Yêu cầu 01 bản gốc hóa đơn nhưng xuất trình bản copy và ký sống thì có hợp lệ?

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế – Câu hỏi tự luận đề số 2

1.Một L/C không dẫn chiếu áp dụng một UCP nào thì có thực hiện được không? Tại sao?

2.Nêu định nghĩa “tín dụng chứng từ” trong UCP 600

3.Một ngân hàng có thể dùng ngay chính chi nhánh của mình ở nước ngoài để thông báo L/C? Tại sao?

4.L/C là hợp đồng kinh tế của những bên nào?

5.Hãy chỉ ra địa điểm xuất trình đối với L/C có giá trị tự do

6.Ngân hàng thông báo xác minh tính chân thật của L/C như thế nào?

7.Để một sửa đổi L/C có hiệu lực thực hiện thì cần có sự đồng ý của những bên nào?

>>>>>>> Xem thêm: Từ chối thanh toán vì lỗi chứng từ

8.Một L/C có khóa mã, ghi: “the mail confirmation is to be the operative credit”. Hỏi người thụ hưởng đã có cơ sở chắc chắn chuẩn bị hàng hóa để giao? Tại sao?

9.Một ngân hàng được Ngân hàng phát hành chỉ định cam kết trả chậm thì có được phép trả tiền trước hạn? Ngân hàng phát hành phải hoàn trả cho ngân hàng này khi có yêu cầu hay khi đến hạn?

10.Các ngân hàng có chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trong đó hóa đơn thương mại được phát hành sau ngày giao hàng.

11.Ngân hàng phát hành quyết định rằng bộ chứng từ có lỗi thì có thể im lặng trả lại bộ chứng từ cho người xuất trình hay phải tiếp xúc với người yêu cầu để xin ý kiến?

12.L/C yêu cầu xuất trình 01 bản gốc hóa đơn, người thụ hưởng lại xuất trình 01 bản photocopy và ký sống lên đó thì có hợp lệ?

13.Một B/L in sẵn cụm từ “shipped on board” ghi ngày phát hành 05/08/09, nhưng lại có ghi chú thêm:

a/“Shipped on board  08/08/09”

b/“Shipped on board  03/08/09”

Ghi chú nào được chấp nhận và chủ ra ngày giao hàng.

14.L/C yêu cầu xuất trình full set of original AWB, thì người thụ hưởng phải xuất trình như thế nào cho phù hợp?

15.Chứng từ nào có thể thay thế cho chứng từ nào? Tại sao?

a/Insurance policy trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo

b/Insurance certificate

16.Ngân hàng được chỉ định quyết định bộ chứng từ là phù hợp và đã chiết khấu. Trên đường gửi đến Ngân hàng phát hành thì bộ chứng từ bị thất lạc. Hỏi Ngân hàng phát hành có phải hoàn trả cho Ngân hàng được chỉ định.

17.L/C quy định ngày giao hàng muộn nhất 10/08/09, người thụ hưởng lấy được tiền trong trường hợp nào:

a/Xuất trình chứng từ kiểm định hàng hóa có tiêu đề: “pre-shipment inspection certificate, dated 08/08/09”.

b/Xuất trình chứng từ kiểm định hàng hóa có tiêu đề: “pre-shipment inspection certificate, dated 12/08/09”.

18.Kể tên bằng tiếng anh ít nhất 05 chứng từ vận tải?

19.L/C yêu cầu một vận đơn đường biển loại: “Port to Port B/L”, nếu người thụ hưởng xuất trình vận đơn có tiêu đề: “Multimodal transport document” thì có được chấp nhận?

20.Viết tắt các điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterms 2000.

Đáp án

1.VÌ UCP là văn bản pháp lý tùy ý, nên trong L/C không nhất thiết phải có dẫn chiều UCP. Khi L/C không dẫn chiếu UCP nào, thì các điều khoản quy định trong L/C có tính bắt buộc thực hiện là duy nhất, miễn là chúng không trái với pháp luật.

2.Tín dụng là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

3.Có thể. Vì các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập.

4.L/C là hợp đồng kinh tế của Ngân hàng phát hành, người thụ hưởng và Ngân hàng xác nhận, nếu có.

5.Là địa điểm của bất kỳ ngân hàng nào, kể cả Ngân hàng phát hành.

6.Bằng thư: Xác minh chữ ký

Bằng Telex: Testkey

Bằng swift: Swift code

7.Người thụ hưởng, Ngân hàng phát hành và Ngân hàng xác nhận, nếu có.

8.Người thụ hưởng đã có cở cở chắc chắn chuẩn bị hàng hóa để giao. Sau khi phát hành L/C sơ bộ, Ngân hàng phát hành không chậm trễ L/C có giá trị thực hiện với các điều khoản không được mâu thuẫn với L/C sơ bộ.

9.Có. Phải hoàn trả khi đến hạn.

10.Chấp nhận, nhưng không được ghi ngày sau ngày xuất trình chứng từ.

11.Có thể im lặng trả lại chứng từ.

12.Có

13.Cả hai ghi chú đều được chấp nhận. Ngày giao hàng là ngày thể hiện ở ghi chú thêm.

14.Phải xuất trình bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng là phù hợp.

15.Insurance policy có thể xuất trình thay thế cho Insurance certificate, ngược lại thì không.

Vì Insurance policy có tính chất pháp lý cao hơn Insurance certificate

16.Có

17.Cả hai trường hợp thì giấy chứng nhận kiểm định hàng hóa đều phù hợp.

18.1/Multimodal transport document

2/Bill of Lading

3/Sea Waybill

4.Airway bill

5.Road transport document…

19.Chấp nhận. Miễn là trên B/L thể hiện việc chuyên chở là từ cảng đến cảng.

20.EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP.

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ liên quan, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tuy nhiên hiện nay xuất hiện các hiện tượng các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo, vì vậy,  bạn nên đọc thêm bài viết cảnh báo trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo để hiểu rõ hơn, nhận diện các dấu hiệu và lựa chọn địa điểm học uy tín.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *