Những quy định về ngành logistics tại Việt Nam

Ngày 06/7/2018, Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg đã ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam trong đó mã ngành kinh doanh cấp 5 đã được cấp cho “Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng” – Mã 52292. Đây là tin vui cho những người làm logistics tại Việt Nam vì đã được xã hội thừa nhận là một nghề.

>>>>> Xem thêm: Quy định mới về thủ tục cấp C/O mẫu B cho thị trường ASEAN qua cổng thông tin một cửa quốc gia

Tuy nhiên, ngành logistics vẫn chưa có cơ quan thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Hoạt động logsitics mang tính đa ngành, trong đó hoạt động vận tải hàng hóa do Bộ Giao thông-Vận tải quản lý, hoạt động kho bãi phân phối do Bộ Công thương quản lý, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa do Bộ Tài chính quản lý thủ tục hải quan và tất cả các bộ ngành khác quản lý thủ tục chuyên ngành (chính sách mặt hàng) áp dụng khi xuất nhập khẩu hàng hóa. phân tích dupont

Nhiều người cho rằng chức năng quản lý nhà nước về logistics thuộc về Bộ Công thương, nhưng Điều 2 Nghị định 98/2017/NĐ-CP quy định 36 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương, không bao gồm logistics. Tương tự, Điều 2 Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định 21 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giao thông-Vận tải cũng không có logistics. Trên thực tế, chưa có cơ quan nào thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics. Để hoạt động logistics được quản lý, tổ chức và quy hoạch hiệu quả thì cần phải giải quyết vấn đề này, cụ thể là thành lập mới cơ quan quản lý nhà nước (Trung Quốc có Ủy ban logistics quốc gia) hoặc giao trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động logistics cho một bộ ngành cụ thể.

Các bạn làm nghề xem xét sửa đổi bổ sung mã ngành mới trong DKKD để hành nghề hợp lệ theo thông tin dưới đây: 

5229 : Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Nhóm hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải gồm:

– Gửi hàng; vinatrain lừa đảo

– Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không;

– Giao nhận hàng hóa;

– Thu, phát các chứng từ vận tải và vận đơn;

– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;

– Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không;

– Môi giới thuê tàu biển và máy bay;

– Hoạt động liên quan khác như: bao gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hoá.

Loại trừ: ủy nhiệm chi là gì

– Hoạt động chuyển phát được phân vào nhóm 53200 (Chuyển phát);

– Bảo hiểm ôtô, tàu biển, máy bay vào bảo hiểm phương tiện giao thông khác được phân vào nhóm 65129 (Bảo hiểm phi nhân thọ khác);

– Hoạt động của các đại lý du lịch được phân vào nhóm 79110 (Đại lý du lịch);

– Hoạt động điều hành tua du lịch được phân vào nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

– Hoạt động hỗ trợ du lịch được phân vào nhóm 79200 (Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch).

quy định về ngành logistics tại Việt Nam

52291: Dịch vụ đại lý tàu biển

Nhóm Dịch vụ đại lý tàu biển gồm: Các hoạt động dịch vụ sau đây được thực hiện theo ủy thác của chủ tàu.

Cụ thể:

– Làm thủ tục cho tầu vào/ra cảng; thu xếp tàu lai dắt, hoa tiêu, bố trí cầu bến, nơi neo đậu tàu biển để thực hiện bốc dỡ hàng hóa, đưa đón khách lên tàu;

– Thống báo thông tin cần thiết cho các bên liên quan đến tàu, hàng hóa và hành khách, chuẩn bị tài liệu, giấy tờ về hàng hóa/hành khách, thu xếp giao hàng cho người nhận hàng; làm thủ tục hải quan, biên phòng có liên quan đến tàu và thủ tục về bốc dỡ hàng hóa, hành khách lên xuống tàu;

– Thực hiện việc thu hộ, trả hộ tiền cước, tiền bồi thường, các khoản tiền khác; thu xếp việc cung ứng cho tàu biển tại cảng;

– Ký kết hợp đồng thuê tàu, làm thủ tục giao nhận tàu và thuyền viên; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bốc dỡ hàng hóa;

– Thực hiện các thủ tục liên quan đến tranh chấp hàng hải, các công việc khác theo ủy quyền.

52292: Dịch vụ đại lý vận tải đường biển

Nhóm dịch vụ đại lý vận tải đường biển gồm:

– Các hoạt động dịch vụ sau được thực hiện theo ủy thác của chủ hàng;

– Các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển (kể cả hợp đồng vận tải đa phương thức);

– Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tầu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác;

– Làm đại lý công-te-nơ;

– Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.

52299: Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu

Nhóm dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu gồm:

– Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải hàng không, vận tải bộ, vận tải đường thủy nội địa;

– Môi giới thuê tàu biển, máy bay, phương tiện vận tải bộ;

– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay; – Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;

– Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa, kể cả dịch vụ liên quan tới hậu cần;

– Môi giới thuê tàu biển và máy bay;

– Hoạt động liên quan khác như lấy mẫu, cân hàng hoá…liên quan đến vận tải.

Loại trừ:

– Hoạt động chuyển phát được phân vào nhóm 53200 (Chuyển phát);

– Bảo hiểm ôtô, tàu biển, máy bay vào bảo hiểm phương tiện giao thông khác được phân vào nhóm 65129 (Bảo hiểm phi nhân thọ khác);

– Hoạt động của các đại lý du lịch được phân vào nhóm 79110 (Đại lý du lịch);

– Hoạt động điều hành tua du lịch được phân vào nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

– Hoạt động hỗ trợ du lịch được phân vào nhóm 79200 (Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch)

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Mong rằng thông tin cập nhật này hữu ích với bạn đang làm tại các doanh nghiệp logistics. Nếu bạn chưa có nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn nên học xuất nhập khẩu tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín và có thể tham khảo bài viết review chi tiết học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu của chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *