Vận đơn – bill of lading là gì?

Bill of lading là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa? Đây là nội dung khá nhiều bạn làm nghề xuất nhập khẩu – Logistics quan tâm.

Vận đơn là chứng từ vận tải quan trọng, đóng vai trò thể hiện việc hàng hóa đã được đưa lên phương tiện vận chuyển và cũng là chứng từ sở hữu hàng hóa trong trường hợp đó là vận đơn gốc. Vậy ai sở hữu vận đơn gốc thì người có có quyền sở hữu hàng hóa. Ngoài ra còn có rất nhiều loại vận đơn khác mà theo yêu cầu của khách hàng, nhà vận chuyển sẽ phát hành. Vậy vận đơn – bill of lading là gì? Chức năng của vận đơn, nội dung của bill of  lading như thế nào.

>>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa Master bill và house bill

1. Vận đơn bill of lading là gì?

Vận đơn (bill of lading) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu. Nếu hiểu một cách đơn giản thì bill of  lading là đơn vận tải – thông tin vận chuyển chuyến hàng, (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…).  kế toán doanh nghiệp xây lắp

Cấu trúc của Vận đơn gồm:

2. Chức năng của vận đơn

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Vận đơn đóng vai trò đặc biệt quan trong không chỉ là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng làm thủ tục hải quan, mà còn là chứng từ dùng để thanh toán, làm bảo hiểm,…Vận đơn có những chức năng chủ yếu sau:

Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

Vận đơn là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

Bill of lading  là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

3. Tác dụng của Vận đơn của vận đơn

Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,

Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,

Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

4. Nội dung của vận đơn

Chúng ta nên chú ý đến những điểm dưới đây, đó là những nội dung không thể thiếu khi viết vận đơn:

– Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,

– Cảng xếp hàng (POL)

– Cảng dỡ hàng (POD)

– Tên và địa chỉ người gửi hàng,

– Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)

– Đại lý, bên thông báo chỉ định,

– Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,

– Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,

– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,

– Số bản gốc vận đơn, he thong tai khoan thong tu 200

– Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý),

5. Cơ sở pháp lý của vận đơn

Đây là qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển.

6. Phân loại vận đơn

Trong vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố, người ta chia làm nhiều loại vận đơn khác nhau. Vì vậy, có rất nhiều loại vận đơn với các tên gọi khác nhau. Ở bài viết này, XNK Lê Ánh đưa ra cách phân loại vận đơn thường dùng và được nhắc đến nhiều nhất.

Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn

+ Vận đơn chủ/gốc (Master Bill of lading)

Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu.

bill of lading là gì

Vận đơn gốc Master bill

Thông tin trên MBL gồm:

Người gửi hàng/người nhận hàng: công ty vận chuyển (FWD)

Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..

Vận đơn gốc có chức năng sở hữu hàng hóa, ai sở hữu bill gốc thì sở hữu hàng. Vì vậy trong trường hợp bên mua và bên bán chưa thực sự tin tưởng nhau, không phải là khách hàng thân thiết, sử dụng phương thức thanh toán L/C thường dùng Bill gốc để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

Bill gốc khi phát hành sẽ mất phí khoảng 30$ – 35$/ 1 bộ, hoặc phụ thuộc vào hãng vận tải.

Khi sử dụng Bill gốc, người vận chuyển sẽ trả hàng cho người nhận hàng trên vận đơn, đang giữ vận đơn mà không cần bất kì điều kiện gì. airwaybill

+ Vận đơn thứ (House Bill of lading)

Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện, thường là công ty Forwarder phát hành.

house bill

House bill

Thông tin trên HBL gồm:

Người gửi hàng/người nhận hàng: người XK và NK

Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..

Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn, có ba loại:

+ Vận đơn theo lệnh (To Order B/L): là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai từ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng, ví dụ: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” (To order of the Bank for Foreign Trade of Vietnam). Trường hợp trên vận đơn chỉ ghi hai từ: “Theo lệnh” (To order), mà không ghi rõ theo lệnh của ai thì người giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.  học kế toán ở đâu

Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn). Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển. Vận đơn theo lệnh thường áp dụng cho phương thức thanh toán LC.

+Vận đơn đích danh (Straight B/L): Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế. Là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.

+ Vận đơn vô danh (Bearer B/L):  là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi gì. Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

Switch bill of lading – 1 loại vận đơn đặc biệt

Switch bill of lading là một dạng vận đơn mà nó được chuyển đổi từ bộ vận đơn thực tế thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng.
Switch B/L này thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán ba bên “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hoá, che giấu người bán hàng thực tế (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu cũng như các qui định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển. Switch bill of lading thường sử dụng trong vận chuyển đường biển

Switch bill được sử dụng không nhiều, tuy nhiên mang lại lợi ích cho người bán (trung gian) trong mua bán ba bên. Vì vậy, khi làm nghề xuất nhập khẩu rất có thể bạn sẽ gặp phải loại vận đơn này.

Mong rằng thông tin trong bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn trong khi làm hoặc học nghề xuất nhập khẩu và giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại vận đơn. Trong giới hạn bài viết chưa thể đi quá chi tiết và từng loại vận đơn. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau này của chúng tôi.

Nếu bạn muốn học xuất nhập khẩu và cần tìm địa chỉ về các trung tâm xnk uy tín, bạn có thể tham khảo:học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tphcm và hà nội

Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

5/5 - (3 bình chọn)

One Comment

  • hải yến

    Mình từng thấy có loại vận đơn sạch hay là vận đơn hoàn hảo và không hoàn hảo, mà không thấy bài viết đề cập, không biết Ad có thể nói rõ hơn một chút về loại vận đơn này được không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *