Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu

Hàng hóa khi xuất khẩu hay nhập khẩu, một số mặt hàng bắt buộc phải xin giấy phép xuất nhập khẩu.

Một số lưu ý về thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, cùng kỹ năng xuất nhập khẩu tham khảo bài viết dưới đây:

>>>>> Xem thêm: Phương Pháp Xác Định Trị Giá Hải Quan

1.Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu

Trình tự cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép
Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

Lưu ý: Các bộ, cơ quan ngang bộ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Căn cứ Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép).

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.

Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

– Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

– Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

2.Mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu

Một số mặt hàng bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu mà bạn nên biết:

a.Thuốc tân dược

Các loại thuốc tân dược với số lượng ít, gửi cho người nhận là cá nhân cần có đầy đủ các giấy tờ về đơn thuốc cũng như công văn cam kết.

Bạn tham khảo thêm quy định về mặt hàng này ở Thông tư 39/2013/TT-BYT về xuất nhập khẩu thuốc dưới hình thức phi mậu dịch

b.Các loại hạt giống

Để xuất khẩu nước ngoài, mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu trong đó doanh nghiệp cần có giấy phép kiểm dịch thực vật do Chi cục kiểm dịch thực vật, Cục bảo vệ thực vật cấp.

Để biết chi tiết hơn về mặt hàng phải làm giấy phép kiểm dịch thực vật, bạn vui lòng xem thêm tại Danh mục thực vật phải kiểm dịch theo Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT

c.Động thực vật

Để có thể đưa động vật hay thực vật ra nước ngoài bằng cách xuất khẩu, bạn cần có giấy phép kiểm tra của Cục kiểm dịch thực vật, Cục thú y.

Tìm hiểu chi tiết về các loại động thực vật phải xin giấy phép tại Thông tư 40-2013-TT-BNNPTNT

d.Mẫu khoáng sản

Loại hàng hóa này cần có giấy phép khai thác, xuất khẩu cùng công văn xin xuất hàng gửi cục Hải quan.

Tìm hiểu chi tiết danh mục các mẫu khoáng sản phải xin giấy phép ở Thông tư 41-2012-TT-BCT về xuất khẩu khoáng sản

e.Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Đây là một loại trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép khi xuất khẩu và giấy chứng nhận hun trùng như: bàn ghế gỗ, vật dụng bằng gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Tham khảo chi tiết các mặt hàng phải có giấy phép xuất khẩu tại Thông tư 88-2011-TT-BNNPTNT

f.Mỹ phẩm

Phải làm công bố mỹ phẩm và giấy phép xuất khẩu được quy định tại Thông tư 06-2011-TT-BYT

g.Chất lỏng, cát, bột than,…

Chất lỏng, cát, bột than,… phải có công văn gửi hãng hàng không theo Quy định về an toàn bay của Hàng không.

h.Sách báo, ổ đĩa cứng

Thuộc loại văn hóa phẩm, sách báo hay ổ đĩa cứng khi xuất khẩu cần được sự kiểm tra nghiêm ngặt của sở thông tin và truyền thông, sở văn hóa thể thao và du lịch.

Trừ các loại sách báo được xuất bản, phát hành chính thức hoặc lưu hành trong nước có dán nhãn kiểm soát của Cục điện ảnh và các cơ quan quản lý văn hóa, văn hóa phẩm khác đều phải xin giấy phép:

– Sách, báo, lịch, bản đồ, các loại văn bản thuộc mọi lĩnh vực, được đánh máy, chép tay hoặc được sao chép bằng mọi hình thức.

– Các loại bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ các đồ án thiết kế công trình.

– Các tác phẩm tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật thuộc các thể loại: đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc, điêu khắc, khảm trai,….

– Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…thuộc các thể loại và chất liệu.

Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu

3.Mặt hàng xin giấy phép nhập khẩu

STT Hàng hóa nhập khẩu cần giấy phép
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương
1 Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
2 Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
3 Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối.

b) Thuốc lá nguyên liệu.

c) Trứng gia cầm.

d) Đường tinh luyện, đường thô.

4 Tiền chất công nghiệp.
5 Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải
6 Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
7 Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;

b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);

c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

8 Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm).
9 Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
10 Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm).
11 Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm).
12 Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón

13 Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
14 Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
15 Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông
16 Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.
17 Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;

c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.

18 Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
19 Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
20 Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
21 Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
23 Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
24 Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
25 Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế.
26 Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ.
27 Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân.
28 Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu.
29 Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; sử dụng cho mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu).
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước
30 Vàng nguyên liệu.

Đối với những loại hàng hóa nên trên, thương nhân khi nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.

>>>>> Bài viết tham khảo: học khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *