Các biện pháp phòng ngừa tranh chấp trong Hợp đồng ngoại thương

Tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương là điều rất khó tránh khỏi nếu chúng ta không có những thỏa thuận cụ thể, xác đáng trong hợp đồng ngoại thương. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đề cập đến các biện pháp phòng ngừa tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương một cách hiệu quả nhất.

>>>>> Xem thêm: Master Bill (MBL) là gì?

1.Làm tốt khâu đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa những bất đồng, tranh chấp trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng là thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng tất cả các giai đọa đàm phán như chuẩn bị đàm phán, tiếp xúc, tiến hành đàm phán, kết thúc đàm phán, và rút kinh nghiệm sau đàm phán. Hợp đồng phải được soạn thảo cẩn thận, chứa đựng đầy đủ các nội dung, các điều kiện và điều khoản cần thiết, các nội dung được trình bày rõ ràng, đơn giản, chính xác.

Ngược lại, những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo vội vã, mang tính hình thức, đối phó với những điều kiện và điều khoản quá sơ sài hoặc mập mờ, tối nghĩa, những hợp đồng bị thúc ép ký kết gấp gáp, chủ thể hợp đồng không kịp có thời gian cân nhắc hay xem xét…chính là mầm mống phát sinh tranh chấp, bất đồng về sau.

Để có những hợp đồng chặt chẽ, các bên mua bán có thể:

– Tham khảo các mẫu hợp đồng mua bán quốc tế của ITC trên các trang như: http:// www.intracen.org, http://www.iccwbo.org, http://www.jurisint.org

– Nghiên cứu kỹ và vận dụng tốt các điều khoản Incoterms, UCP, URC…Đây cũng là các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp hữu hiệu.

– Nghiên cứu các quy định của các quốc gia có liên quan đến hợp đồng, ví dụ : Nghị định số 06/2008/ NĐ-CP ngày 16/01/2008 của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, Mục 5 Chương II, Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

– Các bên đối tác phải hiểu nhau và thiện chí với nhau.

 

phòng ngừa tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương

2.Bàn bạc soạn thảo kỹ những tình huống bất khả kháng, miễn trách, khó khăn trở ngại dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi lại hợp đồng

Trên thực tế, ngay cả những hợp đồng được đàm phán, soạn thảo kỹ lưỡng nhất cũng không thể lường trước tất cả mọi tình huống có thể xảy ra,bởi vạn vật luôn biến đổi, tạo ra vô số những rủi ro, bất trắc. Vì vậy một trong những biện pháp ngăn ngừa tranh chấp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là bàn bạc soạn thảo kỹ lưỡng những điều khoản bất khả kháng, miễn trách, khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Mỗi quốc gia đều có những điều khoản quy định về bất khả kháng riêng, ở một số quốc gia còn quy định những tình huống gặp khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, những quy định này ở các quốc gia khác nhau là khác nhau, nên khi áp dụng các hợp đồng ngoại thương có thể dẫn đến những bất đồng, trach chấp. Chính vì vậy khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương các bên cần đưa những điều khoản về “ Bất khả kháng”, “ khó khăn trở ngại” vào hợp đồng. Khi những điều khoản này được soạn thảo tốt sẽ giúp ngăn ngừa được những bất đồng, tranh chấp hay giúp giả quyết những bất đồng, tranh chấp một khi chúng phát sinh mà không cần sử dụng tòa án hay trọng tài.

Ví dụ trong thời gian qua miền Trung có lũ lụt rất nặng, đường xá bị sạt lở, giao thông bị cản trở. Do đó nhiều doanh nghiệp vận tải không thể không vi phạm hợp đồng vận chuyển. Điều này kéo theo nhiều doanh nghiệp cũng phải vi phạm hợp đồng vì không giao được hàng cho bên thứ ba đúng thời hạn, không có nguyên liệu để sản xuất nên chậm giao hàng. Vì thế đây là những điều kiện bất khả kháng mà đã được quy định trong hợp đồng thì sẽ tránh được những tranh chấp không cần thiết

Với mục đích giúp các bên mua bán soạn thảo hợp đồng tốt Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã soạn ra hai điều khoản: Điều khoản bất khả kháng và Điều khoản khó khăn trở ngại. Các bên có thể đưa vào hợp đồng nguyên văn điều khoản bất khả kháng được quy định trong ấn phẩm 421 cua ICC hoặc có thể dẫn chiếu như sau: “ Điều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại Quốc tế ( ấn phẩm số 421 của ICC) là một phần của hợp đồng này.”

3.Tổ chức quá trình thực hiện hợp đồng một cách có khoa học, hợp lý

Để phòng ngừa tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương, có một cách rất hữu hiệu nữa, đó là tổ chức thực hiện hợp đồng là quá trình gồm nhiều bước, nhiều công việc có liên quan mật thiết với nhau.

Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu bên bán phải tiến hành các công việc sau: làm những công việc bước đầu của khâu thanh toán (tùy theo phương thức đã chọn), xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần), chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu, thuê tàu, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giao gàng, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại (nếu có), thanh lý hợp đồng

Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu bên mua phải tiến hành các công việc sau: xin giấy phép nhập khẩu (nếu cần), thực hiện các công việc bước đầu của khâu thanh toán, thuê tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại hàng hóa nếu bị thiếu hụt hoặc tổn thất (nếu có), thanh lý hợp đồng.

Nếu các bên liên quan đều nghiêm túc thực hiện quá trình này, thông qua việc chuẩn bị chu đáo, bố trí công việc, nhân sự, phương tiện… để thực hiện hợp đồng một cách có khoa học, hợp lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau sẽ giảm được bất đồng và tranh chấp.

Hi vọng thông tin về các biện pháp phòng ngừa tranh chấp trong Hợp đồng ngoại thương sẽ hữu ích với bạn!

>>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tại Hà Nội

Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *