Tính chất pháp lí và mục đích sử dụng Incoterms

Bất cứ ai làm trong ngành xuất nhập khẩu đều biết đến Incoterms, Incoterms là tập hợp các điều kiện thương mại quốc tế,  quy định địa điểm giao hàng, trách nhiệm, rủi ro trong quá trình vận chuyển, việc xếp dỡ hàng hóa,…. Trong những bài viết trước về Incoterms chúng tôi đã phân tích rất kĩ nội dung Incoterms, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Incoterms là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi gửi tới bạn nội dung về tính pháp lí của incoterms để bạn biết cách sử dụng hợp lí các điều kiện giao hàng này, đồng thời nêu rõ mục đích sử dụng và các đối tượng tham gia trong Incoterms.

>>>>> Xem thêm: Nội dung 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010

1.Tính chất pháp lí của Incoterms

Tính chất pháp lí của Incoterm được thể hiện qua việc Incoterms chính là văn bản do ICC ban hành, mà ICC là một tổ chức mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp (phi chính phủ, phi quyền lực) chứ không phải tổ chức liên chính phủ (có quyền lực) nên Incoterms chỉ có tính chất pháp lí tùy biến đối với các hội viên cũng như các bên liên quan. Như vậy tức là không mang tính chất pháp lí bắt buộc thực hiện đương nhiên như văn bản pháp luật.

Tính chất pháp lý tùy ý của Incoterms thể hiện ở các điểm chính sau:

(1) Tất cả các phiên bản Incoterms đều còn nguyên hiệu lực, nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán phải nõi rõ là áp dụng phiên bản Incoterms nào. ke toan san xuat

(2) Chỉ khi trong hợp đồng mua bán có dẫn chiếu áp dụng Incoterms thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện đối vưới các bên liên quan.

(3) Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng mua bán:

+ Không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong Incoterms.

+ Bổ sung những điều khoản trong hợp đồng mà Incoterms không đề cập.

(4) Nếu nội dung Incoterms có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được vượt lên trên về mặt pháp lý. Điều này có nghĩa là, phán quyết của tòa án các cấp (quốc gia hay quốc tế) có thể phủ nhận các điều khoản Incoterms. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất pháp sinh trong quá trình áp dụng. Các bên liên quan khi áp dụng Incoterms cần phải hiểu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan.

Đồng thời, các mẫu hợp đồng mua bán thường được in sẵn, trong đó có điều khoản áp dụng Incoterms, nên để tránh sự hiểu lầm, khi kí hợp đồng mua bán, các bên phải đặc biệt chú ý đến điều khoản áp dụng Incoterms. Nếu điều khoản Incoterms in sẵn không thích hợp (cũ), thì phải sửa lại theo yêu cầu của các bên.

2.Mục đích của Incoterms

Thứ nhất, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người bán và người mua trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, gồm: nên học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

+ Phân chia chi phí giữa người bán và người mua

+ Xác định địa điểm, tại đó rủi ro mất mát, hư hỏng về hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua.

+ Xác định ai là người có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Chuyển giao chứng từ về hàng hóa.

Thứ hai, Incoterms cung cấp một số thông tin về tạo lập chứng từ (invoice, Transport and Insurance documents). Tuy nhiên, chức năng này chỉ là thứ yếu.

Thứ ba, tránh sự duy diễn, hiểu lầm và tranh chấp giữa các bên trong việc phân chia chi phí và chuyển giao rủi ro về hàng hóa. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

3.Đối tượng sử dụng Incoterms

incoterms là gì

Các điều kiện Incoterms được người mua và người bán sử dụng một cách trực tiếp – đây là đối tượng sử dụng incoterms chủ yếu. Ngoài ra, nó còn được các bên liên quan sử dụng một cách gián tiếp gồm:

(1)Các ngân hàng:

Hầu hết các L/C đều dẫn chiếu điều kiện Incoterms, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra xem chứng từ xuất trình theo L/C có phù hợp với điều kiện incoterms.

(2)Các nhà bảo hiểm trung tâm dạy kế toán

Khi có tổn thất về hàng hóa xảy ra, nhà bảo hiểm luôn nỗ lực xác định chính xác rủi ro xảy ra ở đâu và người mua hay người bán phải chịu trách nhiệm. Để làm được điều này, nhà bảo hiểm phải căn cứ vào điều kiện Incoterms áp dụng.

(3) Người chuyên chở và người giao nhận:

Căn cứ vào điều kiện Incoterms để xác định người mua hay người bán phải trả cước vận chuyển; xác định người mua hay người bán phải chịu trách nhiệm về các sự kiện khác trong quá trình vận chuyển (handling, loading, inloading, lighterage, wharfage,…)

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Để nắm rõ hơn các quy định về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

>>>>> Bài viết tham khảo: Lời khuyên của chuyên gia về học xuất nhập khẩu ở đâu

 

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *