Master bill, house bill là gì. Sự khác nhau giữa Master bill và house bill

Master bill, house bill là gì. Sự khác nhau giữa Master bill và house bill như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Vận đơn là chứng từ vận tải do đơn vị vận tải phát hành, có vai trò quan trọng trong thủ tục giao nhận hàng hóa, là chứng từ quyết định đến đơn vị sở hữu hàng hóa đó. Vận đơn có rất nhiều loại, trong đó Master bill và house bill là 2 loại vận đơn rất phổ biến. Bạn cần hiểu Master bill là gì? House bill là gì để biết cách sử dụng chính xác các loại vận đơn này trong khi làm lô hàng xuất nhập khẩu.

>>>>> Xem thêm: Vận đơn – bill of lading là gì?

1. Vận đơn chủ – Master bill of lading (MBL)

vận đơn chủ (master bill of lading) là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu.    kế toán xây lắp

master bill là gì

Thông tin trên Master bill of lading (MBL)

Người gửi hàng/người nhận hàng: công ty vận chuyển (FWD)

Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển….. chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

Có 2 trường hợp xảy ra khi phát hành master bill

+ Khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng tàu, lúc này KH sẽ trực tiếp nhận MBL.  Lúc này Shipper đứng tên chủ hàng, consignee là tên người mua hàng thực thụ. cộng đồng xuất nhập khẩu

+ Khách gửi hàng cho Forwarder, nhưng khách muốn nhận MBL chứ không muốn nhận HBL, lúc này Forwarder chỉ đóng vai trò môi giới, nhận book tàu giùm khách. Lúc này Shipper là tên công ty Forwarder, consignee là tên đại lý của công ty Forwarder tại nước sở tại.

2. Vận đơn thứ -House bill of lading (HBL)

Vận đơn thứ (house bill of lading) là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện. học chứng chỉ kế toán trưởng online

house bill

Thông tin trên House bill of lading (HBL)

Người gửi hàng/người nhận hàng: người XK và NK

Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..

House Bill là loại bill do công ty Forwarder phát hành cho shipper, trên bill có thể hiện logo của công ty Forwarder chứ không có logo của hãng tàu. Trên HBL shipper là chủ hàng và consignee là người mua hàng thực thụ.

Bởi vận đơn là chứng từ vận tải, có chức năng sở hữu hàng hóa nên ai có được vận đơn sẽ là người giữ hàng hóa. Do đó, sau khi shipper nhận được MBL hoặc HBL gốc sẽ gửi qua cho consignee để nhận hàng theo thỏa thuận trước đó (có thể là consignee nhận hàng sau đó thanh toán hoặc là consignee phải thanh toán, sau đó shipper (chủ hàng, người gửi hàng, nhà xuất khẩu) mới giao vận đơn và khi đó consignee (người nhận hàng, nhà nhập khẩu) dùng Vận đơn để nhận hàng từ hãng vận chuyển. vinatrain lừa đảo

Tuy nhiên, đó là trong trường hợp khi mà người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa thực sự tin tưởng nhau, chưa có mối quan hệ buôn bán lâu dài,… sẽ dùng Bill Gốc hoặc House bill để làm chứng từ giao nhận hàng hóa bởi cách này sẽ khiến cho thủ tục giao nhận hàng rất phức tạp.

Cụ thể, khi hàng cập cảng, người xuất khẩu nhận được thông báo hàng đã đến, khi đó họ tiến hành thanh toán cho người bán, sau khi nhận được tiền, người bán sẽ tiến hành chuyển phát nhanh Vận đơn cho nhà nhập khẩu. Khi đó nhà nhập khẩu mang vận đơn đó cho hãng vận chuyển và nhận hàng. Việc chuyển phát nhanh Vận đơn đó vừa tốn thời gian và chi phí, thủ tục phức tạp khiến hoạt động mua – bán hàng hóa rất tốn kém và rắc rối.

Vì vậy, trên thực tế, nếu 2 bên đã là khách hàng quen, đủ độ tin tưởng thì shipper sẽ đổi bill gốc, yêu cầu nhà vận chuyển làm surrender bill để dùng bill này telex release qua cho consignee cho tiện, phí telex release cũng ít hơn so với phí làm bill gốc và chuyển phát nhanh bill gốc đó cho nhà nhập khẩu. học nghiệp vụ kế toán

3. Một số điểm khác nhau giữa MBL và HBL

HBL là do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh sửa hơn so với MBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của shipper.

Tuy nhiên HBL lại rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu được, còn HBL gốc không có hiệu lực đỗi với hãng tàu, chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder mà thôi.

MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)

MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận.

Mong rằng những thông tin trên đây về master bill và house bill đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng từ vận tải này và biết  sử dụng sao cho hợp lí.

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

>>>> Bài viết tham khảo: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tphcm

 

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *