Tại sao phương thức thanh toán D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu?

Phương thức thanh toán D/A và D/P đều là hai phương thức thanh toán nhờ thu được sử dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế. Mỗi phương thức thanh toán quốc tế đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Tuy nhiên, đối với nhà xuất khẩu, phương thức thanh toán D/A rủi ro hơn D/P. Tại sao vậy? Hy vọng bài viết dưới đây của Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.

>>>>> Xem nhiều: Học khai báo hải quan ở đâu

Tại sao phương thức thanh toán D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu?

Trong bất cứ trường hợp nào, rủi ro lớn nhất mà nhà xuất khẩu gặp phải là mất hàng nhưng không lấy được tiền, điều này được thể hiện rõ ràng khi so sánh hai phương thức thanh toán D/A và D/P.

Về bản chất, nhà nhập khẩu phải thanh toán tiền để nhận bộ chứng từ lấy hàng khi thực hiện thanh toán D/P. Trong khi đó, đối với phương thức thanh toán D/A thì nhà nhập khẩu được phép nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu. Do vậy, ở D/A, nhà nhập khẩu được phép nợ tiền hàng và thực hiện thanh toán trong kỳ hạn được ký kết trong hợp đồng ngoại thương.

>>>>> Xem thêm: Phương thức thanh toán D/A

Tại sao phương thức thanh toán D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu?

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ phân tích cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo điều kiện D/P, người Xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa (thông qua ngân hàng) cho đến khi người Nhập khẩu thanh toán. Nếu người Nhập khẩu không thể thanh toán hoặc từ chối thanh toán, người Xuất khẩu còn có thể:

– Kháng nghị hối phiếu và đưa người Nhập khẩu ra tòa (trường hợp này có thể tốn kém và khó kiểm soát những gì xảy ra ở nước ngoài); hoặc

– Chở hàng quay về nước; hoặc

– Tìm người mua khác; hoặc

– Thu xếp để bán đấu giá.

Đối với hai trường hợp sau, giá bán hàng hóa có thể sẽ bị giảm thấp, nhưng có thể vẫn còn hơn là chở hàng hóa quay lại.

Đôi khi người Xuất khẩu có người đại diện hay đại lí ở nước người Nhập khẩu, họ có thể thu xếp mọi công việc. Người đại diện này gọi là “CASE OF NEED – trường hợp cần thiết”, nghĩa là, Ngân hàng thu hộ sẽ liên lạc với ai đó khi cần thiết.

Thứ hai, theo điều kiện D/A, sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý, thì người Nhập khẩu kí chấp nhận hối phiếu, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng; còn người Xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa. Người Xuất khẩu có thể chịu những rủi ro sau:

a) Người Nhập khẩu có thể từ chối thanh toán vào ngày hối phiếu đến hạn bởi vì:

– Hàng hóa không phải là hàng hóa Nhập khẩu yêu cầu.

– Nhà Nhập khẩu không thể bán được số hàng hóa đó.

– Nhà Nhập khẩu chủ tâm lừa đảo người Xuất khẩu.

Trong những trường hợp này, người Xuất khẩu có thể kháng nghị hối phiếu và kiện người Nhập khẩu nhưng việc này có thể rất tốn kém.

b) Người Nhập khẩu có thể bị phá sản, trong trường hợp này, người Xuất khẩu sẽ không bao giờ lấy được tiền.

Hy vọng thông tin về Kích thước các loại container của Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúc bạn thành công!

4/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *