Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (điện tử)

Doanh nghiệp chế xuất có nhiều ưu thế hơn so với doanh nghiệp thông thường do đây là hình thức hợp tác xã chuyên về xuất nhập khẩu.

Bài viết này Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn tìm hiểu xem Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (điện tử) thì khác gì so với doanh nghiệp thông thường? Cách thức thực hiện như thế nào?

>>>> Xem thêm: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (thủ công)

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý của thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (điện tử) gồm những văn bản sau:

  • Luật 29/2001/QH10
  • Luật 51/2005/QH11
  • Nghị định 154/2005/NĐ-CP
  • Nghị định 27/2007/NĐ-CP
  • Thông tư 172/2010/TT-BTC
  • Thông tư 194/2010/TT-BTC
  • Nghị định 87/2012/NĐ-CP
  • Thông tư 196/2012/TT-BTC

2.Trình tự thực hiện theo phương thức điện tử:

Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất dưới hình thức điện tử như sau: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

* Đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu

a. Việc đăng ký danh mục hàng hóa được phân loại như sau:

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, DNCX phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại điểm 2, điểm 3 dưới đây;

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu quản lý theo mục đích sử dụng khác, DNCX thực hiện đăng ký danh mục theo từng loại hình tương ứng (nếu có).

b. Thời điểm đăng ký, sửa đổi bổ sung

+ Thời điểm đăng ký danh mục: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt hà nội

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu: đăng ký danh mục trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Nếu hàng hóa là sản phẩm do DNCX sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, thì phải đăng ký danh mục trước khi làm thủ tục thông báo định mức; lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Nếu hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa nhập khẩu ban đầu, thì không phải đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, DNCX dùng danh mục hàng hóa nhập khẩu ban đầu đã đăng ký với cơ quan Hải quan để khai báo khi xuất khẩu.

+ Thời điểm sửa đổi, bổ sung danh mục:

  • Sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nhập khẩu:

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm xuất khẩu: người khai hải quan được sửa đổi tất cả các thông tin danh mục hàng hóa nhập khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên hoặc trước khi thông báo định mức tùy theo thời điểm nào có trước;

Trường hợp hàng hóa không phải là nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm xuất khẩu: người khai hải quan được sửa đổi tất cả các thông tin danh mục hàng hóa nhập khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên.

  • Sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa xuất khẩu:

Nếu hàng hóa là sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì người khai hải quan được sửa đổi trước khi làm thủ tục thông báo định mức;

Nếu hàng hóa không phải là sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thì người khai hải quan được quyền sửa đổi trước khi làm thủ tục xuất khẩu.

+ Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo các loại danh mục ngoài thời điểm quy định ở điểm b khoản 2 Điều 40 Thông tư 196/2012/TT-BTC, người khai hải quan được phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có lý do hợp lý và được Chi cục trưởng chấp nhận nhưng không được phép sửa đổi mã hàng hóa và đơn vị tính hàng hóa.

c. Thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung

+ Người khai hải quan tạo thông tin khai về các danh mục theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn về tên gọi hàng hóa, mã HS, mã hàng hóa, đơn vị tính, mục đích sử dụng, thông báo theo hệ thống danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành và phải khai thống nhất từ khi nhập hàng vào doanh nghiệp chế xuất cho đến khi DNCX chấm dứt hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Người khai hải quan tạo thông tin khai về các danh mục theo mẫu Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX và Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX.

Việc đăng ký, tiếp nhận thông tin phản hồi của DNCX thực hiện như quy định tại Điều 33 Thông tư 196/2012/TT-BTC.

+ Việc kiểm tra tiếp nhận các nội dung tại danh mục của cơ quan Hải quan thực hiện như quy định tại Điều 33 Thông tư 196/2012/TT-BTC.

* Thông báo, điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm xuất khẩu

a. Hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm, phế phẩm (nếu có) được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu có mục đích sử dụng là sản xuất thì phải thông báo định mức trước khi xuất khẩu, trường hợp tái xuất nguyên liệu thì không phải khai định mức.

b. DNCX khai thông tin về định mức theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại mẫu Thông tin về định mức thực tế đối với sản phẩm xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất hoặc mẫu Thông tin về định mức thực tế đối với nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ nguyên liệu góc (nguyên liệu thành phần).

c. Trình tự các bước áp dụng như thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức hàng hóa gia công quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC. Các định nghĩa về định mức nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tỷ lệ hao hụt; chính sách, chế độ quản lý thực hiện như quy định tại Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính.

* Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX

a. Đối với hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài, từ kho ngoại quan, từ DNCX khác

+ Hàng hóa nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất (bao gồm cả trường hợp DNCX nhận gia công cho nước ngoài; nhập khẩu tại chỗ), đầu tư, tiêu dùng, DNCX làm thủ tục nhập khẩu như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại Thông tư này.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là đầu tư, trong hồ sơ hải quan điện tử phải kèm công văn (bản giấy hoặc bản scan) đề nghị nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của DNCX và danh mục hàng hóa (chi tiết tên hàng, số lượng hàng, đơn vị tính, mã HS, quy cách chủng loại, trị giá hàng nhập khẩu của lô hàng, tổng vốn đầu tư tạo tài sản cố định đã đăng ký và tổng vốn đầu tư tạo tài sản cố định còn lại trước khi nhập khẩu lô hàng này).

+ Trường hợp hàng hóa mua, bán giữa các DNCX với nhau quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, các DNCX làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại Thông tư này. Các DNCX thực hiện các bước và thời hạn làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo mục đích là mua bán (quyền nhập khẩu), DNCX làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa là nước ngoài theo hợp đồng mua bán (kê khai tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có)).

b. Đối với hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nội địa theo hình thức mua bán

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nội địa quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo điểm a khoản 1 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC (bao gồm cả mặt hàng xăng dầu DNCX mua từ thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc mua từ nội địa);

+Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nội địa quản lý theo mục đích sử dụng khác (trừ hàng hóa nhập khẩu theo điểm c khoản 2 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC), DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình tương ứng;

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nội địa quản lý theo mục đích sử dụng là mua bán (thực hiện quyền xuất khẩu), DNCX làm thủ tục hải quan nhập khẩu như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC.

Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa thực hiện các bước và thời hạn làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

c. Đối với hàng hóa của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài, xuất vào kho ngoại quan, xuất sang DNCX khác

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ) có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, DNCX làm thủ tục xuất khẩu như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC.

Trường hợp hàng hóa mua, bán giữa các DNCX với nhau quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, DNCX mua làm thủ tục nhập khẩu và DNCX bán làm thủ tục xuất khẩu như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC. Các DNCX thực hiện các bước và thời hạn làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu theo mục đích là mua bán (quyền xuất khẩu), DNCX làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo hợp đồng mua bán (kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có)).

d. Đối với hàng hóa của DNCX bán vào nội địa, hàng hóa xuất dùng sửa chữa sản phẩm tái nhập, hàng hóa mua từ doanh nghiệp nội địa nhưng không đạt yêu cầu trả lại nội địa để sửa chữa tái nhập và hàng hóa xuất khẩu khác (trừ trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài):

+ Đối với sản phẩm, phế liệu, phế phẩm (trong đó phế liệu, phế phẩm chưa được xây dựng trong định múc) được phép bán vào thị trường nội địa, có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất: DNCX làm thủ tục xuất khẩu theo điểm a khoản 3 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC. Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo loại hình tương ứng.

Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa thực hiện các bước và thời hạn làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

+ Đối với phế liệu, phế phẩm (nằm trong tỷ lệ hao hụt) có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất được phép bán vào thị trường nội địa: DNCX không làm thủ tục xuất khẩu. Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo từng loại hình tương ứng.

Thời hạn doanh nghiệp nội địa phải làm thủ tục hải quan chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày DNCX xuất hóa đơn bán hàng.

+ Đối với hàng hóa xuất thanh lý từ nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là đầu tư, tiêu dùng, DNCX khai thông tin thanh lý hàng hóa theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo mẫu Thông tin chứng từ thanh lý TSCĐ. Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình tương ứng.

Thời hạn khai thông tin thay đổi mục đích sử dụng theo khoản 8 và khoản 9 Điều 10 Thông tư 194/2010/TT-BTC.

Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa thực hiện các bước làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

+ Đối với hàng hóa xuất dùng để sửa chữa sản phẩm tái nhập và hàng hóa xuất khẩu khác từ nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, DNCX khai thông tin theo mẫu Thông báo xuất kho.

Định kỳ hàng tháng, từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng sau, DNCX phải khai thông tin hàng hóa xuất kho của tháng trước đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

+ Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài để thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối, sau đó xuất bán vào nội địa, xuất bán cho DNCX khác:

  • Trường hợp xuất bán cho các doanh nghiệp nội địa, DNCX làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo hợp đồng mua bán (không kê khai tính thuế xuất khẩu). Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo loại hình tương ứng;
  • Trường hợp bán lại hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế cho DNCX khác, DNCX bán hàng làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo hợp đồng mua bán (không kê khai tính thuế xuất khẩu). DNCX mua hàng làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài theo hợp đồng mua bán (kê khai và nộp thuế theo quy định).

Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa hoặc DNCX khác thực hiện các bước và thời hạn làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).

+ Trường hợp hàng hóa mua từ doanh nghiệp nội địa nhưng không đạt yêu cầu trả lại nội địa để sửa chữa tái nhập, DNCX không mở tờ khai (trừ trường hợp hàng hóa trả lại cho doanh nghiệp nội địa nhưng sau đó không tái nhập trở lại DNCX, DNCX phải khai thông tin theo mẫu Thông báo xuất kho như hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC), doanh nghiệp nội địa mở tờ khai tái nhập theo loại hình tương ứng.

Thời hạn doanh nghiệp nội địa phải làm thủ tục hải quan tái nhập chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày DNCX giao hàng.

e.Hàng hóa gia công (trừ gia công cho nước ngoài)

+ Đối với hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. DNCX không làm thủ tục hải quan;

+ Đối với hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài theo Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính. DNCX không làm thủ tục hải quan.

Riêng trường hợp DNCX có cung ứng nguyên vật liệu, DNCX khai thông tin cung ứng nguyên vật liệu cung ứng theo đúng khuôn dạng tại mẫu Thông báo xuất kho. Định kỳ hàng tháng, từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng sau, DNCX phải khai thông tin hàng hóa xuất cung ứng của tháng trước đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

+ Hàng hóa gia công giữa các DNCX với nhau thì DNCX nhận gia công làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài.

f. Đối với hàng hóa của DNCX xuất vào nội địa để sửa chữa

+ Trước khi mang hàng hóa ra bên ngoài để sửa chữa, DNCX khai thông tin xuất sửa chữa đến hệ thống hải quan theo đúng khuôn dạng tại mẫu Thông báo xuất kho, trong đó có nội dung: lý do, thời gian sửa chữa. DNCX không phải đăng ký tờ khai hải quan;

+ Khi nhập lại hàng hóa, DNCX khai thông tin nhập hàng sửa chữa đến hệ thống hải quan theo đúng khuôn dạng tại mẫu Thông báo nhập kho;

+ Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà DNCX không đưa hàng trở lại, nếu DNCX có văn bản giải trình lý do hợp lý, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý DNCX xem xét gia hạn 01 lần theo thời hạn thỏa thuận sửa chữa giữa các doanh nghiệp. Trường hợp không có lý do hợp lý thì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng.

g.Thủ tục khai báo đối với hàng hóa xuất kho có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là tiêu dùng

+ Đối với hàng hóa xuất kho theo mục đích xuất tiêu dùng:

  • DNCX khai thông tin Phiếu xuất kho theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo mẫu Thông báo xuất kho, gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
  • Cơ quan Hải quan tiếp nhận thông tin do doanh nghiệp khai đến để làm cơ sở theo dõi nhập – xuất – tồn đối với loại hàng hóa này.

+ Đối với hàng hóa xuất kho theo mục đích xuất tiêu dùng nhưng đã thay đổi sang mục đích khác (sản xuất, đầu tư):

Ví dụ: DNCX nhập khẩu thép để làm kệ đựng sản phẩm (tiêu dùng), nhưng sau đó lại dừng số thép nhập khẩu này để sản xuất ra khuôn (đầu tư tài sản cố định) hoặc dùng thép để sản xuất sản phẩm (sản xuất).

Khi xuất kho hàng hóa, DNCX khai báo thông tin xuất kho hàng hóa nhập khẩu ban đầu đến cơ quan Hải quan theo điểm a khoản 7 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC; đồng thời khai báo thông tin nhập kho đối với hàng hóa mới được hình thành từ việc chuyển đổi hàng hóa nhập khẩu ban đầu theo mẫu Thông báo nhập kho, để cơ quan Hải quan tiếp tục theo dõi nhập khẩu đối với hàng hóa mới này.

Định kỳ hàng tháng, từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng sau, DNCX phải khai thông tin hàng hóa xuất nhập của tháng trước đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

h.Thủ tục tiêu hủy đối với hàng hóa tại DNCX

+ Trách nhiệm của DNCX:

  • Trước khi tiến hành tiêu hủy hàng hóa, DNCX phải khai thông tin về việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm (trừ phế liệu đã tính trong định mức, tỷ lệ hao hụt), máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa tiêu dùng cho cơ quan Hải quan, kèm văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo mẫu Thông tin tiêu hủy nguyên vật liệu, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa khác;
  • Trường hợp hàng hóa tiêu hủy là sản phẩm, phế phẩm, trước khi tiêu hủy, DNCX phải khai thông báo định mức của sản phẩm, phế phẩm như thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức hàng hóa gia công quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC;
  • Đối với sản phẩm, phế phẩm sau quá trình tiêu hủy được xử lý như sau:

Nếu còn giá trị thương mại và bán vào nội địa: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán quy định, tại Thông tư này. DNCX không làm thủ tục hải quan.

Thời hạn doanh nghiệp nội địa phải làm thủ tục hải quan chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày DNCX xuất hóa đơn bán hàng.

Nếu không còn giá trị thương mại và đưa ra bên ngoài xử lý: DNCX thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC.

+ Trách nhiệm Chi cục Hải quan quản lý DNCX:

  • Tiếp nhận, kiểm tra, phản hồi thông tin của DNCX về việc đề nghị giám sát tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa khác;
  • Tiến hành giám sát việc tiêu hủy theo quy định.

+ Sau khi kết thúc việc tiêu hủy hàng hóa, các bên phải có biên bản giám sát việc tiêu hủy. Biên bản này phải có chữ ký của giám đốc DNCX (hoặc người được ủy quyền), dấu của DNCX, chữ ký của công chức Hải quan giám sát và các bên có liên quan giám sát việc tiêu hủy.

i.Thủ tục giám sát hải quan đối với trường hợp phế liệu nằm trong tỷ lệ hao hụt, chất thải thu hồi trong quá trình sản xuất của DNCX đưa đi tiêu hủy tại địa điểm ngoài DNCX (dưới đây gọi chung là chất thải)

+ Việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan;

+ Cơ quan Hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất, DNCX để xử lý;

+ Trước khi bàn giao chất thải cho người vận chuyển, DNCX (chủ phát sinh nguồn thải) thông báo với Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX biết thời gian bàn giao để Hải quan cử công chức đến làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát;

+ Việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan đối với chất thải đưa đi tiêu hủy thực hiện như sau:

  • Khi nhận được thông báo bằng văn bản của doanh nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX cử công chức đến doanh nghiệp để làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát;
  • Công chức hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện:

Kiểm tra giấy phép, hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải;

Đối với chất thải nguy hại:

– Kiểm tra Giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại và Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại của doanh nghiệp xử lý: giấy phép phải còn hiệu lực, chất thải của DNCX đưa đi xử lý phải phù hợp với chất thải được phép vận chuyển, xử lý ghi trong giấy phép;

– Kiểm tra sự phù hợp giữa hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải với hồ sơ, chứng từ, phương tiện vận chuyển, giấy phép có liên quan.

Đối với chất thải thông thường:

– Kiểm tra giấy phép kinh doanh của đơn vị xử lý chất thải về ngành nghề xử lý chất thải liên quan;

– Kiểm tra sự phù hợp giữa hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải với hồ sơ, chứng từ, giấy phép có liên quan.

Kiểm tra chất thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (chất thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu chưa tính trong tỷ lệ hao hụt của định mức sản phẩm, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác);

Thực hiện giám sát đưa chất thải vào phương tiện vận chuyển chất thải giám sát việc vận chuyển chất thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, DNCX;

Lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của DNCX, người vận chuyển chất thải (biên bản ghi rõ thời gian kiểm tra, giám sát; công chức Hải quan kiểm tra, giám sát; tên DNCX có chất thải, người đại diện DNCX thực hiện bàn giao chất thải; doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải, người vận chuyển chất thải, số hiệu phương tiện vận chuyển chất thải; tên chất thải, những nội dung đã kiểm tra, giám sát); biên bản lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

+ Khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, DNCX (chủ nguồn thải) chụp liên số 4 chứng từ chất thải nguy hại gửi cho Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản hoặc đột xuất Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX kiểm tra số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại DNCX.

* Thanh lý hàng hóa

Các hình thức thanh lý, hàng hóa thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý, hàng hóa nhập khẩu vào của DNCX thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

a. Thủ tục thanh lý

+ Thanh lý theo hình thức xuất khẩu: thủ tục thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC;

+ Thanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị trường Việt Nam: thủ tục thực hiện như quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC;

+ Thanh lý theo hình thức cho, biếu, tặng tại Việt Nam: thủ tục thực hiện như quy định tại điểm d khoản 4 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC;

+ Thanh lý theo hình thức tiêu hủy: thủ tục tiêu hủy thực hiện như quy định tại khoản 8 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC.

b. Khi khai báo trên tờ khai xuất khẩu hoặc Thông tin chứng từ thanh lý TSCĐ hoặc Thông báo xuất kho đến cơ quan Hải quan, DNCX khai rõ nguồn nhập khẩu của hàng hóa thanh lý, xuất khẩu thống nhất với danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải quan.

* Chế độ báo cáo và kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX và kiểm tra sổ sách hàng hóa tồn kho

a. Quy định chung

Báo cáo hàng hóa tồn kho theo quý hoặc theo năm được lập theo từng mục đích sử dụng khi nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất.

b. Điều kiện áp dụng chế độ báo cáo và thời hạn báo cáo

+ Đối với DNCX đáp ứng các điều kiện sau đây thì được áp dụng chế độ báo cáo nhập – xuất – tồn thực tế theo năm dương lịch. Các điều kiện bao gồm:

  • Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế liên tục trong thời hạn 36 tháng tính đến thời điểm xem xét.

Cơ quan Hải quan căn cứ vào quá trình quản lý doanh nghiệp để xem xét.

+ Doanh nghiệp có hệ thống công nghệ thông tin để quản lý toàn bộ dữ liệu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, giao nhận hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quản lý theo dõi hàng hóa nhập – xuất – tồn thực tế.

Doanh nghiệp nộp tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình.

+ Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý kho với bộ phận làm thủ tục xuất nhập khẩu để kịp thời khai báo bổ sung với cơ quan Hải quan trong trường hợp có sự không phù hợp giữa thông tin khai báo với thực tế xuất nhập kho hàng hóa, với định mức thực tế.

Doanh nghiệp nộp quy chế phối hợp giữa bộ phận quản lý kho với bộ phận làm thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

+ Chấp hành yêu cầu kiểm tra, thẩm định sự tuân thủ định kỳ theo kế hoạch có thông báo trước hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất của cơ quan Hải quan.

Cơ quan Hải quan căn cứ vào quá trình quản lý doanh nghiệp để xác định.

+ Đối với DNCX chưa đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư 196/2012/TT-BTC, phải thực hiện chế độ báo cáo nhấp – xuất – tồn thực tế hàng quý và cuối mỗi năm.

Thời hạn báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau đối với báo cáo quý và chậm nhất vào ngày cuối quý I năm sau đối với báo cáo năm.

c. Thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng chế độ báo cáo

+ Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của DNCX và nộp các chứng từ nêu tại điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư 196/2012/TT-BTC tại Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX, chậm nhất trong thời hạn 05 ngày, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX xem xét, quyết định và thông báo bằng văn bản đến DNCX biết. Thời điểm áp dụng chế độ báo cáo theo năm được áp dụng ngay trong năm doanh nghiệp đề nghị và thỏa mãn các điều kiện quy định.

+ Trong quá trình hoạt động, nếu DNCX không đáp ứng được một trong các điều kiện theo điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư 196/2012/TT-BTC, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất sẽ quyết định đình chỉ việc áp dụng thời hạn báo cáo theo năm và chuyển sang thời hạn báo cáo theo quý. DNCX phải thực hiện việc báo cáo từ thời điểm kết thúc của kỳ báo cáo trước đến quý của tháng bị đình chỉ.

Ví dụ: thời gian quyết định đình chỉ việc áp dụng thời hạn báo cáo theo năm là tháng 4, thì DNCX phải thực hiện chế độ báo cáo theo quý là quý II. Số liệu báo cáo quý II này được tính từ số tồn cuối năm trước đến hết quý II (tháng 6) của năm hiện tại.

d. Trách nhiệm báo cáo của DNCX

+ Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau đối với báo cáo quý hoặc định kỳ hàng năm, chậm nhất vào ngày cuối quý I năm sau đối với báo cáo năm hoặc đột xuất khi cơ quan Hải quan có yêu cầu, DNCX tạo thông tin báo cáo hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, thanh lý, tồn kho theo sổ sách và tồn kho thực tế theo sổ sách kế toán của DNCX đến kỳ báo cáo theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại mẫu Thông tin báo cáo hàng tồn kho của DNCX, được quản lý theo từng mục đích sử dụng (sản xuất, đầu tư, tiêu dùng), trong đó bao gồm cả nguyên vật liệu tồn dưới dạng sản phẩm dở dang đang năm trên dây chuyền sản xuất; sản phẩm tồn kho chưa xuất khẩu; hàng đang đi trên đường; hàng gửi bán hộ và hàng hóa khác thuộc sở hữu của DNCX, gửi tới Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

+ Trường hợp số liệu hàng hóa tồn kho có sai lệch giữa thực tế và sổ sách, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan Hải quan, DNCX tạo thông tin giải trình chi tiết theo mẫu Thông báo giải trình lượng tồn kho chênh lệch giữa thực tế với sổ sách, kèm các chứng từ, sổ sách, báo cáo chứng minh gửi đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

e. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý DNCX

+ Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau đối với báo cáo quý hoặc định kỳ hàng năm, chậm nhất vào ngày cuối quý I năm sau đối với báo cáo năm hoặc khi có nghi vấn đột xuất, Chi cục Hải quan quản lý DNCX theo dõi số liệu hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và thanh khoản số liệu, xác định số lượng hàng hóa tồn theo dõi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải quan.

Căn cứ số liệu hàng hóa tồn tại Thông tin báo cáo hàng tồn kho của DNCX do doanh nghiệp khai đến, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan sẽ tự động đối chiếu với số liệu hàng hóa tồn tại Bảng tổng hợp hàng hóa nhập – xuất – tồn theo dõi tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX, để xác định số liệu chênh lệch giữa hàng hóa tồn theo sổ sách và tồn thực tế theo sổ sách kế toán của DNCX với hàng hóa tồn theo sổ sách của cơ quan Hải quan.

+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày DNCX gửi thông tin báo cáo hàng hóa tồn đối với bộ hồ sơ thanh khoản quý hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày DNCX gửi thông tin báo cáo hàng hóa tồn đối với hồ sơ thanh khoản năm, Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX có trách nhiệm thông báo đến DNCX thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp không có chênh lệch số liệu giữa hàng hóa tồn theo sổ sách và tồn thực tế theo sổ sách kế toán của DNCX với hàng hóa tồn theo sổ sách của cơ quan Hải quan, Chi cục Hải quan quản lý DNCX chấp nhận thanh khoản và phản hồi cho DNCX;
  • Trường hợp có chênh lệch số liệu giữa hàng hóa tồn theo sổ sách và tồn thực tế theo sổ sách kế toán của DNCX với hàng hóa tồn theo sổ sách của cơ quan Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý DNCX quyết định gửi Bảng tổng hợp chênh lệch giữa hàng hóa tồn kho thực tế với sổ sách đến DNCX để yêu cầu giải trình.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giải trình chênh lệch số liệu của DNCX, cơ quan hải quan xử lý như sau:

Trường hợp giải trình của DNCX có cơ sở hợp lý, Chi cục Hải quan quản lý DNCX chấp nhận thanh khoản và phản hồi cho DNCX;

Trường hợp giải trình của DNCX chưa có cơ sở hợp lý, thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cơ quan Hải quan thông báo cho DNCX nộp bản chụp, xuất trình bản chính từ một đến toàn bộ các chứng từ, sổ sách, báo cáo dưới đây:

  • Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu;
  • Sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu;
  • Báo cáo kế toán năm;
  • Các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu (nếu có).

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được các chứng từ do DNCX nộp, xuất trình, cơ quan hải quan xử lý như sau:

Khi có đủ căn cứ xác định sai sót qua kết quả kiểm tra số liệu hàng tồn kho thực tế theo sổ sách kế toán của DNCX, Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX tiến hành các biện pháp: xử lý vi phạm hành chính về hải quan, thực hiện việc ấn định thuế theo quy định và phản hồi cho DNCX;

Trường hợp qua kết quả kiểm tra số liệu hàng tồn kho thực tế theo sổ sách kế toán của DNCX mà chưa đủ căn cứ để xác định sai sót của DNCX, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý DNCX quyết định kiểm tra thực tế hàng tồn kho hoặc chuyển hồ sơ sang kiểm tra sau thông quan theo quy định.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

3.Cách thức thực hiện

* Đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu

Việc tiếp nhận thông tin danh mục trao đổi các thông tin theo quy định của pháp luật: thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Việc kiểm tra, đăng ký danh mục: thực hiện thủ công.

* Thông báo, điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm xuất khẩu

Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp kiểm tra hồ sơ định mức và kiểm tra thực tế định mức: thực hiện thủ công.

* Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX

Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp hàng hóa được phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ: thực hiện theo phương thức thủ công.

* Thanh lý hàng hóa

Việc khai, tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp hàng hóa được phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ: thực hiện theo phương thức thủ công.

* Chế độ báo cáo và kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX và kiểm tra sổ sách hàng hóa tồn kho

Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng tồn kho: Thực hiện thủ công.

4.Thành phần hồ sơ

* Đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu

Bảng danh mục hàng hóa nhập khẩu vào DNCX và Bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu ra khỏi DNCX: 01 bản điện tử

* Thông báo, điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm xuất khẩu

Thông tin về Định mức thực tế đối với sản phẩm xuất khẩu ra khỏi doanh nghiệp chế xuất hoặc Thông tin về Định mức thực tế đối với nguyên liệu trực tiếp tham gia vào sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ nguyên liệu gốc: 01 bản điện tử

* Thủ tục hải quan với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX

a. Đối với hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài, từ kho ngoại quan, từ DNCX khác

+ Hàng hóa nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất (bao gồm cả trường hợp DNCX nhận gia công cho nước ngoài; nhập khẩu tại chỗ), đầu tư, tiêu dùng:

Hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là đầu tư, trong hồ sơ hải quan điện tử phải kèm công văn (bản giấy hoặc bản scan) đề nghị nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của DNCX và danh mục hàng hóa (chi tiết tên hàng, số lượng hàng, đơn vị tính, mã HS, quy cách chủng loại, trị giá hàng nhập khẩu của lô hàng, tổng vốn đầu tư tạo tài sản cố định đã đăng ký và tổng vốn đầu tư tạo tài sản cố định còn lại trước khi nhập khẩu lô hàng này).

+ Trường hợp hàng hóa mua, bán giữa các DNCX với nhau quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng:

Hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC.

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo mục đích là mua bán (quyền nhập khẩu):

Hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC (kê khai tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có)).

b. Đối với hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nội địa theo hình thức mua bán

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nội địa quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng:

Hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC.

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nội địa quản lý theo mục đích sử dụng khác (trừ hàng hóa nhập khẩu theo điểm c khoản 2 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012), Hồ sơ theo từng loại hình tương ứng;

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nội địa quản lý theo mục đích sử dụng là mua bán (thực hiện quyền xuất khẩu):

Hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC.

c. Đối với hàng hóa của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài, xuất vào kho ngoại quan, xuất sang DNCX khác

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ) có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng:

Hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC.

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu theo mục đích là mua bán (quyền xuất khẩu), DNCX làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo hợp đồng mua bán (kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có)).

d. Đối với hàng hóa của DNCX bán vào nội địa, hàng hóa xuất dùng sửa chữa sản phẩm tái nhập, hàng hóa mua từ doanh nghiệp nội địa nhưng không đạt yêu cầu trả lại nội địa để sửa chữa tái nhập và hàng hóa xuất khẩu khác (trừ trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài):

+ Đối với sản phẩm, phế liệu, phế phẩm (trong đó phế liệu, phế phẩm chưa được xây dựng trong định mức) được phép bán vào thị trường nội địa, có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất:

Hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán (trừ việc kê khai thuế) quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC.

+ Đối với phế liệu, phế phẩm (nằm trong tỷ lệ hao hụt) có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất được phép bán vào thị trường nội địa:

DNCX không làm thủ tục xuất khẩu.

Doanh nghiệp nội địa nộp hồ sơ theo từng loại hình tương ứng.

+ Đối với hàng hóa xuất thanh lý từ nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là đầu tư, tiêu dùng:

Đối với DNCX: Thông tin chứng từ thanh lý TSCĐ: 01 bản điện tử

Doanh nghiệp nội địa nộp hồ sơ theo loại hình tương ứng.

+ Đối với hàng hóa xuất dùng để sửa chữa sản phẩm tái nhập và hàng hóa xuất khẩu khác từ nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là sản xuất, đầu tư, tiêu dùng:

DNCX: Thông báo xuất kho: 01 bản điện tử

+ Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài để thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối, sau đó xuất bán vào nội địa, xuất bán cho DNCX khác:

  • Trường hợp xuất bán cho các doanh nghiệp nội địa, DNCX nộp hồ sơ giống như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán quy định tại chương III Thông tư 196/2012/TT-BTC (không kê khai tính thuế xuất khẩu).

Doanh nghiệp nội địa nộp hồ sơ theo loại hình tương ứng;

  • Trường hợp bán lại hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế cho DNCX khác, DNCX bán hàng nộp hồ sơ như thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo hợp đồng mua bán (không kê khai tính thuế xuất khẩu). DNCX mua hàng nộp hồ sơ như thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài theo hợp đồng mua bán (kê khai và nộp thuế theo quy định).

+ Trường hợp hàng hóa mua từ doanh nghiệp nội địa nhưng không đạt yêu cầu trả lại nội địa để sửa chữa tái nhập, DNCX không mở tờ khai (trừ trường hợp hàng hóa trả lại cho doanh nghiệp nội địa nhưng sau đó không tái nhập trở lại DNCX, DNCX phải khai thông tin theo mẫu Thông báo xuất kho như hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều 42 Thông tư số 196/2012/TT-BTC), doanh nghiệp nội địa mở tờ khai tái nhập theo loại hình tương ứng.

e. Hàng hóa gia công (trừ gia công cho nước ngoài)

+ Đối với hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công: doanh nghiệp nội địa nộp hồ sơ theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. DNCX không làm thủ tục hải quan;

+ Đối với hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài theo Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính. DNCX không làm thủ tục hải quan.

Riêng trường hợp DNCX có cung ứng nguyên vật liệu, DNCX khai thông tin cung ứng nguyên vật liệu cung ứng theo đúng khuôn dạng tại mẫu Thông báo xuất kho: 01 bản điện tử

+ Hàng hóa gia công giữa các DNCX với nhau thì DNCX nhận gia công làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài.

f. Đối với hàng hóa của DNCX xuất vào nội địa để sửa chữa

+ Trước khi mang hàng hóa ra bên ngoài để sửa chữa, DNCX khai thông tin xuất sửa chữa đến hệ thống hải quan theo đúng khuôn dạng tại mẫu Thông báo xuất kho (01 bản điện tử), trong đó có nội dung: lý do, thời gian sửa chữa. DNCX không phải đăng ký tờ khai hải quan;

+ Khi nhập lại hàng hóa, DNCX khai thông tin nhập hàng sửa chữa đến hệ thống hải quan theo đúng khuôn dạng tại mẫu Thông báo nhập kho: 01 bản điện tử

l. Thủ tục khai báo đối với hàng hóa xuất kho có nguồn nhập khẩu quản lý theo mục đích sử dụng là tiêu dùng

+ Đối với hàng hóa xuất kho theo mục đích xuất tiêu dùng:

  • DNCX khai thông tin Phiếu xuất kho theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo mẫu Thông báo xuất kho: 01 bản điện tử

m. Thủ tục tiêu hủy đối với hàng hóa tại DNCX

+ Trách nhiệm của DNCX:

  • Trước khi tiến hành tiêu hủy hàng hóa, DNCX phải khai thông tin về việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm (trừ phế liệu đã tính trong định mức, tỷ lệ hao hụt), máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa tiêu dùng cho cơ quan Hải quan, kèm văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo mẫu Thông tin tiêu hủy nguyên vật liệu, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa khác;
  • Trường hợp hàng hóa tiêu hủy là sản phẩm, phế phẩm, trước khi tiêu hủy, DNCX phải khai thông báo định mức của sản phẩm, phế phẩm như thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức hàng hóa gia công quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012;
  • Đối với sản phẩm, phế phẩm sau quá trình tiêu hủy được xử lý như sau:

Nếu còn giá trị thương mại và bán vào nội địa: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán quy định tại Thông tư này. DNCX không làm thủ tục hải quan.

Thời hạn doanh nghiệp nội địa phải làm thủ tục hải quan chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày DNCX xuất hóa đơn bán hàng.

Nếu không còn giá trị thương mại và đưa ra bên ngoài xử lý: DNCX thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 42 Thông tư số 196/2012/TT-BTC.

+ Sau khi kết thúc việc tiêu hủy hàng hóa, các bên phải có biên bản giám sát việc tiêu hủy. Biên bản này phải có chữ ký của giám đốc DNCX (hoặc người được ủy quyền), dấu của DNCX, chữ ký của công chức Hải quan giám sát và các bên có liên quan giám sát việc tiêu hủy.

* Thanh lý hàng hóa

Hồ sơ thanh lý hàng nhập khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu gửi cơ quan hải quan bao gồm:

– Thanh lý vật tư, thiết bị nhập khẩu dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản:

+ Công văn đề nghị thanh lý (kèm theo danh mục hàng đề nghị thanh lý), trong đó nêu rõ hình thức thanh lý: 01 bản

– Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và hàng hóa khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động:

+ Công văn đề nghị thanh lý của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hình thức thanh lý và danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư và các hàng hóa khác đề nghị thanh lý: 01 bản

+ Bản kê khai khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng: 01 bản

– Thanh lý máy móc, thiết bị, vật tư và các hàng hóa khác sau khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động:

+ Công văn đề nghị thanh lý của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hình thức thanh lý và danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật tư và các hàng hóa khác đề nghị thanh lý: 01 bản

+ Bản kê khai khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển: 01 bản

+ Quyết định của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận việc giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp: 01 bản

+ Phương án thanh lý tài sản: 01 bản

* Chế độ báo cáo và kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của DNCX và kiểm tra sổ sách hàng hóa tồn kho

+ Thông tin báo cáo hàng tồn kho của DNCX: 01 bản điện tử

+ Thông báo giải trình lượng tồn kho chênh lệch giữa thực tế với sổ sách, kèm các chứng từ, sổ sách, báo cáo chứng minh: 01 bản điện tử

+ DNCX nộp bản chụp, xuất trình bản chính từ một đến toàn bộ các chứng từ, sổ sách, báo cáo dưới đây:

  • Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu: 01 bản
  • Sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu: 01 bản
  • Báo cáo kế toán năm: 01 bản
  • Các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu (nếu có): 01 bản

+ Đối với doanh nghiệp muốn thực hiện báo cáo theo năm thì nộp thêm:

  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình: 01 bản
  • Quy chế phối hợp giữa bộ phận quản lý kho với bộ phận làm thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản

Mong rằng thông tin cập nhật trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn khi làm việc với doanh nghiệp chế xuất.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ liên quan, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tuy nhiên hiện nay xuất hiện các hiện tượng các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo, vì vậy,  bạn nên đọc thêm bài viết cảnh báo trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo để hiểu rõ hơn, nhận diện các dấu hiệu và lựa chọn địa điểm học uy tín.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *