Tổ chức xuất khẩu hàng hóa theo quy trình chuẩn mực

Các bước tổ chức xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo quy trình sau:

Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhiệm vụ đầu tiên của người bán là phải chuẩn bị hàng xuất khẩu. Công việc này có thể được thực hiện bằng nhiều cách:

– Các đơn vị sản xuất sẽ tiến hành sản xuất, đóng gói, kiểm tra phẩm chất… giao hàng cho người mua theo quy định trong hợp đồng để huy động hàng hóa từ các nhà cung cấp trong nước

Chuẩn bị tốt hàng hóa xuất khẩu là tiền đề vật chất cho hoạt động xuất khẩu thắng lợi. Muốn làm tốt công tác chuẩn bị hàng hóa, người xuất khẩu phải nắm và quản lý chắc nguồn hàng, nơi cung cấp hàng hóa để có các quyết sách khác nhau.

>>>>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu thế nào để đi xin việc

1.Phân loại nguồn hàng xuất khẩu

Để phân loại nguồn hàng xuất khẩu cần dựa theo các tiêu chí dưới đây:

1.1.Phân theo tính chất nguồn hàng

– Hàng dễ thay đổi phẩm chất

– Hàng có phẩm chất ổn định

– Hàng có số lượng nhỏ, sản xuất phân tán

– Hàng có số lượng lớn sản xuất tập trung chứng chỉ tin học văn phòng

1.2.Phân theo người cung cấp

– Hàng do các nhà máy, xí nghiệp trung ương và địa phương sản xuất: các nhà máy thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, liên doanh, liên kết;

– Hàng do các xí nghiệp nông lâm nghiệp trung ương và địa phương thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, liên doanh, liên kết sản xuất;

– Hàng do các hợp tác xã, các hộ gia đình sản xuất;

– Hàng do các công ty thương mại cung cấp

– Hàng do nhà máy, xí nghiệp, đơn vị của chính người xuất khẩu cung cấp

1.3.Phân theo cấp quản lý

– Hàng do nhà nước trung ương quản lý

– Hàng do nhà nước địa phương quản lý

1.4.Phân theo đơn vị địa lý

– Hàng trong địa phương

– Hàng ngoài địa phương

2.Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu

Nghiên cứu nắm nguồn hàng là để biết được khả năng cung cấp của từng nguồn hàng, có chính sách, cách thức huy động cho thích hợp, đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng. Có hai phương pháp nghiên cứu nguồn hàng:

– Lấy mặt hàng làm cơ sở

Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu nắm chắc đặc điểm tính chất hàng hóa, nơi cung cấp, giá thành sản phẩm, phương thức sản xuất. Khi nghiên cứu người ta lập các phiếu theo dõi mặt hàng với các hạng mục sau:

Bảng 1: Phiếu theo dõi mặt hàng…

Nguồn hàng Số lượng Chất lượng Giá cả
Nhà máy
Xí nghiệp

-Lấy đơn vị cung cấp hàng làm cơ sở

Cách làm này giúp cho người xuất khẩu nắm vững các mặt mạnh, yếu của từng nhà cung cấp để tìm cách đầu tư sản xuất hay có các chính sách thích hợp.

Bảng 2: Phiếu theo dõi đơn vị sản xuất…

Mặt hàng Số lượng Chất lượng Giá cả Điều kiện kỹ thuật sản xuất
A
B
C

3.Lựa chọn phương thức huy động hàng xuất khẩu

Khi huy động hàng xuất khẩu, người xuất khẩu có thể lựa chọn các phương thức sau:

3.1.Ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp với người cung cấp

Việc ký kết hợp đồng trực tiếp sẽ được tiến hành  theo các cách sau:

– Mua bán tự do: Đây là cách thương được sử dụng để huy động hàng theo nguyên tắc tự do thỏa thuận nên số lượng chất lượng, giá cả… đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.

Tổ chức xuất khẩu hàng hóa theo quy trình chuẩn mực

– Gia công sản xuất hàng xuất khẩu: Trong trường hợp người sản xuất hàng có kỹ năng, tay nghề cao nhưng lại thiếu vốn, thiếu nguyên liệu… người xuất khẩu sẽ đảm trách. Điều này đó tạo thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, chất lượng, số lượng đáp ững được yêu cầu của thị trường.

– Đặt hàng: Một số hàng hóa có những yêu cầu đặc biệt, cho nên người xuất khẩu sẽ cung cấp bản vẽ, tiêu chuẩn kỹ thuật, người sản xuất chỉ việc theo đó mà làm, do đó chất lượng sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng.

– Trao đổi hàng hóa: Khi huy động hàng xuất khẩu, nhiều khi tiền chưa phải tất cả. Các đơn vị cung cấp hàng, do nhiều nguyên nhân khác nhau lại cần các hàng hóa thiết yếu khác, vì vậy hình thức trao đổi hàng hóa có vai trò tích cực so với các phương thức khác.

3.2.Huy động hàng thông qua trung gian

– Ủy thác xuất khẩu

Đây là hình thức xuất hiện ở nước ta vào những năm 1980 của thế kỷ XX. Khi đó các đơn vị cung cấp hàng theo chỉ tiêu kế hoạch sau khi giao nộp sản phẩm, số lượng ngoài chỉ tiêu sẽ được xuất khẩu để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu của chính họ. Nhưng do không có chức năng xuất nhập khẩu hoặc xuất khẩu cũng không có lợi nên họ ủy thác cho các đơn vị có chức năng xuất khẩu. Ngày nay hình thức này được điều chỉnh bởi Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 12/2006/NĐ-CP.

Về mặt pháp lý đây là một loại đại lý hoa hồng, trong đó bên nhận ủy thác sẽ xuất khẩu hàng hóa bằng danh nghĩa của mình với chi phí của người ủy thác. Hình thức xuất khẩu ủy thác ngày nay đó được sử dụng khá phổ biến trong ngoại thương.

– Huy động hàng thông qua các đại lý thu mua:

Do hàng hóa sản xuất phân tán nên thu mua rất tốn kém, mất nhiều thời gian, vì vậy các đơn vị xuất khẩu sẽ ủy thác cho cá nhân hay đơn vị kinh doanh tại địa bàn đứng ra thu gom hàng.

3.3.Liên doanh, liên kết

Liên doanh là hình thức tham gia góp vốn, lợi nhuận thu được sẽ chia theo tỷ lệ góp vốn. Liên doanh là hình thức đầu tư vốn giữa người xuất khẩu và đơn vị cung ứng hàng xuất khẩu để thành lập một pháp nhân mới, vì vậy thủ tục thành lập và giải thể rất phức tạp.

Liên kết trong xuất khẩu là việc thỏa thuận bên xuất khẩu lo thị trường, thủ tục xuất khẩu, ký kết hợp đồng, giao hàng, thanh toán… bên cung cấp hàng xuất khẩu lo sản xuất chế biến, đóng gói hàng giao cho người xuất khẩu. Hình thức này rất linh hoạt vì nó không thành lập pháp nhân, việc ký kết, thanh lý hợp đồng liên kết rất đơn giản và thuận tiện.

Xem tiếp phần 2: Tổ chức xuất khẩu hàng hóa theo quy trình chuẩn mực P.2

Mong bài viết về nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn.

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý về: cảnh báo các chiêu trò của các trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *