Vấn đề trong thanh toán quốc tế

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế – Câu hỏi trắc nghiệm đề số 1

1.Người ký phát B/E trong ngoại thương là:

a.Người nhập khẩu

b.Người xuất khẩu

c.Ngân hàng chiết khấu.

2.Người trả tiền B/E trong phương thức nhờ thu:

a.Người nhập khẩu

b.Người xuất khẩu xuất nhập khẩu eximtrain có tốt không

c.Ngân hàng thu hộ

3.Người thụ hưởng ghi trên mặt trước B/E là:

a.Ngân hàng có phát hành L/C

b.Người xuất khẩu

c.Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

>>>>>> Xem thêm: Biểu phí thanh toán quốc tế của ngân hàng Eximbank

4.Người trả tiền B/E trong phương thức L/C:

a.Người nhập khẩu

b.Ngân hàng mở L/C

c.Ngân hàng thông báo L/C

5.B/E có thể được lập bằng:

a.Lời nói

b.Văn bản

c.Ghi bằng Video

6.Hình mẫu B/E phải:

a.Thống nhất trong phạm vi quốc gia

b.Thống nhất trong phạm vi quốc tế

c.Tùy thuộc vào người phát hành

7.Hình mẫu B/E có quyết định tính chất pháp lý:

a.Có

b.Không khóa học xuất nhập khẩu

c.Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia

8.B/E là một lệnh đòi tiền luôn kèm theo:

a.Điều kiện

b.Không kèm theo điều kiện

c.Theo thỏa thuận của các bên liên quan.

9.Chấp nhận B/E luôn luôn phải:

a.Kèm theo điều kiện

b.Không kèm theo điều kiện

c.Tùy theo người ký phát

10.Theo luật Việt Nam, B/E gọi là gì:

a.Hối phiếu

b.Hối phiếu đòi nợ

c.Hối phiếu nhận nợ

11.Ký hậu B/E là:

a.Ký sau người khác

b.Ký vào mặt sau B/E

c.Là ký chấp nhận B/E

12.Ký hậu B/E phải chỉ ra ngày tháng:

a.Đúng

b.Không đúng

c.Phụ thuộc vào người ký hậu

13.Trong phương thức L/C, ai là người ký chấp nhấn hối phiếu:

a.Nhà nhập khẩu

b.Ngân hàng mở L/C

c.Ngân hàng chiết khấu;

14.B/E vô danh có thể chuyển thành:

a.B/E đích danh

b.B/E loại D/P

c.B/E loại D/A

15.B/E đích danh phải có câu: biểu thuế xnk 2019

a.Pay to Mr.X only

b.Pay to order of Mr.X

c.Pay to the holder

16.Có thể thanh toán B/E từng phần

a.Có thể

b.Không thể

c.Do người ký phát quy định

17.Có thể chuyển B/E miễn truy đòi thành truy đòi

a.Có thể

b.Không thể

c.Phải có sự đồng ý của người ký phát.

18.Điều kiện nào rủi ro hơn đối với nhà xuất khẩu

a.D/A

b.D/P

c.D/P x days sight

19.Đối với nhà xuất khẩu thì điều kiện nào lấy được tiền nhanh hơn

a.D/P x days sight

b.D/A

c.D/P

20.Thanh toán bằng L/C phải có B/E khi:

a.Sight payment

b.Deffered payment

c.Draft acceptance

21.Trong phương thức thanh toán L/C, B/L thường được ký theo lệnh của:

a.Nhà xuất khẩu

b.Ngân hàng mở L/C

c.Ngân hàng chiết khấu;

22.Khi buôn bán qua trung gian, loại L/C nào hay được sử dụng:

a.Reciprocal L/C

b.Back to Back L/C

c.Revolving L/C

23.Để ứng trước tiền cho người xuất khẩu thì nhà xuất khẩu thường yêu cầu Ngân hàng phát hành loại L/C nào? mẫu giấy ủy quyền cá nhân

a.Revocable L/C

b.Confirmed L/C

c.Red clause L/C

d.Transferable L/C

24.Đối với B/L ghi sẵn “Shipped on Broad” thì ngày phát hành là ngày giao hàng khi:

a.Trên B/L không có ghi chú gì thêm

b.Trên B/L có ghi chú ngày giao hàng trước ngày phát hành B/L

c.Trên B/L có ghi chú ngày giao hàng sau ngày phát hành B/L

25.Một L/C ghi “Credit is available by a draft drawn on the applicant” là:

a.Được phép

b.Không được phép

c.Được phép nếu người thụ hưởng đồng ý.

26.Một L/C không nói là loại nào thì ta coi là:

a.L/C không hủy ngang

b.L/C không có giá trị thực hiện

c.Phương thức nhờ thu

27.Thời hạn hiệu lực L/C được tính từ:

a.Ngày giao hàng quy định trong L/C

b.Ngày phát hành L/C

c.Ngày người xuất khẩu nhận được L/C

28.Ngân hàng phát hành thanh toán cho người thụ hưởng với điều kiện:

a.Bộ chứng từ xuất trình phù hợp với hợp đồng thương mại

b.Hàng hóa nhận tại cảng đến phù hợp L/C

c.Bộ chứng từ xuất trình phù hợp

29.Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, ngân hàng nhờ thu:

a.Khống chế bộ chứng từ gửi hàng

b.Không khống chế bộ chứng từ gửi hàng

c.Khống chế nếu người bán ủy quyền

30.Trong phương thức nhờ thu D/P, loại B/L thường được sử dụng là:

a.Đích danh

b.Theo lệnh

c.Ký hậu để trống

31.Người xuất khẩu ký phát B/E đòi tiền người nhập khẩu thuộc phương thức thanh toán nào:

a.Tín dụng chứng từ

b.Nhờ thu

c.Chuyển tiền

32.Nếu ngày hết hạn hiệu lực của L/C rơi vào ngày lễ thì:

a.Ngày hết hạn hiệu lực là ngày làm việc ngay trước ngày lễ

b.Ngày hết hạn hiệu lực là ngày làm việc đầu tiên ngay sau đó

c.Ngày hết hạn hiệu lực được kéo dài một thời gian đúng bằng kỳ nghỉ

33.B/E ký phát trong phương thức Clean Collection đòi tiền ai:

a.Ngân hàng thu hộ

b.Ngân hàng nhờ thu

c.Người nhập khẩu

34.Phương thức thanh toán nào an toàn hơn đối với nhà xuất khẩu:

a.Advanced payment

b.Remittance

c.Doc.Credit

d.Doc.Collection

35.Người yêu cầu mở L/C phải hoàn trả cho ngân hàng trừ khi:

a.Các chứng từ nhận được không cho phép nhận hàng

b.Hàng không đúng yêu cầu trong hợp đồng mua bán

c.Các chứng từ không thể hiện trên bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C

36.Ngân hàng thông báo nhận được L/C mở bằng điện không có Test:

a.Có thế thông báo L/C mà không có cam kết gì từ phía ngân hàng

b.Từ chối thông báo

c.Phải yêu cầu sự xác minh tính chân thực của bức điện.

37.Phương thức thanh toán nào an toàn hơn đối với nhà nhập khẩu:

a.Doc.Credit

b.Doc.Collection

c.Open account

38.L/C bảo đảm cho nhà nhập khẩu:

a.Nhận được số lượng và chất lượng hàng hóa tương ứng với số tiền bỏ ra

b.Chỉ phải thanh toán khi các chứng từ phù hợp nghiêm ngặt với các quy định trong hợp đồng mua bán

c.Ngân hàng phát hàng và Ngân hàng được chỉ định kiểm tra chứng từ theo đúng L/C

39.Nhà xuất khẩu phải thông báo chấp nhận sửa đổi L/C trong vòng:

a.7 ngày làm việc

b.21 ngày làm việc

c.Không phương án nào

40.Chỉ ra phương án sai:

a.CIF: Cost, Insurance and Freight

b.CPT: Cost Paid To

c.CFR: Cost and Freight

d.CIP: Carriage and Insurance Paid to

41.Ngân hàng phát hành gửi một bức điện thông báo sơ bộ L/C có khóa mã:

a.Ngân hàng phát hành có thể hủy bỏ bức điện này bất cứ lúc nào

b.Ngân hàng phát hàng phải gửi một L/C thực hiện không chậm trễ

c.Bức điện này có thể bỏ qua do nó không phải là văn bản thực hiện

42.Ngay sau khi nhận được chỉ thị không rõ ràng về việc sửa đổi L/C:

a.Người xuất khẩu phải chỉ thị cho người xin mở L/C liên hệ với Ngân hàng phát hành để xác minh

b.Ngân hàng phát hành phải cung cấp thông tin cần thiết không chậm trễ

c.Ngân hàng thông báo phải yêu cầu ngân hàng phát hành xác minh không chậm trễ.

43.Ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ yêu cầu trong L/C:

a.Để chắc chắn rằng chúng có nhân thực và phù hợp không.

b.Để đảm bảo rằng tiêu chuẩn ISO có được phản ánh trong chứng từ hay không

c.Để đảm bảo rằng chúng có phù hợp trên bề mặt với các điều khoản và điều kiện của L/C.

44.Nếu chứng từ không quy định trong L/C được xuất trinhg, ngân hàng chiết khấu:

a.Phải trả lại cho người xuất trình

b.Phải chuyển chúng cho ngân hàng phát hành mà không chịu trách nhiệm gì.

c.Có thể chuyển chúng cho ngân hàng phát hành mà không cam kết gì nếu người xuất khẩu yêu cầu.

45.Ngân hàng phát hành và Ngân hàng xác nhận có thời gian để kiểm tra chứng từ nhiều nhất không quá:

a.5 ngày ngân hàng cho mỗi ngân hàng

b.5 ngày theo niên lịch cho mỗi ngân hàng

c.5 ngày ngân hàng cho cả hai ngân hàng

46.Ai là người quyết định xem bộ chứng từ xuất trình có phù hợp:

a.Ngân hàng hoàn trả

b.Người xin mở L/C

c.Ngân hàng phát hành

47.Nếu nếu Ngân hàng phát hành thấy bộ chứng từ xuất trình không phù hợp thì:

a.Phải tiếp cận người xin mở L/C để xin bỏ qua các sai biệt

b.Có thể trả lại bộ chứng từ cho người xuất trình và lưu ý tất cả các sai biệt

c.Phải trả lại bộ chứng từ cho người xuất trình và lưu ý tất cả các sai biệt

48.Nếu L/C quy định: Phí thông báo L/C do người hưởng chịu, nhưng ngân hàng thông báo không thể thu được phí đó, vậy người có trách nhiệm chịu phí đó là ai:

a.Ngân hàng phát hành

b.Ngân hàng thông báo vì lẽ ra nó phải thu trước khi thông báo L/C

c.Người xin mở L/C

49.Một L/C yêu cầu một hóa đơn được ký kèm theo một bản sao:

a.Bản sao cũng phải được ký

b.Bản sao không cần phải ký

c.Bản sao phải có dấu “bản gốc” và không được ký cũng chấp nhận.

50.Nếu L/C yêu cầu B/L được lập “theo lệnh” và ký hậu để trống, thì ai là người ký hậu:

a.Ngân hàng chiết khấu

b.Người gửi hàng

c.Công ty vận tải

Đáp án 

1.b 6.c 11.b 16.b 21.b 26.a 31.b 36.c 41.b 46.c
2.b 7.b 12.b 17.a 22.b 27.b 32.b 37.c 42.c 47.b
3.c 8.b 13.b 18.a 23.c 28.c 33.c 38.c 43.c 48.a
4.b 9.b 14.a 19.c 24.a 29.b 34.a 39.c 44.c 49.b
5.b 10.b 15.a 20.c 25.b 30.b 35.c 40.b 45.a 50.b

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn! 

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên sâu để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bài viết về Nên học xuất nhập khẩu cấp tốc ở đâu của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *