Phương Pháp Xác Định Trị Giá Hải Quan

Trị giá hải quan được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Vậy cụ thể các phương pháp này như thế nào? Đọc bài viết dưới đây để nắm rõ các cách xác định trị giá hải quan này.

>>>> Xem thêm: Các trường hợp được khai bổ sung tờ khai

1.Phương pháp trị giá giao dịch

Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.
Điều kiện áp dụng:
Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
– Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu. Trừ các hạn chế dưới đây:
+ Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định
+ Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa.
+ Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu. Nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.
+ Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện. Nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó. Thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này. Khi xác định trị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
– Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu. Người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.
Trừ các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức.
– Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt. Hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

phương pháp xác định trị giá hải quan

2.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt

Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều kiện áp dụng:

Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau vào ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ, có cùng số lượng lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;

3.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự

“Hàng hóa nhập khẩu tương tự” là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều kiện áp dụng:

Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau vào ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ, có cùng số lượng lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;

4.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ

Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam trừ đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, các khoản được khấu trừ gồm:

Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa khi tiêu thụ trên thị trường nội địa;
Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu;
Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.

Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì chi phí được trừ là hoa hồng bán hàng.
Hàng hóa nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũng được xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc này và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá hàng hóa.
Giá hàng hóa nhập khẩu được xác định theo nguyên tắc:
Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế thì lấy giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác định giá bán thực tế;
Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt;
Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá;
Hàng hóa được bán ra vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu lô hàng đó.

5.Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định trên thì trị giá tính thuế là trị giá tính toán.
Trị giá tính toán được xác định bao gồm các khoản sau:
Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng nhập khẩu;
Chi phí, lợi nhuận để bán hàng nhập khẩu,
Chi phí điều chỉnh cộng thêm gồm:

– Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng để vận chuyển hàng đến cửa khẩu nhập;
– Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập;
Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp và phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hóa.

6.Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế

Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng phải dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

Hy vọng thông tin về phương pháp xác định trị giá hải quan sẽ hữu ích với bạn!

>>>>> Bài viết tham khảo: học khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

Tuy nhiên hiện nay có hiện tượng các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo khiến việc tìm hiểu về trung tâm XNK của các bạn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy,  bạn nên đọc thêm bài viết cảnh báo chiêu trò lừa đảo của trung tâm xuất nhập khẩu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *