UCP600-bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (L/C)

Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi UCP là gì? Tại sao các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần biết đến UCP 600?

Trên thực tế, tất cả các bên đều phải tuân thủ tập quán này để làm thanh toán L/C và bộ chứng từ L/C cần phải được kiểm tra bằng ISBP. Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về UCP và ISBP và mối liên hệ giữa hai yếu tố này trong thanh toán bằng L/C.

>>>>> Xem thêm:  Biện pháp tránh sai sót khi làm bộ chứng từ thanh toán L/C

1.UCP là gì?

Không nhiều người biết rõ UCP là gì và nội dung UCP như thế nào, bởi trong thanh toán người ta ít nhắc đến UCP. Nhưng thực sự UCP vô cùng quan trọng. hoc ke toan truong

UCP là Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

UCP là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức L/C. Hiện nay trên thế giới đang dùng UCP600. UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C. kế toán quá trình sản xuất

Vào tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) bắt đầu xem xét lại UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết đáp ứng với tình hình thực tiễn mới.

Cũng như những lần sửa đổi trước đây, mục đích chính của lần sửa đổi này là để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống nhất. xuất nhập khẩu GEC có tốt không

Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thông qua một số kết quả điều tra toàn cầu, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có tới khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, vốn là một phương thức thanh toán quốc tế truyền thống và có nhiều ưu điểm, vì chi phí tăng lên do các trường hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng (thông thường mỗi bộ chứng từ bất hợp lệ sẽ bị thu phí từ 50 – 100USD khi thanh toán) và quan trọng hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không mấy rõ ràng. học xuất nhập khẩu ở tphcm

Sau đó, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) thay cho UCP 500. UCP 600 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Đây là phiên bản UCP mới nhất được sử dụng cho đến nay (năm 2018). hàm sumif trong excel

UCP 600

2.Những thay đổi của UCP 600 so với UCP 500 

Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation… học chứng chỉ kế toán trưởng online

Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ. Cụ thể như sau:

Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C: học xuất nhập khẩu online

Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết trong UCP 600. Chẳng hạn như chưa quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng chuyển nhượng (Điều 38 UCP 600). Ngoài ra, chưa phân biệt “one copy of” và “in one copy”. Điều 17 (d) và (e) UCP600 quy định:

Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ là “copies of” thì việc xuất trình bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận. học kế toán tổng hợp online

(If a credit requires presentation of copies of documents, presentation of either originals or copies is permited).

Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình nhiều bản chứng từ bằng cách sử dụng các cụm từ như “in duplicate”, “in two fold”, “in two copies” thì sẽ được thỏa mãn khi xuất trình ít nhất một bản gốc và những bản còn lại là bản sao, trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác. học kế toán trưởng

(If the credit requires presentation of multiple documents by using terms such as “in duplicate”, “in two fold” or “in two copies”, this will be satisfied by the presentation of at least one original and the remaining number in copies, except when the document ifself indicates otherwise).a

Theo ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits – Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ), “one copy of” có nghĩa là “một bản sao” trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc. Có lẽ, để có được sự phân định rõ ràng hơn, chúng ta chờ đợi ở lần sửa đổi ISBP sắp tới. chứng chỉ bồi dưỡng kế toán viên

Như vậy, UCP 600 là kết quả hơn 3 năm làm việc của ủy ban Kỹ thuật và tập quán ngân hàng của ICC. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.

UCP 600 đã ra đời và sẽ có hiệu lực vào 01/7/2007. Trong thời gian tiếp theo, ICC sẽ có nhiều việc phải làm như cập nhật eUCP, sửa đổi ISBP cho phù hợp với Bản quy tắc mới này. Các ngân hàng và các doanh nghiệp cũng gấp rút tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng UCP 600 chính xác và hiệu quả. Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với tốc độ và quy mô trao đổi thương mại ngày càng tăng nhanh, một khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam. học xuất nhập khẩu online

Bạn có thể TẢI VỀ UCP 600

Mong bài viết hữu ích cho bạn!

Để nắm rõ hơn các quy định về xuất nhập khẩu nhằm vận dụng một cách chính xác trong thực tế, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Bạn có thể tham khảo về các trung tâm xnk, tại đây: Nên học xuất nhập khẩu cấp tốc ở đâu

5/5 - (7 bình chọn)

14 Comments

  • Diệu An

    Cho e hỏi ạ?
    . Theo ucp 600 nếu tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ làm nhiều bản giống nhau (double, triplicate) thì 1 xuất trình phù hợp phải là gì ạ? Vì sao ạ?
    .giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng hàng hóa là gì ạ? Vì sao ạ?

  • Tấn Vũ

    cho em hỏi là giữa hóa đơn, hối phiếu, vận tải đơn và giấy chứng nhận chất lượng thì cái nào được chứng từ UCP quy định nhất thiết là phải kí (trừ khi L/C quy định ngược lại) và tại sao vậy ạ. em cảm ơn ạ.

  • Hiền

    Dạ cho e hỏi vấn đề này ạ:
    Ngày 27/04/2008, ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ ngân hàng chỉ định. Nhưng ngày 28/04/2008 – 02/05/2008 là ngày nghỉ lễ. Từ ngày 03/05/2008, ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, phát hiện bất hợp lệ và đã gửi thông báo hỏi ý kiến người mua về những bất hợp lệ đó. Ngày 09/05/2008, ngân hàng phát hành gửi điện thông báo từ chối thanh toán cho bộ chứng từ bất hợp lệ cho ngân hàng chỉ định. Thời gian gửi điện 16h10. Nhưng do lỗi đường truyền, ngân hàng chỉ định lại nhận được điện lúc 17h40 quá thời gian làm việc của ngân hàng chỉ định 40 phút. Do đó, ngân hàng chỉ định không chấp nhận thông báo từ chối của ngân hàng phát hành. Vì theo ngân hàng chỉ định, ngân hàng phát hành đã vượt quá thời gian quy định theo UCP600 về việc kiểm tra và thông báo bộ chứng từ có hợp lệ hay không cho ngân hàng chỉ định. Theo bạn, ngân hàng chỉ định hành động đúng hay sai?

  • Trần Lệ Hải

    Bộ quy chuẩn UCP này là áp dụng quốc tế, vậy thì ở Việt Nam có quy chuẩn nào mà căn cứ và quy định nước mình thôi, không theo UCP không ạ?

  • Lâm Anh

    Em hỏi một chút là nếu một hóa đơn được viết bằng tay bởi chính người thụ hưởng nhưng lại thiếu chữ ký thì có được coi là bản gốc hay không, UCP 600 có quy định về điều này không ạ?

    • Kỹ năng xuất nhập khẩu

      Chào bạn, Can cứ theo khoản c (i), điều 17 của UCP 600 trích dẫn: “Unless a document indicates other wises, a bank will also accept a document as original if it:
      i. appears to be written, typed, perforated or stamped by the document issuer’s hand”.
      Nghĩa là: Trừ khi chứng từ quy định ngược lại, ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như là chứng từ gốc, nếu chứng từ:
      Thể hiện là được viết , đánh máy, đục lỗ hoặc dán tem bằng tay của người phát hành”
      Do đó, bất cứ chứng từ nào kể cả hóa đơn, nếu được viết bằng tay bởi người phát hành thì đều được coi là bản gốc.

  • Minh Tâm

    Phần UCP600 này mình học bên xuất nhập khẩu Lê Ánh, rất dễ hiểu và thực tế. giáo viên dạy phần này của trung tâm là chuyên gia thanh toán quốc tế xịn của ngân hàng VIB.
    Đọc ở đây chỉ là 1 phần thôi, không thể hiểu hết và áp dụng thực tế được.

    • Trúc

      Dạ, Tại e đang thực tập về mảng tài trợ thương mại quốc tế nên A/C có thể cho e xin bản UCP 600 cụ thể để e làm bài báo cáo thực tập được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ.

    • Kỹ năng xuất nhập khẩu

      Chào bạn!
      Câu hỏi của bạn chưa rõ. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên Thế giới đang áp dụng version mới nhất trong thanh toán LC là UCP600 và ISBP645 và ngân hàng trên thế giới đang áp dụng hai version này để mở LC và kiểm tra chứng từ.
      Cảm ơn bạn!

      • Phan Thị Mỹ Linh

        theo ucp 600 ngân hàng phát hành có thẻ phát hành L/C có nội dung khác với nội dung quy định trong hợp đồng ngoại thương quan điểm này đúng hay sai?vì sao?
        Theo ucp 600 bộ chứng từ phù hợp là bộ chứng từ chỉ cần phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C quan điểm này đúng hay sai?vì sao?
        mong mọi người giúp e 2 câu này với ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *