TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR trả sau

Thuật ngữ TTR là được viết tắt từ tiếng anh Telegraphic Transfer Reimbursement, phổ biến trong phương thức thanh toán quốc tế. Đây là thuật ngữ thường được so sánh mối liên kết với TT.

Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ TTR là gì? Quy trình thanh toán TTR trả sau như thế nào? cùng Kỹ năng xuất nhập khẩu tìm hiểu bài viết dưới đây:

>>>>>> Xem thêm: Tại sao phương thức thanh toán D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu?

1.TTR là gì?

TTR được hiểu là hình thức thanh toán quốc tế mà bên mua đề nghị ngân hàng phải thực hiện chuyển khoản một số tiền cho bên bán bằng điện chuyển tiền.

Trường hợp, xảy ra chi trả tín dụng L/C hợp nhất với TT thì hai thành tố khác được tạo ra, tức TTR và TT. Nếu L/C công nhận TTR thì ngân hàng sẽ thực hiện quyết toán với điều kiện người làm việc bên xuất khẩu phải cung cấp bộ chứng từ có giá trị pháp lý phù hợp.

Khi đó, ngân hàng sẽ có quyết định thanh toán sau 3 ngày tính từ thời điểm được L/C công nhận.

Nhiều người lầm tưởng TTR và TT giống nhau, nhưng không phải vậy. TT thực chất chỉ được dùng trong L/C khi:

Trường hợp 1: bên phía ngân hàng mở phương thức L/C để giải quyết cho bên xuất khẩu khi ngân hàng quyết định từ điện đòi tiền. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bộ chứng từ đúng.

Trường hợp 2: bên phía ngân hàng mở phương thức L/C để giải quyết cho họ chiết khấu với 2 điều kiện: thứ nhất là sau khi đã nhận được bộ chứng từ đúng, thứ hai là điện đòi tiền từ phía ngân hàng chiết khấu.

Mặt khác, TT vẫn có thể trở thành TTR và được sử dụng trong L/C khi bên phía ngân hàng mở L/C để giải quyết cho ngân hàng bên chiết khấu nhưng chỉ khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng này. Ở trường hợp này thì chứng từ không bắt buộc phải tới trước. Nhìn chung, hai phương TT và TTR có bản chất khác nhau hoàn toàn nhưng giống nhau về mặt hình thức.

TTR là gì?

2.Quy trình thanh toán TTR trả sau

Sau khi người mua sau nhận hàng rồi mới thanh toán về cho phía nhà cung cấp thì đây được coi là phương thức thanh toán TTR trả sau.

Lưu ý: Trường hợp người mua chỉ thanh toán khi nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.

Người mua mang bộ chứng từ gốc đi sao y thành một bản sao y chứng từ rồi mang chúng kèm theo lệnh chuyển tiền gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản.

Nếu người mua không đủ tiền trong tài khoản ngoại tệ thì cần phải làm đơn mua ngoại tệ. Khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền Việt trong tài khoản tiền Việt để mua ngoại tệ và chuyển sang tài khoản đó.

Quá trình tư vấn và chuyển tiền ngoại tệ bạn sẽ được ngân hàng tư vấn cụ thể, sau khi hoàn tất, ngân hàng sẽ thanh toán – đi điện cho nhà cung cấp theo lệnh chuyển tiền.

Để đảm bảo không xảy ra những rắc rối về sau, bạn cần lưu giữ một số giấy tờ để khi hải quan kiểm tra sẽ có bằng chứng đối soát.

Chứng từ lưu giữ bao gồm:

Lệnh chuyển tiền

Điện chuyển tiền: Đã đóng dấu của phía ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc.

Hy vọng thông tin về TTR là gì được chia sẻ bởi Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *