Những điều kiện cần thiết trong hoạt động thanh toán quốc tế

Trong xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là một hoạt động vô cùng quan trọng, liên quan đến đồng tiền chảy vào doanh nghiệp. Khi hoạt động thanh toán diễn ra thuận lợi, sẽ hướng mảng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp phát triển hơn.

Điều này được thể hiện rõ là do khi doanh nghiệp thu tiền về nhanh chóng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh vào hoạt động tái sản xuất và xuất khẩu tiếp.

Tuy nhiên, Những điều kiện cần thiết trong hoạt động thanh toán quốc tế mà bạn cần nắm, tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>>>>>> Xem thêm: Thế nào được gọi là xuất trình L/C phù hợp?

1.Điều kiện về tiền tệ

Để tiến hành thanh toán quốc tế, điều kiện về tiền tệ cũng vô cùng quan trọng:

  • Hai bên mua và bán phải lựa chọn đồng tiền ghi sổ (Account currency), đồng tiền thanh toán (Payment currency)

+ Phải là đồng tiền tự do chuyển đổi và lưu thông rộng rãi (free convertible currency): USD, EUR, GBP, JPY, HKD, AUD,…

+ Đồng tiền ghi sổ và đồng tiền thanh toán có thể là một hoặc là 2 loại tiền khác nhau.

  • Đảm bảo tiền tệ (đảm bảo hối đoái – Exchange proviso clause)

+ Điều khoản bảo đảm bằng vàng – Gold clause nguồn nhân lực

+ Điều khoản bảo đảm bằng ngoại tệ ­– Foreign currency clause

+ Điều khoản bảo đảm bằng rổ ngoại tệ – Basket foreign currency clause

Những điều kiện cần thiết trong hoạt động thanh toán quốc tế

2.Điều kiện về thời gian thanh toán (payment time condition)

Cụ thể về thời gian thanh toán gồm 2 sự lựa chọn cho người xuất khẩu và nhập khẩu như sau:

+ Trả ngay khi nhận được hàng hóa và dịch vụ (Pd at sight after received goods)

+ Trả ngay khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa do người bán gửi qua ngân hàng.

+ Trả ngay khi nhận được điện báo của người vận chuyển về việc đã nhận và xếp hàng hóa lên tàu.

+ Trả ngay khi người bán đã thực hiện xong nghĩa vụ gửi hàng tại cảng đi.

+ Trả sau một lần khi đáo hạn

=> Thời hạn được quy định trên Hối phiếu (Bill of Exchange – B/E). Mốc bắt đầu có thể là từ ngày ký phát B/E hoặc từ ngày người mua (hoặc đại diện) ký nhận B/E.

Ví dụ: Trị giá lô hàng ghi trong hợp đồng NT là 100,000$; bán chịu trong 90 ngày, lãi suất tín dụng thương mại là 0.3%/tháng (quy định trên B/E trả sau). Vậy trên BE và trên C/I sẽ ghi số tiền là 100,900$. Điều này có lợi cho cả bên mua và bán.

+ Trả sau nhiều lần xuất nhập khẩu kiến tập có tốt không

Người bán không lập B/E và người mua phải nhờ ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán trả chậm, hai bên sẽ quy định thời gian trả chậm.

Ví dụ: một lô hàng có giá trị 650,000$ được mua bán với hợp đồng trả chậm với thời hạn là 4 tháng, trong đó trả ngay khi nhận hàng là 50,000$. Mỗi tháng còn lại sẽ trả 150,000$, lãi suất tín dụng là 0.4%/tháng.

Hàng hóa gửi đi ngày 20/03/2008 và người mua nhân được BCT vào ngày 30/03/2008, việc trả tiền được tiến hành như sau: học về xuất nhập khẩu

Lần 1: ngày 30/03/2008 thanh toán 50,000$

Lần 2: ngày 30/04/2008 thanh toán 152,400$ (150,000$ + 600,000$x0.4%)

Lần 3: ngày 30/05/2008 thanh toán 151,800$ (150,000$ + 450,000$x0.4%)

Lần 4: ngày 30/06/2008 thanh toán 151,200$ (150,000$ + 300,000$x0.4%)

Lần 5: ngày 30/07/2008 thanh toán 150,600$ (150,000$ + 150,000$x0.4%)

Hình thức này là ứng tiền trước một phần hoặc toàn bộ rồi sau đó người bán mới giao hàng.

3.Các ngân hàng phục vụ

Là các ngân hàng mà các bên mua và bán tin tưởng và ủy thác cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán mà không phải lo sợ điều gì, những ngân hàng này thường là:

+ Những ngân hàng có mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước

+ Có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới

+ Ngân hàng có SWIFT code

+ Ngân hàng có kinh nghiệm và uy tín

4.Phương thức thanh toán (payment method)

Các phương thức thanh toán quốc tế thường được sử dụng nhiều hiện nay gồm:

+ Phương thức tín dụng chứng từ L/C

+ Phương thức nhờ thu

+ Phương thức chuyển tiền

+ Phương thức thanh toán CAD, COD,…

Mong rằng bài chia sẻ này từ trang kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ khiến các bạn hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu phát sinh trong thực tế.

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tphcm và Hà Nội của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *