D/A

c/D/OT

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế

Đáp án

1.Ngày ngân hàng làm việc là ngày mà vào ngày đó ngân hàng thường xuyên mở cửa tại nơi mà ở đó hoạt động có liên quan đến thanh toán quốc tế bằng L/C.

Ví dụ, ngày Chủ nhật ngân hàng đóng cửa không giao dịch thứ 7, ngân hàng mở cửa giao dịch nhưng chỉ là các giao dịch nội địa.

2.3 lần xuất trình.

Thứ nhất: Người thụ hưởng xuất trình cho Ngân hàng được chỉ định.

Thứ hai: Ngân hàng được chỉ định xuất trình cho Ngân hàng xác nhận.

Thứ ba: Ngân hàng xác nhận xuất trình cho Ngân hàng Phát hành.

3.Thời gian giao hàng trong khoảng: từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 8 năm 2009.

4.Ngân hàng phát hành không được tạm ngưng thanh toán. Việc thanh toán của Ngân hàng phát hành chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và độc lập với hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động.

5.Khi người thụ hưởng không là khách hàng của Ngân hàng thông báo thứ nhất.

6.Phải thông báo không chậm trễ cho Ngân hàng phát hành biết về quyết định của mình.

7.Im lặng và thực hiện theo L/C gốc vẫn được thanh toán.

8.Một ngân hàng có thể tự mình xác nhận L/C mà không có chỉ định của Ngân hàng phát hành, nhưng phải chịu rủi ro vì phải thanh toán hoặc chiết khẩu cho người thụ hưởng là miễn truy đòi. Còn Ngân hàng phát hành sẽ từ chối hoàn trả nếu bộ chứng từ có lỗi.

9.Ngân hàng được chỉ định không xem xét và có thể:

a/Chuyển tiếp và không chịu trách nhiệm gì.

b/Trả lại người xuất trình.

10.Bất kỳ ai, kể cả người thụ hưởng.

11.Có thể trả lại chứng từ vào bất kỳ thời điểm nào.

12.Người lập phải là người thụ hưởng, còn người đứng tên trả tiền phải là người yêu cầu mở L/C.

13.Chuyển tải là việc dỡ hàng xuống rồi lại xếp hàng lên từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác.

14.Phải xuất trình chứng từ chứng minh sự phù hợp với người ghi ở ô người nhận hàng (chứng mình ID)

15.–Insurance policy

-Insurance certificate

-Declaration under an open cover.

16.Không bắt buộc.

Ví dụ, nếu thanh toán theo điều kiện FOB, mà người yêu cầu đã ký quỹ 100% trị giá L/C, thì Ngân hàng phát hành không cần yêu cầu người nhập khẩu mua bảo hiểm.

17.Phải giao hàng bằng container, tức phải lấy được vận đơn container.

18.Không một chứng từ nào.

19.Phải nhận tiền hàng và trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Phí dịch vụ của ngân hàng thu hộ được trừ vào tiền hàng thu được.

20.a/D/P = Documents against payment (thanh toán trao chứng từ)

b/D/A = Documents against acceptance (chấp nhận thanh toán trao chứng từ)

c/D/OT = Documents against other terms and conditions (chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác trao chứng từ)

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

>>>> Bài viết tham khảo: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu hà nội

Để tìm hiểu các trung tâm đào tạo XNK hiện nay, bạn có thể tham khảo bài viết học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *