LC chuyển nhượng là gì?

Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ khiến các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế cũng trở nên đa dạng hơn, từ đó quyết định đến việc thanh toán với những hình thức thanh toán phức tạp, trong đó thanh toán L/C được sử dụng rất nhiều.

Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ 1 loại L/C được sử dụng khá phổ biến là L/C chuyển nhượng (Transferable LC).

>>>>>> Xem thêm: UCP600 – bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (L/C)

I. L/C chuyển nhượng là gì?

L/C chuyển nhượng là loại thư tín dụng không hủy ngang, trong đó ngân hàng phát hành cho phép người thụ hưởng nhượng một phần hoặc toàn bộ giá trị thư tín dụng cho một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai

L/C phát hành cho người thụ hưởng thứ nhất gọi là L/C gốc (primary L/C)

L/C đã được chỉnh sửa (thay đổi một số nội dung của L/C gốc) thông báo cho người thụ hưởng thứ hai gọi là L/C chuyển nhượng (transferred L/C)

Trong thương mại quốc tế, L/C được hiểu theo 2 nghĩa: “transfer” và “Assignment” cần hiểu rõ để tránh nhầm lẫn: xuất nhập khẩu kiến tập có tốt không

– transfer trong giao dịch L/C được hiểu theo nghĩa “chuyển nhượng”, việc thực hiện toàn bộ hay một phần L/C theo đó, người được chuyển nhượng có quyền đòi tiền, ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C chuyển nhượng. Quyền này chỉ dành cho những người được chuyển nhượng L/C (có nghĩa vụ thực hiện L/C và có quyền được nhận tiền).

– “Assignment” trong giao dịch L/C được hiểu là việc người thụ hưởng nhượng lại quyền được hưởng số tiền của mình theo L/C của người khác.

=> Trên thực tế hoạt động xuất nhập khẩu, L/C chuyển nhượng thường được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, mua hàng hàng qua trung gian, hàng do các công ty con, chi nhánh giao nhưng người hưởng lợi là công ty mẹ.

Trên L/C phải ghi rõ: “To be transferable” (có thể chuyển nhượng). Khi người NK mở LC có thể chuyển nhượng chứng tỏ họ đồng ý cho người bán hàng cho mình chỉ định người khác làm thay việc giao hàng + chuẩn bị chứng từ.

Tham khảo: Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì

L/C chuyển nhượng

Các bên tham gia L/C chuyển nhượng

Người mở L/C (applicant) là người nhập khẩu hay là người mua hàng

Người thụ hưởng thứ nhất (frist beneficiary) là người trung gian, người mua hàng của nhà cung cấp và bán lại cho người mua

Người thụ hưởng thứ hai (Secondary beneficiary): là người cung cấp hàng hóa (tùy theo giao dịch và mà có một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ 2)

Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là ngân hàng phát hành L/C chuyển nhượng

Ngân hàng chuyển nhượng (Transferring bank) là ngân hàng được chủ định thông báo L/C chuyển nhượng cho người thụ hưởng 1 và chuyển L/C này cho những người thụ hưởng thứ 2 theo yêu cầu của người thụ hưởng 1.

Ngân hàng thông báo: là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng 2 được ngân hàng chuyển nhượng chỉ định thông báo L/C được chuyển nhượng cho người thụ hưởng 2.

II. Quy trình thanh toán khi sử dụng L/C chuyển nhượng

1. Người NK yêu cầu Ngân hàng Mở mở L/C có thể chuyển nhượng

2. Ngân hàng Mở mở L/C và gửi cho Ngân hàng Thông Báo

3. Ngân hàng Thông báo gửi L/C cho người thụ hưởng thứ nhất

4. Người thụ hưởng thứ nhất yêu cầu ngân hàng Thông báo thứ nhất (chính là ngân hàng chuyển nhượng) thực hiện nghiệp vụ chuyển nhượng L/C cho người thụ hưởng thứ hai

5. Ngân hàng này thực hiện nghiệp vụ chuyển nhượng L/C và gửi L/C đã được chuyển nhượng cho ngân hàng Thông báo thứ hai

6. Ngân hàng thông báo Thứ hai gửi L/C đã được chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai

7. Người thụ hưởng thứ hai giao hàng cho người yêu cầu mở L/C

8. Người thụ hưởng thứ hai lập bộ chứng từ, gửi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thứ hai

9. Ngân hàng thông báo thứ hai chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thứ nhất. (Ngân hàng chuyển nhượng).

10. Ngân hàng chuyển nhượng mới gửi bộ chứng từ gốc cho người thụ hưởng thứ nhất chỉnh sửa bộ chứng từ. Ở bước này, Người thụ hưởng thứ nhất sẽ loại bỏ hoá đơn + chứng thư bảo hiểm mà người thụ thưởng thứ hai kèm trong bộ chứng từ. Đồng gửi, phải thay bằng Hoá đơn và chứng thư bảo hiểm mà mình đã chuẩn bị sẵn.

11. Người thụ hưởng thứ nhất sau khi chỉnh sửa xong, sau đó gửi lại cho ngân hàng Thông báo thứ nhất.

12. Ngân hàng Thông báo thứ nhất gửi bộ chứng từ này cho Ngân hàng Mở và yêu cầu thanh toán.

13. Ngân hàng Mở kiểm tra chứng từ và thanh toán cho ngân hàng Thông báo thứ nhất

14. Ngân hàng Thông báo thứ nhất chuyển phần chênh lệch của số tiền hàng giữa L/C gốc và L/C được chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ nhất; số tiền còn lại chuyển cho người thụ hưởng thứ hai thông qua ngân hàng Thông báo thứ hai.

15. Ngân hàng Thông báo thứ hai báo tiền đã vào tài khoản cho người thụ hưởng thứ hai biết.

Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ liên quan, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

>>>>>> Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà Nội TPHCM

4.9/5 - (38 bình chọn)

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *