Một số tình huống rủi ro khi thực hiện thanh toán L/C

Trong các phương thức thanh toán quốc tế, thanh toán L/C là phương thức được các nhà xuất nhập khẩu ưu tiên sử dụng vì đảm bảo độ an toàn cao. Do vậy phương thức này yêu cầu khá khắt khe về các chi tiết, đặc biệt là bộ chứng từ L/C.

Dù vậy, không có phương thức nào đảm bảo 100% rằng độ an toàn tuyệt đối, kể cả phương thức thanh toán L/C.

>>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu trực tuyến ở đâu

Một số tình huống rủi ro dưới đây mà bạn nên đọc để lưu ý nếu áp dụng phương thức thanh toán này nhé.

1.Mất trắng lô hàng cho dù đã lựa chọn phương thức thanh toán L/C

a.Phân tích tình huống

Trong giao dịch quốc tế, vấn đề thanh toán là điều kiện quyết định xem giao dịch có thành công hay không. Bởi vì cả người bán lẫn người mua đều lo sợ rằng bản thân mình sẽ bị lừa nên luôn có sự dè chừng với đối phương. Chính vì lý do này mà phương thức thanh toán bằng L/C mới xuất hiện nhằm đảm bảo rằng ngân hàng sẽ là bên thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Khi chọn lựa phương án này, bạn không còn phải lo lắng vấn đề thanh toán từ phía bên mua. Thay vào đó, điều bạn cần quan tâm trong phương thức thanh toán này là, nếu xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng có khả năng thanh toán hoặc có đáng tin cậy hay không?

>>>>>Xem thêm: Phương thức thanh toán D/P

Trong năm 2016, đã có vài doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị lừa bởi các đối tác Canada, cũng trong trường hợp thanh toán bằng L/C. Cụ thể như sau:

Khi ký hợp đồng, phương thức thanh toán được thỏa thuận là L/C, trả sau 60 ngày. Trong L/C lại ràng buộc giao cho bên nhập 1 trong 3 tờ bill để tiến hành lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm của CFIA, với điều kiện là mẫu chữ ký trên hợp đồng và người mở L/C cùng với bộ chứng từ phải khớp với nhau. khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn

Khi các nhà xuất khẩu gửi bộ chứng từ đến ngân hàng mở L/C, họ lại đưa cho nhà nhập khẩu tờ bill để lấy hàng, trong khi đó lại trả về bộ chứng từ còn lại cho nhà xuất khẩu với lý do: bộ chứng từ không hợp lệ và từ chối thanh toán, trong khi đó bên nhập khẩu ở Canada đã lấy hàng rồi.

Trong trường hợp này, các nhà xuất khẩu của chúng ta và cả hiệp hội thủy sản đều cho rằng: ngân hàng mở L/C và bên nhập khẩu ở Canada đã thông đồng với nhau lừa nhà xuất khẩu của chúng ta.

Tuy nhà xuất khẩu có nhờ đến sự can thiệp của các hiệp hội, thế nhưng kết quả chẳng đi đến đâu và vẫn bị mất trắng lô hàng. Sau khi kiểm tra thì phát hiện ngân hàng mở L/C này đã tuyên bố phá sản từ năm 2014.

b. Giải pháp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Trong trường hợp này, khi thực hiện thanh toán quốc tế bạn nên:

  • Nếu bạn là nhà xuất khẩu, cần phải tham gia các hiệp hội quốc tế, để có thêm sự hỗ trợ về thông tin.
  • Nhờ ngân hàng trung ương, ngân hàng bên phía chúng ta đứng ra kiểm tra mức độ uy tín và an toàn của ngân hàng mở L/C
  • Hạn chế các loại L/C trả chậm hay L/C có thể hủy ngang để giảm thiểu mức độ rủi ro.
  • Bạn nên tận dụng dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ của ngân hàng để tránh được rủi ro ở mức độ thấp nhất.
  • Để chắc chắn hơn nữa, bạn cần xác thực mức độ đáng tin cậy về việc thanh toán của đối tác thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam tại quốc gia họ khóa học xuất nhập khẩu

Một số tình huống rủi ro khi thực hiện thanh toán L/C

2.Tại sao bạn cần hết sức cẩn thận trong quá trình làm chứng từ khi thanh toán bằng L/C?

a.Phân tích tình huống học chứng chỉ kế toán ở đâu

Hình thức thanh toán L/C rất phổ biến trong thương mại quốc tế vì đảm bảo mức độ an toàn cao cho các bên. Chính vì đảm bảo tối ưu cho các bên nên sự khắt khe và chi tiết cũng đòi hỏi cao hơn.

Bất cứ sai sót nào trong bộ chứng từ sẽ làm cho bộ chứng từ trở nên không hợp lệ, ngân hàng xuất trình L/C sẽ yêu cầu bạn điều chỉnh lại bộ chứng từ cho khớp với L/C hoặc tu chỉnh lại L/C cho hợp với bộ chứng từ.

Thông thường chúng ta sẽ chỉnh lại bộ chứng từ nếu có thể. Tuy nhiên:

– Rất mất thời gian, dễ dẫn đến việc xuất trình bộ chứng từ bị trễ, tức quá ngày trình bộ chứng từ cho ngân hàng. Nếu vẫn còn sai sót thì bắt buộc phải tu chỉnh L/C.

– Việc tu chỉnh L/C cũng mất rất nhiều thời gian và chi phí, còn ảnh hưởng đến uy tín của bạn với đối tác. Hoặc bạn có thể bị đối tác gây sức ép yêu cầu giảm giá.

– Trong trường hợp xấu nhất, ngân hàng phía nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, bạn bắt buộc phải đấu giá lô hàng đó với giá thấp hơn giá hiện tại, có thể khiến bạn bị lỗ.

– Nếu không đấu giá, chỉ còn mỗi phương án là mang hàng về lại, khi ấy phát sinh rất nhiều chi phí: lưu container, lưu bãi tại cảng, cước vận chuyển quay về, nhân lực và thủ tục. Với các lô hàng lớn thì các chi phí phát sinh này sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ về tài chính.

b.Giải pháp chứng từ xuất nhập khẩu

Cách tốt nhất để hạn chế và phòng tránh những trường hợp này xảy ra:

– Trước khi gửi bộ chứng từ gốc cho ngân hàng, bạn nên gửi bộ nháp trước

– Sau khi ngân hàng xác nhận hay yêu cầu chỉnh sửa thì tiến hành chỉnh sửa cho khớp

– Cuối cùng, gửi bản gốc cho ngân hàng khi mọi thứ đã hoàn tất, không còn sai sót gì.

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn với những bạn quan tâm đến Phương thức thanh toán D/A!

Để tìm hiểu các trung tâm đào tạo XNK hiện nay, bạn có thể tham khảo bài viết học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *