Tổ chức xuất khẩu hàng hóa theo quy trình chuẩn mực P.2

Các bước tổ chức xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo quy trình nhất định. Bạn có thể tham khảo các bước xuất khẩu hàng hóa theo quy trình chuẩn mực (P2) như dưới đây:

>>>> Tham khảo phần 1: Tổ chức xuất khẩu hàng hóa theo quy trình chuẩn mực

4.Ký kết và thực hiện các hợp đồng huy động hàng xuất khẩu

Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hợp đồng sẽ có các loại sau:

– Hợp đồng mua bán theo nguyên tắc tự do thỏa thuận

– Hợp đồng gia công đặt hàng

– Hợp đồng ủy thác

– Hợp đồng trao đổi hàng hóa

– Hợp đồng liên doanh liên kết

Các loại hợp đồng này được lập theo các chuẩn mực nhất định pháp luật và có các nội dung chính:

– Tên hàng

– Số lượng học ở vinatrain có tốt không

– Chất lượng

– Giá cả

– Giao hàng

– Thanh toán

– Nghĩa vụ, trách nhiệm các bên

– Khiếu nại

– Trách nhiệm vật chất

– Trọng tài

>>>>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu thế nào để đi xin việc

5.Thanh toán trong huy động hàng xuất khẩu

Trong huy động hàng xuất khẩu chúng ta thường gặp các phương thức thanh toán sau:

– Thanh toán bằng tiền mặt: Phương thức này chỉ áp dụng khi mua bán mặt hàng nhỏ lẻ, số lượng ít, trị giá thấp, vì nó chứa đựng nhiều yếu tố nguy hiểm.

– Séc: Đây là phương thức thanh toán được áp dụng rộng rãi trong huy động hàng xuất khẩu. Trước khi giao nhận hàng bên xuất khẩu sẽ đến ngân hàng làm thủ tục phát hành séc.

Khi nhận hàng sẽ được chuyển cho người bán hàng, người bán nhận và chuyển đến ngân hàng phát hành séc để nhận tiền thông qua ngân hàng phục vụ mình. Trong thương mại chúng ta thường gặp các loại séc sau:

+ Séc chuyển khoản: Chỉ dùng để chuyển tiền từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, mà không chi trả tiền mặt. Khi sử dụng séc chuyển khoản người ta có thể gặp các trường hợp bất trắc: Người mua phát hành séc khống, hoặc khi sec từ người bán chuyển đến ngân hàng phát hành séc thì tài khoản của người mua không còn đủ tiền hoặc nó được dùng hết. Trong trường hợp này người bán sẽ bị bất lợi do người mua chiếm dụng vốn. khóa học tin học văn phòng

+ Séc bảo chi: Có sự đảm bảo chi trả của ngân hàng phát hành séc, vì vậy người bán sẽ an tâm giao hàng.

+ Séc định mức: Khi huy động hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau, để đảm bảo chi trả mà không phải phát hành nhiều séc cùng một lúc, người mua sẽ đến ngân hàng của mình để làm thủ tục phát hành séc. Tại đây ngân hàng sẽ phát hành sẽ phát hàn một quyển sổ séc với định mức phát hành nhất định. Người mua chỉ được sử dụng các tờ séc trong hạn mức quy định, hết hạn mức phải đi xin phát hành quyển số mới với hạn mức mới.

Tổ chức xuất khẩu hàng hóa theo quy trình chuẩn mực

– Ủy nhiệm chi: Ủy nhiệm chi là việc người mua ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trả tiền cho người bán theo hóa đơn người bán xuất trình. Phương thức này rất thuận tiện cho mua bán nhưng chỉ sử dụng khi mua bán hàng với số lượng không lớn, trị giá nhỏ. 

– Nhờ thu: Nhờ thu là hình thức bên bán sau khi giao hàng sẽ lập hóa đơn, chứng từ gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ phía người mua. Trong huy động hàng xuất khẩu người ta thường gặp các loại nhờ thu sau:

+ Nhờ thu không cần chấp nhận: Hình thức này dễ dẫn đến việc người mua nhờ thu không để chiếm dụng vốn của người bán.

+ Nhờ thu chấp nhận trước: Theo hình thức này dễ dẫn đến việc người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền hay chấp nhận trả tiền thì ngân hàng sẽ chuyển chứng từ cho người bán.

+ Nhờ thu chấp nhận sau: Theo hình thức này ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản của người mua để trả tiền cho người bán, sau đó sẽ gửi chứng từ để người mua chấp nhận. Hình thức này chỉ áp dụng khi bên mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền.

– Thư tín dụng

Phương thức này chỉ được áp dụng khi các bên không tin tưởng vào khả năng thanh toán của nhau.

6.Gửi kho hàng

Đại đa số hàng hóa sau khi thu gom đều phải bảo quản trong kho hàng. Để làm tốt công tác giao nhận, bảo quản hàng hóa nghiệp vụ kho hàng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

6.1.Chủ hàng phải làm các công việc:

– Ký hợp động thuê kho

– Chở hàng đến kho gửi hàng

– Làm thủ tục gửi hàng và nhận lại hàng hóa

– Thanh toán chi phí lưu kho và các chi phí khác cho kho hàng

6.2.Chủ kho

– Làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa lưu kho

– Sắp xếp hàng hóa trong kho, bảo quản đúng kỹ thuật

– Lập thẻ kho

– Cung cấp các dịch vụ: Tái chế, đóng gói…

– Xuất hàng trả cho chủ hàng

– Chịu trách nhiệm về mất mát hư hỏng khi hàng lưu kho do lỗi của mình.

Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn vui lòng tham khảo các bài viết liên quan để biết thêm chi tiết.

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *