Incoterms được coi như kim chỉ nam trong mua bán hàng hóa quốc tế. Những điều kiện giao hàng trong Incoterms sẽ chi phối toàn bộ quá trình vận chuyển, trách nhiệm rủi ro, bảo hiểm trong vận chuyển hàng hóa, từ đó tác động đến giá bán của hàng hóa đó. Vậy cụ thể Incoterms có những điều khoản gì, nội dung của từng điều khoản như thế nào, cách vận dụng trong thực tế ra sao?
>>>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng incoterms 2010
I. Giới thiệu tổng quan, lưu ý sử dụng Incoterms 2010
Điều kiện Incoterms giải thích những điều kiện thương mại được viết tắt bằng ba chữ cái, thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong các hợp đồng mua bán hàng hóa. Nội dung Incoterms chủ yếu mô tả các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình hàng hóa được giao từ người bán sang người mua. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
Cấu trúc của Incoterms 2000
Nhóm E – DEPARTURE: EXW – Ex Works Nhóm F – MAIN CARRIAGE UNPAID
FCA- Free Carrier kế toán xây dựng cơ bản
FAS- Free Alongside Ship
FOB- Free On Board học ở vinatrain có tốt không
Nhóm C – MAIN CARRIAGE PAID
CFR- Cost and Freight
CIF- Cost, Insurance and Freight CPT- Carriage Paid To
CIP- Carriage and Insurance Paid To Nhóm D – ARRIVAL
DAF – Delivered At Frontier DES – Delivered Ex Ship DEQ – Delivered Ex Quay DDU – Delivered Duty Unpaid DDP – Delivered Duty Paid chứng chỉ kế toán viên hành nghề
Cấu trúc của Incoterms 2010: Gồm 11 qui tắc, chia 2 nhóm:
Nhóm mọi phương thức vận tải:
ExW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP
Nhóm phương thức vận tải biển:
FAS, FOB, CFR, CIF
Điểm đổi mới của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000
– 2 nhóm thay vì 4 nhóm học logistics
– Hai điều kiện mới: DAT thay cho DEQ; DAP thay cho DES, DAF, DDU
– 3 điều kiện FOB, CFR, CIF đã bỏ khái niệm “lan can tàu”
– Sử dụng cho cả thương mại quốc tế và thương mại nội địa
– Hướng dẫn sử dụng
– Thông tin điện tử
– Thủ tục an ninh, hỗ trợ thông tin
– Phí xếp dỡ
– Bán hàng theo chuỗi
Cấu trúc của một điều kiện Incoterms
Tên điều kiện, tên viết tắt, địa điểm giao hàng, 10 nghĩa vụ của người bán, 10 nghĩa vụ của người mua
Đưa ra một điều kiện mẫu. khóa học xuất nhập khẩu
Ngắn gọn, nói đến một điều kiện Incoterms, cần nhớ 6 việc sau đây:
Ai làm thủ tục thông quan xuất khẩu, ai làm thủ tục thông quan nhập khẩu?
Hoàn thành các thủ tục theo quy định hải quan
Đóng đầy đủ các khoản phí và lệ phí (nổi và chìm)
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu.
Ai thuê phương tiện vận tải chặng chính (thuê tàu, máy bay)
Địa điểm giao hàng: bằng kế toán trưởng
Địa điểm giao hàng là địa điểm mà người bán chịu chi phí tới chỗ đó.
Ở nước nào?
Ở đâu?
Ai bốc hàng lên, ai dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải?
Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại kho người bán
Bốc hàng lên tàu/máy bay tại nước người bán
Dỡ hàng xuống khỏi tàu/máy bay tại nước người mua
Dỡ tại xuống phương tiện vận tải tại nước người mua
Việc chuyển rủi ro của hàng hoá từ người bán sang người mua như thế nào?
Ai phải mua bảo hiểm cho lô hàng? nên học kế toán thực hành ở đâu
Bảng phân chia trách nhiệm của nhà XK và NK theo 11 điều kiện giao hàng Incoterms 2010
Bạn có thể đọc thêm bài viết Incoterms và hướng dẫn sử dụng Incoterms 2010 để hiểu rõ hơn về cách áp dụng các điều kiện Incoterms này.
II. Nội dung 11 điều kiện thương mại Quốc tế (Incoterms 2010)
Incoterm 2010 có 11 điều khoản chia thành các 4 nhóm và trong mỗi nhóm
1. EXW = Ex works = at works = at factory = at site = at firm = at plant = at factory:
Giao hàng tại xưởng có nghĩa là người bán giao hàng chưa thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán. Người bán không bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao như vậy.
Nghĩa vụ cụ thể như sau: có nên đầu tư chứng khoán
Người mua hàng làm thủ tục hải quan xuất khẩu và thủ tục hải quan nhập khẩu
Người mua thuê phương tiện vận tải chặng chính
Địa điểm giao hàng: Ở nước người bán (EXW – xưởng người bán)
Bốc – Dỡ hàng: (thường phải xét rõ 4 nơi)
Người mua chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải đến nhận hàng tại xưởng người bán.
Người mua chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu biển (trả local charge đầu bốc). Hai bên mua/bán phải rất lưu ý mục này trong lúc chào giá/thương thảo giá hàng bán vì rất nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Vì thông thường hãng tàu sẽ chào giá cước tàu/cước bay theo kiểu local charge bên nào bên đó trả. Người bán phải nhắc nhớ và lập luận chặt chẽ để người mua hiểu và chịu phí này ngay từ đầu. Nếu có thoả thuận khác thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng. học kế toán thực hành ở đâu
Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu biển (trả local charge đầu dỡ)
Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
Rủi ro sẽ được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng còn nằm dưới phương tiện vận tải tại kho người bán.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng
Ghi nhớ:
Điều kiện này, nghĩa vụ của người mua là tối đa. Khi nào người mua nên áp dụng?
Khi nào người bán nên áp dụng điều kiện này?
Thực tế thì không người bán nào để người mua làm việc bốc hàng và chịu trách nhiệm cho việc đó.
Cho dù bán hàng theo điều kiện gì thì người bán vẫn phải chuẩn bị bộ chứng từ với chi phí của mình.
Xem thêm: Commercial invoice là gì?
2. FCA = Free Carrier = Giao hàng cho người chuyên chở
Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao như vậy.
Người bán thông quan hàng xuất. Người mua thông quan hàng nhập.
Người mua thuê phương tiện vận tải
Địa điểm giao hàng ở nước người bán. Có các địa điểm giao hàng thường gặp: FCA (kho người bán)
FCA (Sân bay đi/Sân bay Tân Sơn Nhất) FCA (cảng xuất/cảng Cát Lái)
Việc bốc – dỡ học kế toán thực hành ở đâu
Dù giao ở xưởng người bán: FCA (Seller’s Warehouse) hay giao tại sân bay Tân Sơn nhất FCA (Tân Sơn Nhất Airport) hay giao ở cảng biển: FCA (Cảng Cát Lái) thì:
Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
Người mua chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu (trả local charge đầu bốc). Hai bên mua/bán phải rất lưu ý mục này trong lúc chào giá/thương thảo giá hàng bán vì rất nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Vì thông thường hãng bay/hãng tàu sẽ chào giá cước bay/cước tàu theo kiểu local charge bên nào bên đó trả. Người bán phải nhắc nhớ và lập luận chặt chẽ để người mua hiểu và chịu phí này ngay từ đầu. Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu (trả local charge đầu dỡ)
Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
Việc chuyển rủi ro
Người bán hết trách nhiệm khi giao hàng cho người vận tải. Cụ thể:
Nếu giao tại xưởng của người bán:
Người bán phải bốc xong hàng lên xe tải/container tại xưởng người bán thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.
Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người mua thuê.
Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Nếu giao ở cảng biển:
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính): học thực hành kế toán ở đâu
Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này. Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
Không bắt buộc ai phải mua bảo hiểm.
Ghi nhớ:
Thực tế sử dụng nhiều cho đường air.
Hàng đi bằng container nên sử dụng điều kiện này thay vì FAS, FOB
Lưu ý:
Điều kiện nhóm E, F: địa điểm giao hàng ở nước người bán. Người mua thuê tàu.
Điều kiện nhóm C, D: địa điểm giao hàng ở nước người mua. Người bán thuê tàu.
3. CPT = Carriage Paid To = Cước phí trả đến…
Giao hàng Cước phí trả đến có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại nơi đến thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở.
Nghĩa vụ cụ thể như sau:
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK nên học kế toán ở đâu
Người bán thuê phương tiện vận tải
Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
CPT (Sân bay đến/Sân bay Changi) CPT (cảng đến/cảng Singapore)
Việc bốc, dỡ
Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
Người bán chịu chi phí cho việc bốc hàng lên máy bay/tàu biển (trả local charge đầu bốc).
Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống máy bay/tàu biển (trả local charge đầu dỡ)
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi người bán giao hàng cho người chuyên chở. Cụ thể: hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200
Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người bán thuê.
Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm cho những rui ro (và chi phí phát sinh từ rủi ro đó) cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Nếu giao ở cảng biển:
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính):
Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này.
Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Người bán phải chở hàng đến cảng bốc, giao hàng lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. Thường thì nếu giao hàng theo tàu chuyến, hai bên sẽ dùng CFR thay vì dùng CPT.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng
Lưu ý:
Nên chuyển đổi sử dụng từ CFR sang CPT nếu hàng đóng trong containers
Thực tế hiện nay Các bên hay sử dụng khi hàng đi đường air
Người mua phải chịu nhiều rủi ro. Nên người mua hay chỉ định hãng tàu
4. CIP = Carriage and Insurance Paid To = Cước phí và Phí bảo hiểm trả đến…
Giao hàng Cước phí và phí bảo hiểm trả đến có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại nơi đến thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định và mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở.
Nghĩa vụ cụ thể như sau:
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
Người bán thuê phương tiện vận tải
Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
CIP (Sân bay đến/Sân bay Changi)
CIP (cảng đến/cảng Singapore)
Việc bốc, dỡ
Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
Người bán chịu chi phí cho việc bốc hàng lên máy bay/tàu biển (trả local charge đầu bốc).
Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống máy bay/tàu biển (trả local charge đầu dỡ)
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi người bán giao hàng cho người chuyên chở. Cụ thể:
Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người bán thuê.
Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm cho những rui ro (và chi phí phát sinh từ rủi ro đó) cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Nếu giao ở cảng biển:
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính):
Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này. Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Người bán phải chở hàng đến cảng bốc, giao hàng lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. Thường thì nếu giao hàng theo tàu chuyến, hai bên sẽ dùng CFR thay vì dùng CPT.
Người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng:
Mua loại thấp nhất ICC(C)
Mua ở một công ty BH uy tín
Mua cho 110% trị giá của lô hàng
NB phải giúp người mua chuẩn bị các chứng từ khiểu nại đòi BH bồi thường trong trường hợp NM yêu cầu trợ giúp.
Ghi nhớ:
Nên chuyển đổi sử dụng từ CIF sang CIP nếu hàng đóng trong containers
Thực tế thì các bên hay sử dụng CIP khi hàng đi đường air
Người mua phải chịu nhiều rủi ro. Nên người mua hay chỉ định hãng tàu
Người bán chỉ là người mua bảo hiểm giúp. Mọi vấn đề liên quan đến khiếu nại đòi BH bồi thường và quyền lợi thụ hưởng tiền bồi thường thuộc về người mua.
5. DAT = Delivered at Terminal – Giao hàng tại điểm tập kết
Giao hàng tại điểm tập kết có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại điểm tập kết đã thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định và dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hoá cho đến khi hàng được giao như vậy.
Nghĩa vụ cụ thể:
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
Người bán thuê phương tiện vận tải
Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
DAT (Sân bay đến/Sân bay Changi)
DAT (cảng đến/cảng Singapore)
Việc bốc, dỡ
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (chịu local charge local charge đầu bốc)
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu local charge local charge đầu dỡ). (hoặc khác đi tuỳ thoả thuận trong hợp đồng)
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua sau khi người bán dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Nếu có rủi ro cho việc dỡ hàng tại cảng, người bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng:
6. DAP = Delivered at Place – Giao hàng tại nơi đến quy định
Giao hàng tại nơi đến quy định có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại địa điểm đã thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định, đặt hàng trên phương tiện vận tải, không dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hoá cho đến khi hàng được giao như vậy.
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
Người bán thuê phương tiện vận tải
Địa điểm giao hàng ở nước người mua.
DAP (kho người mua)
DAP (tên cửa khẩu nước nhập)
Việc bốc, dỡ
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (chịu local charge local charge đầu bốc)
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu local charge local charge đầu dỡ). (hoặc khác đi tuỳ thoả thuận trong hợp đồng)
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng còn nằm trên phương tiện vận tải/xe đầu kéo tại xưởng người mua. Có nghĩa là việc dỡ hàng xuống xưởng người mua là do người mua chịu.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
7.DDP = Delivered Duty Paid = Giao hàng đã đóng thuế/Giao hàng đã thông quan nhập khẩu = Door to Door
Giao hàng đã thông quan có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu và thông quan nhập khẩu cho người mua tại địa điểm đã thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định, đặt hàng trên phương tiện vận tải, không dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hoá cho đến khi hàng được giao như vậy.
Người bán thông quan XK, người bán thông quan NK
Người bán thuê phương tiện vận tải
Địa điểm giao hàng ở nước người mua. DDP (kho người mua)
Việc bốc, dỡ
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (chịu local charge local charge đầu bốc)
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu local charge local charge đầu dỡ). (hoặc khác đi tuỳ thoả thuận trong hợp đồng)
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng còn nằm trên phương tiện vận tải/xe đầu kéo tại xưởng người mua. Có nghĩa là việc dỡ hàng xuống xưởng người mua là do người mua chịu.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
8.FAS = Free Alongside Ship = Giao dọc mạn tàu
Giao hàng dọc mạn tàu có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người chuyển chở do người mua thuê tại cảng bốc hàng quy định (ở cầu cảng hoặc trên sà lan nhỏ). Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng đặt dọc mạn tàu/ở cầu cảng của cảng bốc.
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
Người mua thuê tàu
Địa điểm giao hàng ở nước người bán. FAS (tên cảng bốc hàng)
Việc bốc, dỡ
Dù là tàu chuyến hay tàu chợ:
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu (hoặc sang hàng từ sà lan nhỏ lên tàu lớn) tại cảng bốc (tức người mua chịu local charge đầu bốc) (hoặc khác đi tuỳ thoả thuận trong hợp đồng)
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu local charge local charge đầu dỡ).
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng còn nằm trên cầu cảng hoặc còn nằm trên sà lan nhỏ mà chưa bốc lên tàu ở cảng đi.
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc:
Người bán thường giao hàng cho các hãng tàu ở các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy nhưng người bán cần lưu ý là người bán phải chịu tất cả
mọi rủi ro liên quan đến hàng cho đến khi hàng được mang ra đến cầu cảng của cảng bốc. Rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
Đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển, người bán hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro cho hàng của mình suốt quãng đường này. Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý. Và nếu giao hàng bằng containers người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện FCA thay vì dùng FAS.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Người bán phải chở hàng đến cầu cảng của cảng bốc, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu. FAS phù hợp hơn với việc sử dụng tàu chuyến.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng
9.FOB = Free On Board = Giao hàng lên tàu
Giao hàng lên tàu có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người mua thuê tại cảng bốc hàng quy định. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
Người mua thuê tàu
Địa điểm giao hàng ở nước người bán. FOB (tên cảng bốc hàng)
Việc bốc, dỡ
Dù là tàu chuyến hay tàu chợ:
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (tức người bán chịu local charge đầu bốc) (hoặc khác đi tuỳ thoả thuận trong hợp đồng)
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu local charge local charge đầu dỡ).
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng đã bốc lên tàu ở cảng đi.
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc:
Người bán thường giao hàng cho các hãng tàu ở các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy nhưng người bán cần lưu ý là người bán phải chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hàng cho đến khi hàng đã được bốc lên tàu cảng bốc, dĩ nhiên, hiểu theo cách này, rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu do người bán chịu.
Đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển, người bán hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro cho hàng của mình suốt quảng đường này. Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý. Và nếu giao hàng bằng containers người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện FCA thay vì dùng FOB. khóa học kế toán ngắn hạn
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Khi hàng đã được bốc lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. FOB phù hợp hơn với việc sử dụng tàu chuyến.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng
10.CFR = Cost And Freight = Tiền hàng và Cước phí = CNF = CnF = C&F = CF
Giao hàng gồm tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người bán thuê tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.
Nghĩa vụ cụ thể như sau:
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
Người bán thuê tàu
Địa điểm giao hàng ở nước người mua. CFR (tên cảng dỡ hàng)
Việc bốc, dỡ
Dù là tàu chuyến hay tàu chợ:
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (tức người bán chịu local charge đầu bốc)
Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu local charge local charge đầu dỡ).
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng đã được bốc lên tàu ở cảng đi.
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc:
Người bán thường giao hàng cho các hãng tàu ở các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy nhưng người bán cần lưu ý là người bán phải chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hàng cho đến khi hàng đã được bốc lên tàu cảng bốc, và rủi ro cho hàng trong quá trình bốc hàng lên tàu do người bán chịu.
Đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển, người bán hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro cho hàng của mình suốt quảng đường này. Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý. Và nếu giao hàng bằng containers người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CPT thay vì dùng CFR.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Khi hàng đã được bốc lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. CFR phù hợp hơn với việc sử dụng tàu chuyến.
Người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng
11. CIF = Cost, Insurance And Freight = Tiền hàng, Phí Bảo hiểm và Cước phí
Giao hàng gồm tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người bán thuê tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy định, đồng thời phải mua bảo hiểm cho lô hàng này. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.
Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK
Người bán thuê tàu
Địa điểm giao hàng ở nước người mua. CIF (tên cảng dỡ hàng)
Việc bốc, dỡ
Dù là tàu chuyến hay tàu chợ:
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình
Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu tại cảng bốc (tức người bán chịu local charge đầu bốc)
Người mua chịu chi phí cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ (chịu local charge local charge đầu dỡ).
Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.
Việc chuyển rủi ro
Rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng đã được bốc lên tàu ở cảng đi.
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng bốc:
Người bán thường giao hàng cho các hãng tàu ở các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy nhưng người bán cần lưu ý là người bán phải chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hàng cho đến khi hàng đã được bốc lên tàu cảng bốc. Rủi ro cho hàng trong quá trình bốc hàng lên tàu do người bán chịu.
Đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển, người bán hoàn toàn không thể kiểm soát được rủi ro cho hàng của mình suốt quảng đường này. Do vậy, người bán phải hết sức lưu ý. Và nếu giao hàng bằng containers người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CPT thay vì dùng CFR.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
Khi hàng đã được bốc lên tàu xong, người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người bán chịu. CFR phù hợp hơn với việc sử dụng tàu chuyến.
Người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng:
Mua loại thấp nhất ICC(C)
Mua ở một công ty BH uy tín
Mua cho 110% trị giá của lô hàng
NB phải giúp người mua chuẩn bị các chứng từ khiểu nại đòi BH bồi thường trong trường hợp NM yêu cầu trợ giúp.
Việc chuyển đổi sử dụng nếu hàng đóng bằng containers đường biển :
FAS, FOB => FCA CFR => CPT
CIF => CIP
Để hiểu rõ và thực hiện tốt hơn các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để nắm các kiến thức cần thiết được chia sẻ bởi những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý cho chúng tôi, vui lòng để lại bình luận phía dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.
Nguồn tham khảo: xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Em có tình huống như thế này, anh chị có thể giải đáp giúp em với ạ?
Người bán bán hàng hoá cho người mua theo điều kiện X, biết rằng trong điều kiện đó: người bán thông quan xuất khẩu, thuê ptvt phụ và trả chi phí,nếu người mua giao tại xưởng người bán thì người bán chịu trách nhiệm bốc hàng, còn nếu giao nơi khác thì người bán không chịu trách nhiệm dỡ hàng. X là ?
a. EXW
b. FCA
c. DAT
d. FOB
Trong các điều kiện Incoterms này thì điều kiện nào là bắt buộc người bán phải mua bảo hiểm cho người mua trong hành trình vận chuyển vậy ạ?
À cho em hỏi thêm là em thấy có bản dự thảo về Incoterms 2020 rồi, thì bản mới này bao giờ được ban hành và áp dụng ạ, thấy dự thảo có nhiều sự thay đổi không biết bản ban hành thì có nhiều điều thay đổi như thế không?
Mình có chút thắc mắc. Với điều kiện CPT và CIP thì dỡ hàng khỏi máy máy bay thì do bên bán chịu chứ. Và cả với điều kiện DAP và DDP thì chi phí dỡ hàng khỏi container tại kho người nhập khẩu cũng là do người bán chịu. Đấy là theo tìm hiểu của mình. Nên bạn xem nếu đúng hay sai giải đáp giúp mình nhé. Mình cảm ơn
không biết mình có nhầm không nhưng câc điều kiện nhóm C giao hàng được chuyển giao ở nước người bán \. VD như CIF người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hành được giao đặt lên tàu ( on board ) như vậy là vẫn ở nước người bán.
Cám ơn chủ top vì bài viết hay
Trung tâm này dạy xuất nhập khẩu ở HCM luôn nhé.Bạn có thể tìm hiểu thêm kìa. mình cũng chỉ biết thế thôi.
Chúc bạn học tốt nha!
Incoterms có nhiều quy định mà nếu chỉ đọc không thì rất khó hiểu, nhất là những người mới bắt đầu. Trước kia, mình cũng phải tìm 1 khóa học xuất nhập khẩu thực tế để học, nghe giáo viên là những người nhiều kinh nghiệm dạy thì hiểu nhanh và rõ hơn các vấn đề ngoài thực tế. Bạn tìm đến trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh để học, vì trung tâm này có đội ngũ giảng viên rất ổn, đều là những anh chị làm nghề lâu năm kinh nghiệm, rất nhiệt tình. Trước mình có đến vài trung tâm học thử, nhưng đều không thấy chất lượng bằng ở đây.
Website: http://www.xuatnhapkhauleanh.edu.vn
SDT: 0904848855
Lớp học của trung tâm Lê Ánh được dạy vào thời gian nào vậy? Trung tâm này chỉ có cơ sở ở Hà Nội hay cả TPHCM vậy bạn?
Mình đang học đến phần incoterms ở trường, nó khá nhiều thứ phải nhớ, không biết có cách nào dễ nhớ những điều khoản incoterms này không ạ? Hoặc là có chỗ nào dạy những nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trong đó có incoterms không ad, mình cũng định học để biết cách làm, thời gian nữa ra trường rồi đi xin việc luôn ạ.
Chủ topic coi lai đi, làm sao EXW với FCA mà lại
“Người bán làm thủ tục hải quan xuất khẩu, người mua làm thủ tục hải quan nhập khẩu”
EXW và FCA người bán chỉ hỗ trợ cung cấp giấy tờ để làm thủ tục, việc làm thủ tục và chi phí do người mua chịu chứ.
Chào bạn. Ad rất cảm ơn góp ý của bạn về nội dung phần EXW nhưng FCA không có vấn đề gì nhé. Nếu sử dụng điều kiện FCA thì đầu XK vẫn phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu ạ.