Quy trình làm lô hàng xuất Sea FCL – LCL

Để xuất khẩu một lô hàng xuất sea FCL – LCL có khá nhiều công việc phải làm đối với nhà xuất khẩu. Chính vì vậy, bạn rất khó hình dung quy trình làm lô hàng xuất sea như thế nào. Bài viết này sẽ tóm tắt những khâu của một lô hàng từ sau khi kí hợp đồng cho đến khi giao hàng cho hãng tàu hoặc kho CFS.

>>>> Xem thêm: Các trường hợp hủy tờ khai hải quan và thủ tục hủy tờ khai

Để đưa hàng hóa ra cảng, bạn cần phải làm khá nhiều công việc, trong đó việc đầu tiên là phải xác định được thông hàng hóa: khối lượng, kích thước hay quy cách đóng gói,…

1.Xác định khối lượng hàng xuất khẩu

– Kiểm tra , xác nhận lại về khối lượng hàng hóa với đơn vị sản xuất, kho bãi

– Kiểm tra tình trạng hàng hóa Trung tâm vinatrain lừa đảo

– Kiểm tra quy cách đóng gói hàng

– Kiểm tra kích thước, khối lượng hàng

2.Đặt booking

Bạn có thể đặt booking qua các hãng tàu, hoặc qua công ty forwarding, công ty Logistics. Hiện nay, đa số các công ty Xuất nhập khẩu sẽ book cước đường biển qua các công ty dịch vụ như vậy.

3.Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu

– Bộ chứng từ cơ bản gồm: Purchase order (PO), Invoice, Packinglist

– Booking (lấy từ Forwarder hoặc đối tác)

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)

– Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có)

– Giấy chứng nhận hun trùng cộng đồng xuất nhập khẩu

– Giấy phép xuất khẩu với một số mặt hàng như: quặng, khoáng sản

quy trình làm lô hàng xuất sea

4.Làm thủ tục đóng hàng

+ Đặt công, đổi lệnh lấy container/seal

Người lấy cont rỗng (tức là hãng trucking/tài xế xe đầu kéo) đem Lệnh cấp container rỗng đến Phòng điều độ của hãng tàu (thường là ở cảng) để bộ phận này duyệt Lệnh cấp rỗng để lấy container.

Phòng điều độ sau khi duyệt lệnh sẽ giao cho người lấy rỗng bộ hồ sơ gồm: Packing list của container (danh sách containers), seal của hãng tàu, vị trí (bãi/Depot/ICD) cấp container, Lệnh cấp container rỗng đã ký duyệt của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng.

Người lấy cont rỗng sẽ cầm bộ hồ sơ này đế đến bãi được chỉ định trên Lệnh, xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho phòng thương vụ tại bãi và lấy container rỗng vận chuyển về kho người xuất khẩu đóng hàng.

Một vài hãng tàu không duyệt lệnh thủ công, mà duyệt trên hệ thống nội bộ của họ mà chúng ta hay gọi là duyệt lệnh điện tử. Hãng tàu làm được việc này là do họ có mối quan hệ tin cậy với ICD/Depot. Người lấy rỗng cứ cầm Lệnh cấp rỗng đến vị trí bãi ghi trên đó là lấy cont rỗng được. (Hãng Hapag-Lloyd AG). Seal sẽ được giao ở bãi.

Một vài hãng lại duyệt qua email. Người lấy rỗng sẽ viết một email cho hãng tàu, khai số Booking Note đã có để xin duyệt Lệnh. Sau khi được duyệt, người lấy rỗng in lệnh đã được duyệt ra, và cầm lệnh đã duyệt đến vị trí bãi/Depot/ICD ghi trên đó là lấy cont rỗng được (hãng CMA). Seal sẽ được giao ở bãi.

+ Nhận container/ kiểm tra container

+ Sắp xếp hàng hóa vào container đảm bảo các nguyên tắc an toàn hàng hóa

+ Niêm phong kẹp chì container

Khi kiểm tra container: Cần chụp ảnh tất cả container trước khi đóng hàng vào container để miễn trừ trách nhiệm nếu có (Có biên bản) và kiểm tra container

Lưu ý: khi đóng hàng cần giám sát chụp ảnh các lớp hàng đóng, gồm:

+ Bức 1: lớp hàng 1 học xuất nhập khẩu

+ Bức 2: đóng ½ container

+ Bức 3: Đóng hết vào container

+ Bức 4: Đóng 1 cánh của container

+ Bức 5: Đóng 2 canh và Kẹp chì

+ Bức 6: Chi tiết chì đã kẹp

Nếu hàng gồm nhiều mã hàng, nhiều loại thì chụp hình khi đóng đến mã kế tiếp. tự học kế toán doanh nghiệp

5.Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

– Trước tiên là khai báo Vnaccs cho hàng hóa.

– Địa điểm làm thủ tục hải quan: Hải quan ngoài cừa khẩu hoặc hải quan cửa khẩu. Với doanh nghiệp tư nhân có thể làm Thủ tục Hải quan tại chi cục Hải quan nơi địa bản công ty đó đóng hoặc có thể làm Hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, cũng có thể làm thủ tục tại Hải quan mà doanh nghiệp có chi nhánh hoặc có kho hàng tại địa bàn đó.

– Làm thủ tục bàn giao container cảng xuất (hàng lẻ LCL đến cửa khẩu xuất) và làm cả thủ tục hải quan giám sát – bàn giao cho hãng tàu tại cảng, riêng với hàng lẻ thì bản giao cho kho CFS. Cần lưu ý rằng các kho CFS này của FWD thường là nằm trong cảng nơi có bộ phận hải quan để tiện lợi làm thủ tục hải quan. Ví dụ, ở cảng Cát Lái, họ thường dành Kho số 5 là kho để cho các công ty FWD thuê làm kho CFS đóng hàng cho các chủ hàng lẻ.

Doanh nghiệp xuất khẩu thuê xe tải/hoặc dùng xe tải của chính mình để chở hàng đến kho CFS quy định trên Booking Note mà FWD cấp cho chủ hàng. Sau đó làm thủ tục hải quan như bình thường.

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

>>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tại hà nội và tphcm

 

 

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *