Bài tập về thanh toán quốc tế – có đáp án

Dưới đây là một số bài tập về thanh toán quốc tế mà bạn có thể tham khảo: học kế toán thực hành

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế – Câu hỏi tự luận đề số 1

1.Viết đầy đủ bằng tiếng Anh các cụm từ viết tắt:

a.UCP;     b.URC;    c.URR;     d.ISBP;    e.ULB

Chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật tùy ý

2.Nêu định nghĩa về “xác nhận L/C”. Khác biệt cơ bản giữa xác nhận L/C và bảo lãnh

3.Một L/C không thể hiện chữ “irrevocable”, để bảo vệ quyền lợi của mình, thì nhà xuất khẩu có phải yêu cầu bổ sung chữ “irrevocable” vào L/C hay không? Tại sao?

4.L/C yêu cầu: “Shipment between 5th to 25th of August, 2009”. Hãy chỉ ra thời gian giao hàng được phép?

5.L/C quy định “L/C is available at draft drawn on the applicant”. Là người thụ hưởng bạn phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Tại sao?

>>>>>>>> Xem thêm: Các lỗi chứng từ trong thanh toán quốc tế

6.Ngân hàng thông báo không được ngân hàng phát hành yêu cầu nhưng đã tự mình xác nhận vào L/C. Hỏi quyền lợi của người thụ hưởng có gì khác so với trường hợp Ngân hàng phát hành yêu cầu Ngân hàng thông báo xác nhận L/C?

7.Nhận được L/C mà không thể xác định được tính chân thật bề ngoài của nó, thì Ngân hàng thông báo phải làm gì?

8.Một sửa đổi L/C quy đinh: Người thụ hưởng phải trả lời chấp nhận hay từ chối sửa đổi trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sử đổi. Nếu người thụ hưởng im lặng không trả lời nhưng lại xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với sửa đổi L/C thì có được thanh toán?

9.Một ngân hàng được Ngân hàng phát hành chỉ định chấp nhận hối phiếu đòi nợ thì có được phép mua hối phiều này trước khi hết hạn? hàm sumif trong excel

10.Các ngân hàng có chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trong đó hóa đơn thương mại được phát hành trước ngày mở L/C?

11.Ngân hàng xác nhận đã chiết khấu bộ chứng từ và xuất trình đòi tiền Ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành kiểm tra thấy bộ chứng từ có lỗi và từ chối hoàn trả. Ngân hàng xác nhận quay sang truy đòi người thụ hưởng với lý do là đã chiết có truy đòi. Bạn hãy trình bày quan điểm của mình?

12.Nếu L/C yêu cầu xuất trình B/L 03 bản, thì người thụ hưởng có thể xuất trình bản sao B/L?

13.Một hóa đơn được lập tự động bằng máy và thiếu chữ ký sống thì có hợp lệ?

14.L/C yêu cầu cấm chuyển tải, người thụ hưởng xuất trình chứng từ vận tải gồm 2 phương thức xe tải và tàu hỏa và có ghi chú là đã chuyển tải. Người thụ hưởng có lấy được tiền?

15.Để nhận hàng trong vận tải biển phải xuất trình chứng từ loại gì?

16.Tại sao các L/C thường yêu cầu đối với:

a.B/L: 2/3 là originals, mà không là 3/3

b.Chứng từ bảo hiểm: Full set 3/3

17.Ngân hàng được chỉ định quyết định bộ chứng từ là phù hợp nhưng không chiết khấu. Trên đường gửi đến Ngân hàng phát hành thì bộ chứng từ bị thất lạc. Hỏi Ngân hàng phát hành có phải thanh toán cho người thụ hưởng?

18.a/Nêu khái niệm về tiếp ký (countersigned) và lấy ví dụ minh họa.

b/Phân tích rủi ro đối với người thụ hưởng nếu L/C yêu cầu: Giấy kiểm định hàng hóa phải được người yêu cầu tiếp ký.

19.Một L/C yêu cầu vận đơn đường biển 02 bản gốc và 01 bản sao. Bản sao có phải:

a/Được ký xuất nhập khẩu kiến tập có tốt không

b/Ghi ngày tháng

20.Phân biệt chứng từ tài chính và chứng từ thương mại

Đáp án

1.a/UCP = Uniform customs and practice for documentary credit

b/URC = Uniform rules for collection

c/ URR = Uniform rules for bank – to – bank reimbursements under documentary credit

d/ISBP = Int’l standard banking practice for the examination of documents under documentary credit

e/ULB = Uniform law for bills of exchange.

Các văn bản trên đều mang tính pháp lý tùy ý, trừ ULB.

2.Xác nhận là một cam kết không hủy ngang của Ngân hàng xác nhận bổ sung vào cam kết của Ngân hàng phát hành để thanh toán hoặc chiết khấu khi xuất trình phù hợp.

3.Không cần. Theo quy tắc, một L/C không nói rõ thuộc loại nào, thì được hiểu là không hủy ngang rồi.

4.Thời gian giao hàng trong khoảng: Từ ngày 5 đến 25/08/2009.

5.Người thụ hưởng phải yêu cầu sửa đổi L/C thành: “L/C is available at draft drawn on the usuing bank” để chuyển nghĩa vụ thanh toán L/C từ người yêu cầu sang Ngân hàng phát hành.

6.Quyền lợi người thụ hưởng là như nhau trong cả hai trường hợp.

7.Phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng phát hành và nếu thông báo L/C cho người thụ hưởng thì chỉ được thông báo dạng bản sao và nói rõ chưa xác minh được tính chân thật của L/C.

8.Im lặng và thực hiện theo sửa đổi L/C vẫn được thanh toán. nghiệp vụ ngân hàng

9.Có.

10.Chấp nhận. Một chứng từ có thể được ghi ngày trước ngày phát hành L/C, nhưng không được ghi ngày sau ngày xuất chứng từ.

11.Xác nhận L/C luôn luôn là không hủy ngang và miễn truy đòi, do đó, cho dù Ngân hàng xác nhận chiết khấu có truy đòi thì cũng không lại đòi lại được tiền từ người thụ hưởng.

12.Người thụ hưởng chỉ cần xuất trình ít nhất 01 bản gốc, số còn lại là bản sao.

13.Có

14.Có

15.a/Nếu sử dụng B/L thì phải xuất trình B/L

b/Nếu sử dụng Seaway bill thì phải xuất trình chứng từ chứng minh sự phù hợp với người ghi ở ô người nhận hàng (chứng minh ID)

16.Vì B/L là chứng từ dùng để nhận hàng, nên 01 bản gửi thuyền trưởng theo hàng hóa để khi hàng hóa đến trước bộ chứng từ thì người nhập khẩu cầm bản vận đơn này đến Ngân hàng phát hành để ký hậu và đi nhận hàng.

Do chứng từ vảo hiểm không phải xuất trình để nhận hàng, nên không phải gửi 01 bản cho thuyền trường theo hàng hóa.

17.Có

18.a/Là ký sau nhằm phê chuẩn hay xác nhận chữ ký của một người nào đó đã ký trước trong một chứng từ.

Ví dụ, bạn nộp đơn cho một việc gì đó, sau khi bạn ký thì có người ký lại để xác nhận đó là đúng chữ ký của bạn.

b/Nếu người yêu cầu không thiện chí hoặc không thể (lý do khách quan) nên đã không tiếp ký thì người thụ hưởng chẳng bao giờ lấy được tiền.

19.a/Không

b/Không.

20.a/Chứng từ tài chính bao gồm: Bill of exchange (or draft); promissory note, check.

b/Chứng từ thương mại: Tất cả các chứng từ còn lại không phải là chứng từ tài chính.

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về Nên học xuất nhập khẩu cấp tốc ở đâu của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *