Sản Xuất Tinh Gọn Là Gì? Tìm Hiểu Mô Hình Lean Manufacturing

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, khi doanh nghiệp áp dụng thành công sản xuất tinh gọn có thể tăng 30% năng suất mà lại tiết kiệm thời gian lại tới 50%. Phải chăng đây chính là lý do mà nhiều công ty lại lấy mục tiêu hướng tới là mô hình lean manufacturing?

Vậy bạn đã thực sự hiểu sản xuất tinh gọn là gì cũng như nếu áp dụng sai cách có thể gây hậu quả gì chưa? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

1. Sản xuất tinh gọn là gì? Hệ thống sản xuất tinh gọn là gì?

Sản xuất tinh gọn hay còn gọi với thuật ngữ tiếng anh là Lean Manufacturing là tổ hợp các phương pháp được thực hiện với mục đích loại bỏ các yếu tố lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất từ đó mang lại chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất.

Sản xuất tinh gọn còn tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt những yêu cầu luôn biến động và khắt khe của khách hàng. Hiện nay, mô hình này đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới.

2. Ví dụ về sản xuất tinh gọn

Mô hình chuỗi cung ứng của Nike:

Hiện nay, Nike đang sử dụng và thực hiện quá trình sản xuất tinh gọn cho các chiến lược sản xuất và cung ứng. Trước hết Nike tập trung và những phương pháp sản xuất mới và hiện đại để đẩy nhanh quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm bởi các kĩ thuật chuyên nghiệp, hiện đại bậc nhất. Bên cạnh đó, Nike sẽ trao quyền kiểm soát và thực hiện cho đội ngũ thi công và công nhân có tay nghề kỹ thuật có khả năng áp dụng kỹ thuật phức tạp.

Bên cạnh quá trình sản xuất tinh gọn trong giai đoạn đó, mô hình chuỗi cung ứng của Nike cũng được áp dụng triệt để phương pháp này. Nike đã sử dụng chiến lược gia công sản phẩm và đặt nhiều cơ sở nhà xưởng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Và toàn bộ quá trình này được tiến hành dưới sự giám sát của nhân viên Nike. Hay nói cách khác Nike sẽ không tham gia vào công đoạn thi công sản xuất mà chỉ nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm cũng như marketing, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Việc Nike chỉ gián tiếp tham gia vào công đoạn công ty không có thế mạnh nhưng những công việc đó vẫn được thực hiện năng suất và tối đa trên các quốc gia có chi phí thấp hơn. Điều này, thúc đẩy công ty có thể tập trung vào điểm mạng, yếu tố cạnh tranh cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định thu mua, quản lý.

Sản Xuất Tinh Gọn Là Gì

3. Đặc điểm của sản xuất tinh gọn

Chất lượng sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn

Thời gian sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ ngắn

Không lãng phí nguồn lực vô hình cũng như hữu hình

Thích ứng linh hoạt

Tăng năng suất

Mức tồn kho bị hạn chế

Từ đó, quá trình sản xuất tinh gọn còn có thể động viên tinh thần làm việc của nhân viên.

4. Mô hình sản xuất tinh gọn

Để áp dụng được mô hình sản xuất tinh gọn thì các công ty cần phải để tâm đến một số vấn đề trong sản xuất kinh doanh dễ xảy ra như sau:

  • Mục tiêu sản xuất khó đạt
  • Chi phí sản xuất dễ phát sinh nhiều
  • Kế hoạch sản xuất mất cân bằng
  • Chu kỳ sản xuất khá dài bởi có nhiều khâu không cần thiết
  • Thời gian sản xuất dài
  • Nhân lực không được tận dụng triệt để
  • Hàng hóa dễ bị tồn kho
  • Hồ sơ, tài liệu dễ nhầm lẫn và dễ mắc sai sót
  • Thu chi khó dự đoán
  • Phản hồi chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng kém

Sau khi xem xét các yếu tố trên, nếu doanh nghiệp đang mắc phải vấn đề đó thì không nên triển khai thực hiện ngay nếu chưa được các nhà quản lý cấp cao hỗ trợ thực hiện, lên kế hoạch thử trên quy mô nhỏ trước khi đem ra trên toàn quy mô diện rộng.

Đầu tư vào mô hình sản xuất tinh gọn không hề dễ bởi khá tốn kém trong quá trình triển khai, nhưng sẽ đem lại lợi nhuận khá cao và giúp chiếm thêm thị phần cũng như giảm chi phí sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

»»» Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất

5. Phương pháp sản xuất tinh gọn

Ba phương pháp cơ bản và phổ biến nhất trong quá trình sản xuất tinh gọn hiện nay chính là:

  • 5S
  • Cải tiến liên tục (Kaizen)
  • Quản trị trực quan (Meiraku): hoạt động sử dụng công cụ quản trị một cách trực quan thông qua hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hiển thị thông số sản xuất,…từ đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt cũng như cập nhất thông tin về tình hình hoạt động thuật tiện, dễ dàng nhất.

Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản trị trực quan bao gồm:

  • Dễ hiểu
  • Dễ nhìn
  • Dễ tương tác
  • Dễ thay đổi

Ngoài 3 phương pháp phổ biến, sản xuất tinh gọn còn cung cấp các công cụ/ phương pháp thực hành khác như:

  • Chuẩn hóa quy trình
  • Value Stream Mapping (Sơ đồ chuỗi giá trị)
  • Preventive Maintenance (Bảo trì ngăn ngừa)
  • Total Productive Maintenance (Bảo trì sản xuất tổng thể)
  • Changeover/setup time (Thời gian chuyển đổi/chuẩn bị)
  • Giảm thiểu quy mô lô sản xuất
  • Quy hoạch mặt bằng xưởng và vật tư tại nơi sử dụng
  • Hệ thống kiểm tra sản xuất Kanban
  • Cân bằng sản xuất
  • Pacemaker (Người giữ nhịp)
  • Overall Equipment Effectiveness (Mức hữu dụng thiết bị toàn phần)…

Tóm lại, qua bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu được sản xuất tinh gọn là gì và cũng như các thông tin về mô hình này – lean manufacturing. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này nhé!

Để nắm rõ hơn các kỹ năng xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

>>>>> Tham khảo thêm:

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *