Quy trình rút vốn theo thủ tục thanh toán trực tiếp

Theo đề nghị của bên vay tiền, bên còn lại thanh toán bằng cách chuyển tiền trực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp thì được gọi là thanh toán trực tiếp.

Thanh toán trực tiếp thường áp dụng khi trả tiền theo tiến độ thực hiện cho các hợp đồng xây lắp lớn, hợp đồng tư vấn hay thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá với số lượng nhỏ không cần thiết phải mở L/C.

Điều kiện này chỉ áp dụng đối với các đơn rút vốn bằng Ðồng Việt Nam. 

Bài viết này, Kỹ năng xuất nhập khẩu chia sẻ về Quy trình rút vốn theo thủ tục thanh toán trực tiếp.

1.Quy trình thực hiện chung

Nhìn chung, quy trình rút vốn theo thủ tục thanh toán trực tiếp gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các đơn vị thực hiện chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp trực tiếp cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại). Bộ hồ sơ bao gồm:

Ðơn rút vốn và các sao kê đi kèm theo mẫu quy định và công văn đề nghị rút vốn;

>>>>>>>> Xem thêm: Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế – Bài tập tự luận đề số 5

Hoá đơn/yêu cầu thanh toán của nhà thầu;

Phiếu giá thanh toán đã được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận . Trường hợp thanh toán tạm ứng phải có phiếu giá thanh toán tạm ứng được Cơ quan kiểm soát chi xác nhận.

Trong những trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính có thể yêu cầu Ban Quản lý dự án cung cấp các tài liệu giải trình bổ sung. trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo

Bước 2: Chờ phản hồi từ Bộ Tài chính

Sau khi nộp bộ hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) sẽ xem xét và ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ.

Ðối với các dự án do WB và ADB tài trợ, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) có ý kiến bằng văn bản gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ. 

Bước 3: Gửi lại đơn và chờ phản hồi từ nhà tài trợ

Sau khi nhận được kết quả từ Bộ Tài chính, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn và gửi nhà tài trợ.

Nhà tài trợ xem xét đơn xin rút vốn nếu chấp nhận sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà thầu. Ðối với dự án JBIC việc chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của nhà thầu sẽ thông qua ngân hàng phục vụ.

2.Quy trình rút vốn theo thủ tục Thư cam kết, hoặc thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết:

a.Hình thức thư cam kết

Theo đề nghị của bên vay, Nhà tài trợ lập một chứng từ được gọi là thư cam kết để đảm bảo sẽ thanh toán tiền cho Ngân hàng thương mại đối với khoản tiền đã hay sẽ thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C).

Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C và thanh toán phần ngoại tệ trong các hợp đồng của các dự án JBIC.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các đơn vị thực hiện chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp trực tiếp cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại). Bộ hồ sơ bao gồm:

Công văn đề nghị Bộ Tài chính cho phép mở L/C và đề nghị phát hành Thư cam kết

Ðơn xin rút vốn

Các sao kê theo mẫu quy định

(Ðối với dự án của JBIC không yêu cầu nộp Ðơn xin rút vốn và các sao kê).

Bước 2: Chờ phản hồi

Sau khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, căn cứ vào công văn đề nghị và quy định trong hợp đồng, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) xem xét có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Ban Quản lý dự án và ngân hàng phục vụ.

Sau khi nhận phản hồi từ Bộ Tài chính, trong thời hạn 2 ngày, Ngân hàng phục vụ làm thủ tục đề nghị ngân hàng phục vụ nước ngoài mở L/C và thông báo cho nhà tài trợ đề nghị phát hành thư cam kết (trường hợp dự án JBIC) hoặc cùng Ban quản lý dự án ký vào đơn rút vốn gửi nhà tài trợ ( trường hợp dự án của WB, ADB).

Nhà tài trợ xem xét thư đề nghị hoặc đơn xin rút vốn, nếu chấp nhận sẽ phát hành Thư cam kết.

b.Thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các đơn vị thực hiện chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp trực tiếp cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại). Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Công văn đề nghị Bộ Tài chính cho phép mở L/C .

Bước 2: Chờ phản hồi

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận mở L/C gửi Ban quản lý dự án và ngân hàng phục vụ.

quy trình rút vốn

3.Quy trình rút vốn theo thủ tục hoàn vốn, thủ tục hồi tố:

Khi nhà tài trợ tài trợ cho các khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn tự có được gọi là thanh toán hoàn vốn. Hình thức này thường áp dụng trong các trường hợp thanh toán mua sắm nhỏ, thanh toán một số hạng mục xây dựng cơ bản.

Thanh toán hồi tố là hình thức nhà tài trợ tài trợ cho những khoản chi của dự án đã phát sinh, đã được bên vay thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn tự có trước khi hiệp định vay có hiệu lực. Hình thức này chỉ áp dụng khi được nhà tài trợ thoả thuận đồng ý từ khi chuẩn bị dự án và được đưa vào nội dung của hiệp định vay.

a.Rút vốn và thanh toán theo phương thức Tài khoản đặc biệt đối với vốn vay JBIC:

  • Mở Tài khoản đặc biệt và rút vốn lần đầu:

Theo sự uỷ nhiệm của Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mở Tài khoản đặc biệt bằng tiền Yên, và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Tokyo – Mitsubishi do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) làm chủ tài khoản.

Trong nước, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở các tài khoản chuyên dùng đối ứng với Tài khoản đặc biệt và Tài khoản lãi của Tài khoản đặc biệt do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) là chủ tài khoản để theo dõi và hạch toán số tiền đã rút và số tiền lãi phát sinh trên Tài khoản đặc biệt cũng như việc trả nợ sau này.

Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) ký Ðơn đề nghị rút vốn lần đầu gửi nhà tài trợ với giá trị theo quy định tại hiệp định, nhưng tối đa không quá 50% giá trị hiệp định. Kỳ rút vốn đầu tiên không cần chứng từ kèm theo.

  • Thanh toán từ Tài khoản đặc biệt:

Ðối với phần chi bằng Ðồng Việt Nam:

Chủ đầu tư/BQLDA tập hợp chứng từ gửi Cơ quan kiểm soát chi để thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định hiện hành.

Sau khi có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi, Chủ đầu tư/BQLDA lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) gồm: Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu có xác nhận của Chủ đầu tư, bảng tổng hợp các khoản rút vốn (Accumulated payment claimed and paid), hoá đơn, phiếu giá thanh toán có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi. Trường hợp thanh toán ứng trước thì cần có thêm Bảo lãnh tạm ứng do ngân hàng được Chủ đầu tư chấp nhận cấp.

Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền có công văn đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chuyển tiền thanh toán theo đề nghị của Chủ đầu tư. Trong vòng 3 ngày sau khi nhận được công văn đề nghị, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiệnchuyển tiền, sau đó gửi Bộ Tài chính các Giấy báo chuyển tiền kèm theo chứng từ chuyển tiền của ngân hàng để Bộ Tài chính làm thủ tục rút vốn bổ sung vào Tài khoản đặc biệt.

Ðối với phần chi bằng ngoại tệ để thanh toán cho các L/C nhập khẩu:

Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tự động trích Tài khoản đặc biệt để thanh toán cho các L/C nhập khẩu theo đúng quy định vềphương thức thanh toán bằng L/C.

Sau khi thanh toán, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sao bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo xác nhận đã thanh toán gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) để làm thủ tục rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt.

  • Rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt:

Bộ Tài chính tập hợp chứng từ thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam kèm theo bản sao Giấy đề nghị thanh toán đối với các khoản chi bằng Ðồng Việt nam, hoặc bộ chứng từ nhập khẩu kèm theo giấy xác nhận đã thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và gửi Ðơn rút vốn bổ sung cho JBIC.

Nếu giá trị khoản rút vốn đầu tiên bằng 50% giá trị hiệp định, các lần rút vốn bổ sung sau đó sẽ chỉ được rút 50% giá trị đề nghị. Nếu giá trị khoản rút vốn lần đầu ít hợn 50% giá trị hiệp định, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ðối ngoại) được rút 100% giá trị đề nghị đến khi tổng giá trị vốn đã rút bằng 50% giá trị hiệp định. Sau đó các lần rút vốn bổ sung tiếp theo sẽ chỉ được bổ sung bằng 50% giá trị đề nghị rút vốn để đảm bảo khi giải ngân 100% giá trị hiệp định thì nhà tài trợ cùng tập hợp được đầy đủ chứng từ rút vốn.

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về cảnh báo trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

học kế toán thực hành ở đâu

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *