Sử dụng hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu và làm thủ tục hải quan

Việc sử dụng hợp đồng ngoại thương trong xuất nhập khẩu và làm thủ tục hải quan như thế nào là điều mà chúng ta phải lường trước được trước khi kí kết hợp đồng Một thương vụ mua bán hàng hóa quốc tế luôn luôn phải có hợp đồng ngoại thương, đây là chứng từ chi phối, thâu tóm toàn bộ những thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu bằng những điều khoản trong hợp đồng. Tính quan trọng của Hợp đồng ngoại thương khiến tất cả những ai làm nghề xuất nhập khẩu đều phải hiểu hợp đồng ngoại thương là gì? Cần có những điều khoản nào? Bố cục ra sao và cách sử dụng như thế nào khi làm thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa.

>>>>>> Xem thêm: Cách soạn thảo các điều khoản hợp đồng ngoại thương

1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương: là sự thoả thuận của các bên đương sự nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ quan hệ pháp lý nào đó. khóa học xuất nhập khẩu đại học ngoại thương

Mua bán hàng hoá: là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận (Luật thương mại)

2. Đặc điểm Hợp đồng mua bán quốc tế

Chủ thể: là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau

Đối tượng hợp đồng: hàng hoá được di chuyển qua biên giới quốc gia của một nước

Đồng tiền tính giá: là ngoại tệ đối với 1 hoặc cả 2 bên (đồng Euro là một ngoại lệ).

Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau 

3. Điều kiện hiệu lực của Hợp đồng mua bán quốc tế

Chủ thể họp đồng mua bán quốc tế phải có tư cách pháp lý trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đối tượng HĐ phải được phép xuất nhập khẩu

Hình thức HĐ phải hợp pháp vinatrain lừa đảo

Nội dung HĐ theo luật quy định  học xuất nhập khẩu

4. Hình thức của hợp đồng

Theo Công ước Vienna 1980: Hợp đồng ngoại thương bao gồm hình thức văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào.

Theo Luật thương mại VN: Hợp đồng ngọai thương phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. thuật ngữ ngành logistics

hợp đồng ngoại thương

5. Bố cục và nội dung chính của Hợp đồng ngoại thương

Phần mở đầu

Những thông tin về chủ thể hợp đồng

Phần nội dung  khóa học kế toán tổng hợp thực hành nâng cao

Phần cuối và ký kết hợp đồng

Phần nội dung:

Thường gồm 3 cụm điều khoản:

Những điều khoản chủ yếu/bắt buộc:

Những điều khoản thường lệ

Những điều khoản tuỳ nghi

Phần cuối và ký kết hợp đồng.

(1)Phần đầu hợp đồng

Tên hợp đồng:

Tên hợp đồng có thể được thể hiện bằng các từ ngữ sau:

General Agreement = Principle Agreement = Frame Agriment: Hợp đồng nguyên tắc:

Là hợp đồng được dùng trong trường hợp hai bên ký hợp đồng mua bán số lượng lớn, được giao thành nhiều lô hàng, nội dung thoả thuận mua bán của các lô tương đương nhau. Hợp đồng nguyên tắc là những thoả thuận chung nhất, nguyên tắc nhất, đôi khi là chi tiết nhất. hệ thống tài khoản thông tư 200

Sales Contract = Purchase Contract: Hợp đồng kinh tế

Là hợp đồng cho từng lô hàng như vừa nói ở trên. Thường là một dạng ngắn gọn của hợp đồng nguyên tắc. Nếu hàng hoá không quá phức tạp, việc mua bán đơn giản và không chia thành nhiều lần giao hàng, hai bên nên sử dụng hợp đồng kinh tế sẽ dễ dàng soạn thảo, lưu trữ hơn.

Nếu người bán soạn thì đặt tên là Sales Contract; ngược lại người mua chủ động soạn thì đặt tên là Purchase Contract. Nhưng đôi khi việc đặt tên cũng lung tung tuỳ tập quán làm việc của hai bên.

PI = Proforma Invoice; SC = Sales Confirmation; PO = Purchase Order

Đây thực ra chính là một dạng ngắn gọn của hợp đồng, thường dùng trong các trường hợp hai bên mua bán có mối quan hệ thân thiết, tin cậy, đã có hợp đồng nguyên tắc trước đây, số lượng đơn hàng dày đặc mỗi ngày, mỗi tuần… Do vậy, đòi hỏi form thức hợp đồng phải ngắn gọn (thường là một mặt giấy), khi đó, hai bên chủ động xem các bản PI, PO, SC như một thoả thuận mua bán (Chỉ cần có đóng dấu, ký tên hoặc email xác nhận là cấu thành thoả thuận hoàn chỉnh).

PI là hoá đơn tạm/hoá đơn chiếu lệ: Đây không phải là Hoá đơn Thương mại = Commercial Invoice để người mua thực hiện việc thanh toán. Hoá đơn này được lập ra khi cả hai chưa ký thoả thuận mua bán, thoả thuận chưa được thực hiện. Nó thể hiện nội dung sơ bộ của việc mua bán hàng. PI là do người bán lập ra.

PO là đơn đặt hàng: do người mua lập ra. Nhằm xác nhận ý chí mua hàng.

S/C là xác nhận bán hàng: do người bán lập ra. Nhầm xác nhận việc đồng ý bán hàng cho người mua.

Nhìn chung, tuy ngắn gọn nhưng nếu có sự đồng ý của hai bên thì 03 loại văn bản này vẫn cấu thành nên thoả thuận mua bán hoàn chỉnh.

Số của hợp đồng

Số hợp đồng thường đặt tên theo tập quán của mỗi công ty sao cho phù hợp với thực công việc lưu trữ và thực thi nhưng thường đảm bảo tối thiểu được các thông tin: Số thứ tự mấy, năm nào, tên khách hàng/nhà cung cấp…

Ví dụ: Số: 015/2017/EX/Kanematsu Việt Nam

Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng: Thời gian ký hợp đồng:

Đây là mục quan trọng để làm cơ sở thực hiện các nghĩa vụ của hai bên như thanh toán, giao hàng, và hạn hiệu lực của hợp đồng. Nên ghi rõ ràng, tránh các trường hợp gây hiểu nhầm như:

Nên ghi: 1st Feb 2018. Được hiểu là ngày 1 tháng 2, năm 2018 lớp học kế toán trưởng

Không nên ghi: 1/2/2018. Gây nhầm lẫn: không hiểu là đầu tháng 2 hay đầu tháng 1. Địa điểm ký hợp đồng:

Thông thường không có mục này vì hiện nay rất nhiều hợp đồng ký bằng hình thức xác nhận qua email.

Những thông tin về chủ thể hợp đồng: Bên bán:

Tên

Địa chỉ

Các số Fax, Phone

Người đại diện ký kết Bên mua:

Tên

Địa chỉ

Các số Fax, Phone

Người đại diện ký kết

Xác nhận ý chí mua hoặc bán hàng

Ví dụ về xác nhận ý chí mua hoặc bán hàng:

Both parties have agreed to the purchase and the sale of the commodity on the terms and conditions as follows:

It has been agreed that the buyer buys and the seller sells on the terms and conditions as follows:

Two parties have agreed on this contract with the terms and conditions as follows:

(2) Phần nội dung chính của Hợp đồng ngoại thương

Trong hợp đồng ngoại thương có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc  phải đưa vào (theo Luật thương mại 2005) như:

Commodity: mô tả hàng hóa

Quality: phẩm chất hàng

Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng

Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp)

Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng

Payment: phương thức, thời hạn thanh toán

Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:

Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa

Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)

Force Maejure: bất khả kháng

Claime: khiếu nại

Arbitration: trọng tài

Other conditions: các quy định khác

Nội dung cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên. Nhưng những điều khoản cơ bản nêu ra trên đây rất phổ biến, và bạn nên tham khảo trong quá trình soạn thảo và đám phán hợp đồng với đối tác nước ngoài.

6. Hợp đồng thương mại trong hồ sơ hải quan

Trong bộ hồ sơ hải quan, hợp đồng thương mại là một trong những chứng từ bắt buộc phải xuất trình nếu tờ khai luồng Vàng hoặc Đỏ.

Nếu tờ khai hải quan vào luồng Xanh, về lý thuyết bạn không cần xuất trình cho hải quan. Tuy nhiên, vẫn nên chuẩn bị sẵn, để nếu họ có chất vấn, hoặc trường hợp bị chuyển luồng Vàng, thì có để dùng ngay.

Bạn chỉ cần 1 bản chụp của hợp đồng là đủ.

Lưu ý: bản chụp là bản photocopy, có chữ ký & con dấu đỏ trên đó. Như tôi thấy khi làm thủ tục hải quan ở Hải Phòng, không được triện dấu “Sao y bản chính” như trước đây vẫn làm. Nếu không, gặp hải quan khó tính là bản đó không được nhận, lại mất công chụp lại.

Để biết thêm về bộ hồ sơ hải quan cần những gì ngoài hợp đồng thương mại, tham khảo thêm:

Điều 12 thông tư 128/2013/TT-BTC.

Với hồ sơ hải quan điện thử, xem thêm Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

Cũng cần lưu ý thêm khi làm thủ tục, hải quan sẽ để ý kỹ những thông tin sau trên hợp đồng:

Hàng hóa: tên hàng, số lượng, đơn giá…

Điều kiện cơ sở giao hàng: FOB, CNF…

Phương thức thanh toán: T/T, D/A, L/C…

Thế nên khi chuẩn bị hồ sơ và lên tờ khai, bạn cần đọc kỹ những thông tin này, và nên kiểm tra chéo với những chứng từ khác (Invoice, Packing List, C/O…) để đảm bảo tính chính xác trong quá trình làm việc.

Làm nghề xuất nhập khẩu cũng tồn tại nhiều rủi ro, chỉ cần một sai sót sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ lô hàng và liên quan đến luật pháp. Vì vậy, đã xác định làm xuất nhập khẩu, bạn cần đảm bảo tính chính xác trong soạn thảo bộ chứng từ, đặc biệt là hợp đồng ngoại thương.

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được trực tiếp giảng dạy bởi những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, họ sẽ chia sẻ những kiến thức và kĩ năng cần thiết trong ngành nghề này cho bạn.

Nếu bạn quan tâm đến khóa học này, bạn có thể tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt Hà Nội, TPHCM

5/5 - (4 bình chọn)

One Comment

Trả lời Nguyễn tấn mỹ Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *