Chứng từ bảo hiểm là hợp lệ nếu được phát hành sau ngày giao hàng

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế – Bài tập tự luận đề số 3

Câu hỏi:

1.Một L/C có thể bao gồm các điều khoản trái với UCP? Tại sao?

2.Có mấy Ngân hàng được chỉ định đối với: “L/C is available at any bank”.

3.Một Ngân hàng có thể chỉ định ngay chính chi nhánh của mình ở nước ngoài để xác nhận L/C? Tại sao?

4.Nếu HĐTM đã được dẫn chiếu rõ ràng trong L/C, nhưng giá trị ghi trong hợp đồng thương mại và trong L/C lại khác nhau, hỏi người thụ hưởng phải thực hiện theo văn bản nào?

>>>>>>>> Xem thêm: L/C không yêu cầu nhưng người thụ hưởng lại xuất trình C/O

5.Một Ngân hàng được chỉ định đã chấp nhận hối phiều đòi nợ và đã chiết khấu hối phiếu đòi nợ trước hạn. Ngân hàng phát hành phải hoàn trả cho ngân hàng này khi có yêu cầu hay khi hối phiếu đòi nợ đến hạn?

6.Nhận được đơn mở L/C, trong đó ghi Ngân hàng thông báo là ngân hàng ABC, nhưng ngân hàng này lại không phải là chi nhánh hay ngân hàng đại lý. Hỏi ngân hàng phát hành và người yêu cầu phải làm gì?

7.Một ngân hàng đã xác nhận L/C thì phải xác nhận các sửa đổi của L/C này?

8.Một Ngân hàng được chỉ định nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp thì được từ chối chiết khấu? Tại sao?

9.Hãy chỉ ra ngày xuất trình chứng từ muộn nhất trong các trường hợp sau:

a/Shipment date: 02/08/2009; Expiry date of L/C: 02/09/2009.

b/Shipment date: 02/08/2009; Presentation within 18 days after date of shipment.

10.Các ngân hàng có chấp nhận thanh toán bộ chứng từ trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được phát hành trước ngày mở L/C?

11.Ngân hàng được chỉ định quyết định rằng bộ chứng từ có lỗi, nhưng người thụ hưởng không đồng ý. Hỏi Ngân hàng được chỉ định phải làm gì?

12.Hóa đơn có số tiền vượt quá số tiền của L/C thì có phù hợp?

13.L/C quy định điều kiện thương mại là CFR, latest date of shipment 10/08/09. Người thụ hưởng xuất trình B/L, in sẵn “received for shipment” ghi ngày 09/08/09 thì có phù hợp?

14.Định nghĩa chứng từ vận tải hoàn hảo.

15.Chứng từ bảo hiểm là hợp lệ nếu được phát hành sau ngày giao hàng? Tại sao?

16.Đối với L/C loại nào thì có người thụ hưởng thứ hai?

17.Hãy xác định ngày tháng cụ thể:

“mmyydd” = 120902  học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất hà nội

18.Ngân hàng nhận được L/C bằng điện có khóa mã, sau đó lại nhận được xác nhận L/C bằng thư, nhưng nội dung L/C bằng điện và L/C bằng thư lại khác nhau, hỏi:

a/L/C bằng điện hay bằng thư có giá trị thực hiện?

b/Ngân hàng tiến hành thông báo cả hai L/C này?

19.L/C quy định xuất trình những chứng từ sau: B/L; commercial Invoice; Packing list; Certificate of Origin; Certificate Quantity and Weight; Insurance Policy, nhưng trong L/C không quy định rõ phải xuất trình mấy bộ. Hỏi người thụ hường phải xuất trình bao nhiêu bộ bản gốc? Bao nhiêu bộ bản sao?

20.Khi nào thì nên áp dụng điều kiện “D/P X dáy sight”?

Bài tập có đáp án về thanh toán quốc tế

Đáp án:

1.Có thể. Bởi vì UCO là văn bản pháp lý tùy ý, nên trong L/C có thể quy định các điều khoản có nội dung trái với UCP, miễn là các điều khoản này không trái với pháp luật.

2.Tất cả các ngân hàng trên thế giới đều là Ngân hàng được chỉ định, ngoại trừ Ngân hàng phát hành.

3.Có thể. Vì các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập.

4.Muốn lấy được tiền thì phải thực hiện theo L/C.

5.Khi hối phiếu đòi nợ đến hạn.

6.Ngân hàng phát hành phải liên hệ với người yêu cầu và nói rõ thực tế để người yêu cầu quyết định. Người yêu cầu có thể chọn Ngân hàng thông báo khác, ủy quyền cho Ngân hàng phát hành tự chọn Ngân hàng thông báo hoặc chuyển qua ngân hàng khác để mở L/C.

7.Không

8.Được từ chối chiết khấu. Vì Ngân hàng được chỉ định không có cam kết nào trên L/C là phải thanh toán hay chiết khấu  bộ chứng từ.

9.a/ 23/08/2009

b/20/08/2009

10.Chấp nhận.Một chứng từ có thể được ghi ngày trước ngày phát hành L/C, nhưng không được ghi ngày sau ngày xuất trình chứng từ.

11.a/Có thể trả lại bộ chứng từ cho người thụ hưởng.

b/Chuyển tiếp bộ chứng từ đến Ngân hàng phát hành mà không chịu trách nhiệm gì.

12.Có

13.Không

14.Là chứng từ không có điều khoản hoặc ghi chú một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa.

15.Có. Miễn là trên chứng từ bảo hiểm, có ghi ngày hiệu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng.

16.Đối với L/C chuyển nhượng.

17.Ngày 02 tháng 12 năm 2009.

18.a/L/C bằng điện có giá trị thực hiện.

b/Chỉ thông báo L/C bằng điện.

19.Xuất trình ít nhất 01 bộ bản gốc, còn lại là bản sao.

20.a/Bộ chứng từ đến trước hàng hóa

b/Tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu tìm người bảo lãnh nhận hàng.

Mong bài viết tại trang Kỹ năng xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ liên quan, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Tuy nhiên hiện nay xuất hiện các hiện tượng các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu lừa đảo, vì vậy,  bạn nên đọc thêm bài viết cảnh báo lừa đảo tại các trung tâm xuất nhập khẩu thực tế để hiểu rõ hơn, nhận diện các dấu hiệu và lựa chọn địa điểm học uy tín.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *