Quy định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam

Với những hàng hóa được lưu giữ do người vận chuyển hoặc người được vận chuyển ủy quyền sẽ có quy định cụ thể như thế nào? Cụ thể về việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam được quy định chi tiết trong Nghị định 169/2016/NĐ-CP. Nghị định này quy định việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

>>>>> Xem thêm: Xác định mã loại hình xuất nhập khẩu

1.Đối tượng áp dụng nghị định 169/2016/NĐ-CP

Cụ thể đối tượng áp dụng nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:

1.Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

2.Nghị định này không áp dụng đối với việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Quy định về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam

2.Một số khái niệm về hàng hóa được lưu giữ

– Hàng hóa bị lưu giữ là hàng hóa do người vận chuyển hoặc người được người vận chuyển ủy quyền lưu giữ tại cảng biển hoặc khu vực kho bãi để bảo đảm việc thanh toán giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

-Người lưu giữ là người quản lý hàng hóa trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ trên cơ sở hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người vận chuyển. Hợp đồng gửi giữ hàng hóa được giao kết giữa người vận chuyển và người lưu giữ theo quy định tại Điều 554 của Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định tại Nghị định này.

-Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định. thi tin học văn phòng

-Hàng hóa mau hỏng bao gồm các loại hàng hóa là hàng thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh hoặc hàng hóa có thời hạn sử dụng chỉ còn dưới 60 ngày kể từ ngày bị lưu giữ.

3.Quy định về việc lưu giữ hàng hóa

Về lưu giữ hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển

Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

-Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.

– Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. xuất nhập khẩu gec có tốt không

– Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.

– Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.

Lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển để thanh toán các khoản nợ

1. Người vận chuyển chi được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Giá trị hàng hóa là căn cứ để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hóa đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hóa và tại thời điểm hàng hóa bị lưu giữ.

2. Người vận chuyển được lưu giữ nguyên container đối với hàng hóa đóng trong container trongtrường hợp giá trị của hàng hóa đóng trong container lớn hơn giá trị thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

4.Quy định về xử lí hàng hóa bị lưu giữ

Vậy những hàng hóa bị lưu giữ sẽ xử lí như thế nào, nguyên tắc, quy định về xử lí hàng hóa bị lưu giữ ra sao?

Nguyên tắc chung xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển

– Khi thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này, người vận chuyển phải giao kết hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người lưu giữ để dỡ hàng ra khỏi tàu và gửi vào nơi an toàn theo quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng gửi giữ hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản, đồng thời còn bao gồm cả các nội dung thỏa thuận về việc lấy hàng hóa trước thời hạn, quyền và trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa trong việc giao hàng hóa cho người đến nhận hàng.

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.

– Trường hợp chưa đến 60 ngày quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ nếu người nhận hàng đến nhận hàng hóa thì người lưu giữ hàng hóa được xử lý hàng hóa trên cơ sở hợp đồng gửi giữ tài sản đã giao kết với người vận chuyển theo quy định của pháp luật. Sau khi giao hàng hóa cho người nhận hàng hợp pháp theo thông báo của người vận chuyển, người lưu giữ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển, đồng thời gửi kèm theo biên bản giao hàng hóa giữa người lưu giữ và người nhận hàng và các chứng từ khác có liên quan (nếu có)

Để tìm hiểu chi tiết hơn về quy định xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam, bạn có thể download nghị định 169/2016/NĐ-CP  TẠI ĐÂY

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngắn hạn cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *