Phân biệt Backlog và Back Order trong quản trị chuỗi cung ứng

Trong quản trị chuỗi cung ứng, thuật ngữ Backlog và Back Order có nhiều kiểu định nghĩa khác nhau. Trong nguyên tắc chung, Back Order càng tối ưu khi càng về 0 còn Backlog thì càng lớn càng tốt.

>>>> Xem thêm:  Mã vạch của các nước trên thế giới

Việc hoạt động của chuỗi cung ứng có hiệu quả hay không phụ thuộc lớn về hai yếu tố Back Order và Backlog.

1.Khái niệm về Backlog và Back Order

Về cơ bản, Backlog và Back Order được định nghĩa như sau:

Backlog được hiểu là các đơn hàng đã được gửi đi nhưng chưa đến thời điểm giao hàng. Về nguyên tắc, khi Backlog càng lớn, nghĩa là nhiều khách hàng muốn mua hàng nên đặt hàng của doanh nghiệp bạn, và đang chờ nhận hàng vào thời điểm trong tương lai.

Back Orders: là các đơn hàng vì lý do chậm trễ nên nên chưa được gửi đi.

Ví dụ: Một khách hàng muốn đặt đơn hàng vào 5/10 và muốn được giao đến vào ngày 5/11.

Thời gian từ 5/10 đến 4/11, thì đơn hàng đó được coi là Backlog. học về xuất nhập khẩu online

Nếu chủ hàng không gửi hàng vào 5/11 thì sang đến ngày 6/11, đơn hàng đó sẽ trở thành Back Orders, được ghi là trên biên bản báo cáo Back Orders cho đến khi hàng đến tay khách hàng.

Phân biệt Backlog và Back Order trong quản trị chuỗi cung ứng

2.Phân tích yếu tố tích cực và tiêu cực của Backlog và Back Order

Cả Backlog và Back Order đều là đơn hàng chưa được gửi đi nhưng thời điểm là khác nhau, và Backlog được coi là có lợi trong khi Back Order là có hại. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Thuật ngữ Backlog thường được nhiều người sử dụng trong công việc với ý nghĩa “quá nhiều việc phải làm”, nên ở đây vai trò của nó khá tiêu cực. Tuy nhiên, nếu như thuật ngữ này được sử dụng trong chuỗi cung ứng, khi người ta “quá nhiều việc phải làm”  nghĩa là người đó có nhiều đơn hàng cần giải quyết, ở đây nó mang nghĩa tích cực. Dù là bạn phải chịu áp lực vì có nhiều việc phải làm nhưng phải công nhận, Backlog luôn là điều mà mọi người luôn mong đợi. học kế toán trưởng

Khi quá thời gian dự kiến giao hàng, Backlog sẽ trở thành Back Order.

Chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi họ cần. Nghĩa là vào thời điểm họ cần có hàng, bạn phải giao hàng vào đúng thời điểm thích hợp.

Backlog là thời điểm đầu tiên của chuỗi này, là điều khách hàng mong muốn trong khi Back Order sẽ xảy ra khi bạn không lưu tấm đến phần thứ hai của định nghĩa chuỗi cung ứng tối ưu – hàng được giao ở thời điểm thích hợp. Và Back Order là điều tiêu cực mà không ai mong muốn.

Đặt vấn đề:

Bạn không thể chắc chắn là khách hàng của bạn sẽ theo suốt đơn đặt hàng đến cùng, cho đến khi được giao. Khách hàng có thể hủy đơn hàng nếu không giao vào đúng thời điểm, và doanh nghiệp của bạn sẽ được đánh giá là không chuyên nghiệp và không đánh tin cậy. Nếu bạn đang nắm giữ một lượng Back Order chẳng khác gì mang doanh thu ra làm trò đùa.Trong tương lai khi họ cần mua một sản phẩm nào đó, họ sẽ không đến với công ty của bạn nữa. học kế toán online

Cho nên, việc cân đối giữa lượng Backlog và Back Order  là cần thiết để giữ cho Back Order ở mức tối thiểu và Backlog đến mức tối đa là chuỗi cung ứng tối ưu hóa.

Hy vọng thông tin này của Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra bạn có thể tham khảo khóa học xuất nhập khẩu thực tế online tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *