Trường hợp áp dụng vận đơn theo lệnh tương ứng theo từng đối tượng

Có thể nhận thấy điểm khác biệt giữa vận đơn đích danh (Straight B/L) và vận đơn theo lệnh (To order B/L) là thông tin về người nhận hàng. Nếu như trong vận đơn đích danh, thông tin sẽ chỉ điểm cụ thể ai là người nhận hàng và chỉ có người đó mới được nhận hàng thì trên thông tin của vận đơn theo lệnh chỉ để cập đến đối tượng – người được giao hàng sẽ là người căn cứ theo lệnh của đối tượng đó, bằng cách ký hậu lên mặt sau của tờ vận đơn. tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp

>>>>>>> Xem thêm: Chứng từ vận tải hoàn hảo là gì?

Có 3 trường hợp sử dụng vận đơn theo lệnh của 3 đối tượng cụ thể, cùng Kỹ năng xuất nhập khẩu tìm hiểu về 3 trường hợp dưới đây:

1.Vận đơn theo lệnh người nhận hàng

Đối với vận đơn theo lệnh người nhận hàng  (To order of consignee):

Trên vận đơn này, ở mục consignee được ghi: To order of … (ở phần 3 chấm ghi rõ tên, địa chỉ, số đt hoặc fax consignee) bộ chứng từ thanh toán quốc tế

Vận đơn thường được dùng trong trường hợp cụ thể như sau:

Doanh nghiệp A xuất khẩu hàng tại nước ta để bán cho một công ty khác tại Singapore có tên là B, sau đó B lại bán lại hàng hóa đó cho một công ty khác là C cũng tại Singapore. B muốn C trực tiếp lấy hàng tại cảng thì trên vận đơn, B sẽ là đối tượng được ghi tại mục Notify party, và tên của C phải được B ký hậu lên vận đơn thì C mới có thể nhận C/O tại hãng tàu và lấy hàng được. Thông thường, để được B ký hậu tên, bên C phải chuyển tiền hàng cho B thì B mới thực hiện việc ký hậu chuyển nhượng. Khi booking, B sẽ yêu cầu A ghi tại ô Consignee các thông tin như vậy.

Trường hợp áp dụng vận đơn theo lệnh tương ứng theo từng đối tượng

Vận đơn theo lệnh Ngân hàng phát hành học về xuất nhập khẩu

2. Vận đơn theo lệnh người gửi hàng

Đối với vận đơn theo lệnh người gửi hàng  (To order of shiper)

Trên vận đơn này, ở mục consignee được ghi: To order of shiper hoặc chỉ ghi là To order.

Khi nhận Bill gốc từ phía hãng tàu, người gửi hàng thực hiện ký hậu vào mặt sau của vận đơn rồi gửi bill đó cho consignee để nhận hàng. Việc ký hậu này là bắt buộc đối với người gửi hàng vì là căn cứ để người nhận hàng lấy được hàng.

Thông thường, loại vận đơn này được sử dụng trong thanh toán T/T, việc này phù hợp với việc hai ngân hàng đại diện cho hai bên sẽ không giúp khống chế bộ chứng từ. Bộ chứng từ sẽ được người gửi hàng chuyển trực tiếp đến tay người nhận hàng. Giả định rằng, bên nhập khẩu cam kết thực hiện thanh toán toán tiền hàng sau khi tàu chạy hoặc trước khi hàng đến hoặc ngay khi hàng đến thì bên xuất khẩu chỉ thực hiện ký hậu vào mặt sau vận đơn chỉ khi nhận được tiền thanh toán từ phía người nhập khẩu.

Việc khiến người xuất khẩu sử dụng vận đơn theo lệnh người gửi hàng này còn có một lý do khác là trong trường hợp xấu nhất như người nhận hàng không muốn thanh toán tiền hoặc không muốn nhận hàng thì người xuất khẩu vẫn có thể bán lại lô hàng này (bán hàng trên B/L) cho người nhập khẩu mới mà không gặp rắc rối về vận đơn vì vận đơn này theo lệnh của người gửi hàng.

3. Vận đơn theo lệnh của Ngân hàng phát hành

Đối với vận đơn theo lệnh Ngân hàng phát hành  (To order of a issuing bank)

Trên vận đơn này, ở mục consignee được ghi: To order of … (ở phần 3 chấm ghi rõ tên của Ngân hàng mở) xuất nhập khẩu masimex có tốt không

Vận đơn theo lệnh của Ngân hàng phát hành thường được sử dụng trong phương thức thanh toán bằng L/C. Khi sử dụng hình thức thanh toán này, người sở hữu hàng hóa cho đến khi người nhập khẩu lấy bộ chứng từ (bao gồm bill gốc) sẽ là Ngân hàng mở L/C.

Người nhận hàng nếu muốn nhận được bộ chứng từ để lấy hàng thì người nhập khẩu phải thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Ngân hàng (trong trường hợp người nhập khẩu chưa ký quỹ đủ 100% để mở L/C). Sau khi người nhập khẩu thanh toán đủ ngân hàng sẽ ký hậu lên mặt sau của vận đơn để người nhập khẩu lên hãng tàu đổi D/O và lấy hàng.

Về lợi ích, ngân hàng thường chỉ đồng ý mở L/C yêu cầu B/L theo lệnh của Ngân hàng đó. Đối với người xuất khẩu, họ cũng thường đề nghị B/L theo lệnh của Ngân hàng mở L/C và khước từ các vận đơn còn lại khác vì đó là căn cứ để người Nhập khẩu có thể lấy hàng nếu có vận đơn trong tay, trong khi đó, người trả tiền cho người xuất khẩu lại là Ngân hàng mở L/C, điều đó dễ xảy ra rủi ro.

Với 3 trường hợp vận đơn theo lệnh sẽ áp dụng với trường hợp của người nhận hàng là khác nhau. Hy vọng bài viết của Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hiểu hơn về nghiệp vụ trong vận đơn theo lệnh.

Nếu bạn quan tâm đến việc học xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm chủ đề học xuất nhập khẩu ở đâu tốt trên Kỹ năng xuất nhập khẩu. Những bài chia sẻ về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *