Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (thủ công)

Doanh nghiệp chế xuất có nhiều ưu thế hơn so với doanh nghiệp thông thường do đây là hình thức hợp tác xã chuyên về xuất nhập khẩu.

Bài viết này Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn tìm hiểu xem Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (thủ công) thì khác gì so với doanh nghiệp thông thường? Cách thức thực hiện như thế nào?

>>>>>>Xem thêm: Từ 1/4 không dùng tiền mặt nộp thuế, phí cho hải quan

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật 29/2001/QH10
  • Luật 51/2005/QH11
  • Nghị định 154/2005/NĐ-CP
  • Nghị định 27/2007/NĐ-CP
  • Thông tư 172/2010/TT-BTC
  • Thông tư 194/2010/TT-BTC
  • Nghị định 87/2012/NĐ-CP
  • Thông tư 196/2012/TT-BTC

2.Trình tự thực hiện

Thực hiện theo phương thức thủ công:

* Đối với cá nhân, tổ chức:

– Địa điểm làm thủ tục hải quan khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thủ tục hải quan làm tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.

+ Đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp nội địa.

+ Đối với hàng hóa gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện đăng ký hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX nhận gia công.

– Nộp hồ sơ hải quan theo quy định khóa học xuất nhập khẩu hà nội

* Đối với cơ quan Hải quan:

a. Nguyên tắc chung

+ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất.

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng việc mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giấy, ủng, găng tay) từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp, DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa này. 

+ Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX thì không phải làm thủ tục hải quan.

+ Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất.

+ Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.

b. Địa điểm làm thủ tục hải quan

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thủ tục hải quan làm tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.

+ Đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp nội địa. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tphcm

+ Đối với hàng hóa gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX nhận gia công.

c. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX

+ Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài

  • Căn cứ văn bản đề nghị nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của giám đốc Doanh nghiệp chế xuất, kèm danh mục hàng hóa (chi tiết tên hàng, lượng hàng, chủng loại), cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại.
  • Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại, trừ việc kê khai tính thuế.
  • Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

+Đối với hàng hóa của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài, DNCX làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với hàng xuất khẩu thương mại, trừ việc kê khai tính thuế.

+ Hàng hóa của DNCX bán vào nội địa

  • Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
  • Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng nhập khẩu thương mại.

+ Đối với hàng hóa do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.

+ Hàng hóa gia công (trừ gia công cho nước ngoài)

  • Đối với hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
  • Đối với hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài.
  • Hàng hóa gia công giữa các DNCX với nhau thì DNCX nhận gia công làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài.

+ Đối với hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau

  • Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 41 Thông tư 194/2010/TT-BTC (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ).
  • Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan.

+ Đối với hàng hóa của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có văn bản thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khi hàng đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lại thì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng.

+ Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật, có sự giám sát của cơ quan hải quan.

d. Thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của DNCX

+ Việc thanh khoản đối với nguyên liệu, vật tư của DNCX được thực hiện, theo từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chỉ thanh khoản về lượng.

+ Thời hạn và địa điểm thanh khoản

  • Đối với loại hình gia công thì thanh khoản theo quy định về thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồng gia công.
  • Đối với loại hình SXXK thực hiện thanh khoản một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Trường hợp doanh nghiệp có đề nghị thì thời hạn thanh khoản được thực hiện một tháng một lần, trước ngày 15 của tháng sau.

+ Hồ sơ thanh khoản

  • Đối với loại hình gia công: thực hiện theo quy định về thanh khoản đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài.
  • Đối với hàng SXXK, hồ sơ thanh khoản gồm:
  • Bảng định mức (mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 194/2010/TT-BTC) của từng mã hàng: xuất trình 01 bản chính;
  • Báo cáo nhập, xuất, tồn (mẫu 10/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 194/2010/TT-BTC) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản khi kết thúc kiểm tra).

+ Việc xử lý đối với tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau:

  • Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất:

Thanh khoản tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu;

Xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;

Thực hiện việc thu thuế theo quy định;

Thời điểm thanh khoản và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.

  • Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất:

Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;

Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan.

hủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

e. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định

+ Các hình thức thanh lý, hàng hóa thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM.

+ Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục Hải quan quản lý DNCX.

+ Thủ tục thanh lý

  • Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
  • Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định.
  • Trường hợp tiêu hủy, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.

f. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan hải quan.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hàng hóa nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích.

g. Hàng hóa của DNCX được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007; Thông tư số 05/2008/TT-BCT ngày 14/4/2008 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2007/TT-BTM thì thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa kinh doanh theo hợp đồng mua bán, không thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.

3.Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

4.Thành phần hồ sơ

– Hồ sơ xuất nhập khẩu: Tờ khai hải quan; bản kê chi tiết hàng hóa; Vận tải đơn;

– Hồ sơ thanh khoản: Đã nêu tại điểm 4 mục 5 Biểu mẫu 

Nguồn bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (thủ công).

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại https://kynangxuatnhapkhau.vn/, nếu bạn muốn tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại trung tâm để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bài viếthọc nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngắn hạn ở đâu có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *